3 Cách Mở Đầu Bài Thuyết Trình Với Bí Mật “Tam Câu” - FuSuSu

Clip Loading... Vui lòng chờ chút hoặc F5 tải lại...
10s 00:00 / 00:00 x1 x1.25 x1.5 x2
Lưu ý: Nên dùng trình duyệt Chrome. Để xem Fullscreen, hãy Play Clip 5 giây, chọn .

Trong bài thuyết trình vô địch thế giới 2015, Mohammed Qahtani đã bước ra sân khấu, rút điếu thuốc đưa vào miệng, cầm bật lửa lên định châm. Nhưng ông đã dừng lại khi thấy những ánh mắt ái ngại của khán giả nhìn mình. Lúc đó ông tỏ vẻ ngơ ngác và hỏi khán giả, “Sao thế?”

Sau khi cả hội trường cười vang, ông hỏi tiếp. “Bạn có nghĩ hút thuốc có thể gây chết người không?”

Để sử dụng câu hỏi làm lời mở đầu bài thuyết trình hiệu quả. Bạn cần phải chú ý các điều sau:

(1) Liên quan

Tất nhiên, những câu hỏi bạn đưa ra phải có sự liên quan nào đó tới chủ đề mà bạn nói.

Nếu bạn thuyết trình về gia đình, hãy đặt câu hỏi nào đó liên quan tới gia đình. “Lần cuối cùng bạn về thăm nhà là lần nào?”

Nếu bạn thuyết trình về môi trường, hãy đặt câu hỏi nào đó liên quan tới việc đó. “Bạn có biết Việt Nam đứng thứ mấy trong top các nước ô nhiễm biển nhất thế giới không?”

Việc đặt những câu hỏi không liên quan tới bài thuyết trình cũng có thể có tác dụng thu hút nhất định, thậm chí gây cười. Tuy nhiên nếu sau đó, bạn không thể giải thích được nó liên quan như thế nào, thì sẽ phản tác dụng đấy. Hãy cẩn thận.

(2) Ngắn gọn

Mục đích chính của việc đặt câu hỏi trong phần mở đầu bài thuyết trình là để kết nối nhanh chóng. Do đó, càng ngắn gọn càng tốt.

(3) Mạnh mẽ

Bạn có thể hỏi những câu để khán giả gật đầu đồng ý, và kết nối nhanh với họ. Song các nhà vô địch hướng tới những câu hỏi mạnh mẽ, tác động tới cảm xúc của khán giả.

Ví dụ trong bài nói vô địch 2015, câu hỏi của Mohammed có liên quan tới cái chết, vốn gắn liền với những cảm xúc mạnh mẽ sâu thẳm trong con người.

Hoặc câu hỏi “Lần cuối bạn về thăm nhà là lần nào?” cũng khiến những người đi xa nhà lâu năm phải suy ngẫm đấy.

Hãy tìm ra những câu hỏi liên quan, ngắn gọn và mạnh mẽ để mở đầu bài thuyết trình, và khán giả sẽ phải gật gù lắng nghe bạn từ đầu tới cuối đấy.

Clip Loading... Vui lòng chờ chút hoặc F5 tải lại...
10s 00:00 / 00:00 x1 x1.25 x1.5 x2
Lưu ý: Nên dùng trình duyệt Chrome. Để xem Fullscreen, hãy Play Clip 5 giây, chọn .

Cách mở đầu bài thuyết trình #2 – Câu nói ấn tượng

Trong bài vô địch diễn thuyết thế giới 2005, Lance Miller đã làm cả hội trường hồi hộp khi ông bước lên sân khấu và tuyên bố hùng hồn. “Có một câu hỏi đã làm cả nhân loại đau đầu từ thuở sơ khai…”

Sau đó đám đông vỡ oà trong tiếng cười với câu trả lời bất ngờ kèm theo lời giải thích và những câu chuyện rất hóm hỉnh của ông.

Nếu như câu hỏi có sức mạnh kích thích ý tưởng trong tâm trí khán giả