3. Cách Làm đậu Hũ Non Cho Bé ăn Dặm - Chilux

Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm được rất nhiều mẹ bỉm sữa tìm kiếm. Bởi thành phần dinh dưỡng từ đậu hũ non rất phong phú và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Trong bài viết này, mời mẹ cùng Chilux tham khảo cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm từ những nguyên liệu khác nhau.

1. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của đậu hũ non

Đậu hũ non là một trong các loại đạm thực vật được làm từ đậu nành sau khi ngân, nghiền nát và nấu chính. Từ sữa đậu nành sẽ tạo thành đậu phụ. Trong đậu hũ non có hàm lượng carb thấp, không có bơ sữa động vật hay gluten hoặc cholesterol. Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu hũ non là:

  • Năng lượng: 76 kcal
  • Carbohydrate: 1.9g
  • chất béo: 4.8g trong đó có 0.7g chất béo bão hoà
  • Chất đạm: 8.1g
  • Chất xơ: 1.9g
  • Chất khoáng: Canxi 350mg; Sắt 5.4mg; Magie 30mg và Natri 7mg

Điều này giúp cho đậu hũ non trở thành một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và luôn được khuyến khích nằm trong các món ăn cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, hàm lượng vi chất có thể thay đổi tùy thuộc vào chất keo tụ được sử dụng. Đậu hũ non ít calo nhưng lại giàu protein và chất béo. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng khác.

Đậu hũ có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ
Đậu hũ có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ

Đậu hũ non mang tới cho trẻ rất nhiều giá trị dinh dưỡng, đơn cử như:

  • Cung cấp lượng protein và canxi dồi dào cho sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ
  • Trong đậu hũ non có chứa nhiều chất isoflavone. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, lượng khoáng chất có trong đậu hũ non còn giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc ung thư đường ruột.
  • Đậu hũ non sẽ giúp tim hoạt động tốt hơn, giảm hàm lượng cholesterol không tốt với cơ thể trẻ,…

>> Xem thêm: Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

2. Trẻ bao nhiêu tuổi có thể ăn đậu hũ non

Đậu hũ non là nguồn thực phẩm dồi dào protein và canxi, giúp cho bé phát triển khỏe mạnh. Giống như thịt bò và trứng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé ăn đậu hũ non khi được 8 tháng tuổi.

Đậu hũ non là một dạng thực phẩm có thể ăn ở dạng sống, nướng hay xào hoặc ăn cùng với thịt hay các món từ ngũ cốc. Đậu hũ rất mềm và bé thường rất thích món ăn dặm này.

Mẹ có thể cho bé ăn đậu hũ non khi được 8 tháng tuổi
Mẹ có thể cho bé ăn đậu hũ non khi được 8 tháng tuổi

Mẹ có thể tự tìm hiểu cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm và chế biến cùng với các món khác nhau. Khi cho bé ăn, nên sử dụng ghế ăn dặm để giúp bé hình thành thói quen ăn uống khoa học, tốt cho hệ tiêu hoá và bé sẽ không bị sặc hay nôn trớ, dễ dàng tập trung ăn hơn.

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng khá phong phú thì cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Bởi glucid có trong đậu hũ non chủ yếu gồm chất xơ và đa đường, hàm lượng tinh bột ít. Khi vi khuẩn đường ruột phân giải sẽ khiến các glucid sinh ra nhiều khí. Trẻ ăn quá nhiều đậu hũ non sẽ dễ gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Tham khảo cách tự làm bánh ăn dặm cho bé

3. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm

Cách làm đậu hũ non tại nhà khá đơn giản, chỉ với vài nguyên liệu dễ kiếm, mẹ đã có thể làm ra món đậu hũ non mềm, giàu dinh dưỡng cho con:

3.1. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm từ đậu nành

Làm đậu hũ non từ đậu nành là phương thức truyền thống đã có từ lâu đời. Mẹ có thể tự học cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm tại nhà chỉ với đậu nành và lá gelatin rất đơn giản.

a. Nguyên liệu:

  • Hạt đậu nành: 300g
  • Lá Gelatin: 15g
  • Đá lạnh: 1 bát tô
  • Nước sạch: 1,5 lít
  • 1 muỗng cà phê muối
  • Nước tương
  • Khuôn làm đậu hũ
Đậu hũ non làm từ đậu nành cùng lá gelatin đơn giản, không tốn nhiều công sức
Đậu hũ non làm từ đậu nành cùng lá gelatin đơn giản, không tốn nhiều công sức

b. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm từ đậu nành

Bước 1: Nên chọn các hạt đậu nành to, mẩy đều nhau. Mẹ có thể chọn mua đậu nành organic để an toàn cho bé. Loại bỏ các hạt hư hỏng, hạt mốc rồi ngâm với nước lạnh trong vòng 6 – 10 tiếng để hạt nở to. Sau khi hạt đã nở, rửa sạch lại với nước, để ráo.

Bước 2: Cho đậu nành vào máy xay sinh tốc, thêm nước và xay đến khi hỗ hợp được nhuyễn mịn (có thể chia nhỏ xay nhiều lần). Sau khi đã xay thành hỗn hợp, đổ vào túi lục và vắt lấy phần sữa đậu.

Bước 3: Lá gelatin cắt đôi, ngâm vào nước đá từ 5 – 10 phút cho mềm. Nấu sữa đậu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ, vớt sạch bọt, nấu trong vòng từ 3 – 5 phút cho sữa hoàn toàn chín thì tắt bếp. Lúc này, mẹ cho vào nồi phần lá gelatin đã ngâm, khuấy đều cho đến khi bột tan hết.

Sau khi sữa đã nguội bớt, rót sữa vào các khuôn đã chuẩn bị trước, để đông từ 2 – 3 tiếng là có thể ăn được. Khi ăn, mẹ cho ra đĩa hoặc chế biến cùng các thực phẩm khác cho bé thưởng thức.

3.2. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm với trứng gà

Đậu hũ non làm từ trứng gà sẽ có độ mềm mịn, căng mọng cùng hương thơm dịu nhẹ. Món ăn này vô cùng thích hợp để bé ăn dặm, giàu dinh dưỡng.

a. Nguyên liệu cần có:

  • Sữa đậu nành: 300ml
  • Trứng gà: 4 quả
  • Bột bắp: 30g
  • Muối: 2g
  • Nồi hấp, khuôn làm đậu hũ và màng bọc thực phẩm
Làm đậu hũ non từ trứng gà giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho trẻ
Làm đậu hũ non từ trứng gà giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho trẻ

b. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm từ trứng gà

Bước 1: Đập trứng cho vào chén, đánh đều tay, lọc qua rây để loại bỏ lợn cợn

Bước 2: Cho bột bắp vào khuấy đều với sữa đậu nành. Bắc lên bếp, nấu với lửa nhỏ đến tầm 70 độ C. Sau đó, đổ từ từ phần trứng gà đã đánh tan ban đầu, vừa đổ vừa quấy đều tay để hỗ hợp được hoà quyện vào với nhau. Lọc qua rây thêm một lần nữa để có hỗn hợp mềm mịn.

Bước 3: Đổ hỗn hợp vào khuôn rồi đem đi hấp chín. Trong quá trình hấp cần để lửa vừa, hé vung để đậu hũ không bị rỗ mặt. Khi đậu hũ non chín, để nguội và cho bé thưởng thức.

3.3. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm với yến mạch

Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm từ yến mạch ăn kèm với các loại sốt trái cây là công thức đang được nhiều bà mẹ bỉm sửa truyền tai nhau. Trong giai đoạn ăn dặm đến 2 tuổi, bé đặc biệt yêu thích món ăn này.

a. Nguyên liệu cần có:

  • Yến mạch cán dẹt/cán vỡ: 50g
  • Nước lọc: 200ml
  • Sốt hoa quả hoặc nước ép trái cây theo khẩu vị của bé
  • Khuôn làm đậu hũ non
Yến mạch giàu chất xơ, protein và vitamin
Yến mạch giàu chất xơ, protein và vitamin

b. Cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm bằng yến mạch

Bước 1: Yến mạch rửa sạch, ngâm với nước lạnh cho nở mềm trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch lại.

Bước 2: Xay phần yến mạch đã ngâm với nước, xay nhuyễn rồi lọc qua rây và bỏ bã. Phần bã của yến mạch có thể giữ lại để làm những món bánh khác cho bé như pancake, bánh muffin,…

Bước 3: Sữa yến mạch sau khi lọc xong cho vào nồi nấu với lửa nhỏ. Khuấy đều để không bị cháy cho đến khi có một hỗn hợp sánh đặc lại thành tắt bếp.

Bước 4: Đổ hỗn hợp vào khuôn hoặc bát nhỏ. Sau khi hỗn hợp nguội, cho vào ngăn mát tử lạnh từ 3 – 4 tiếng. Sau đó, lấy đậu hũ ra khỏi khuôn, rưới nước sốt hoa quả đã chuẩn bị từ trước rồi cho bé thưởng thức.

Đậu hũ non làm từ yến mạch cùng sốt hoa quả là món ăn dặm bé đặc biệt yêu thích
Đậu hũ non làm từ yến mạch cùng sốt hoa quả là món ăn dặm bé đặc biệt yêu thích

Với những cách làm đậu hũ non cho bé ăn dặm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Chilux hy vọng mẹ sẽ trổ tài để làm cho bé món ăn ngon, giàu dinh dưỡng này. Đừng quên kết hợp đậu hũ non cùng với các thực phẩm khác để đa dạng hơn món ăn hàng ngày cho bé nhé. Chúc mẹ thành công!

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cách Làm đậu Hũ Non đậu Gà Cho Bé ăn Dặm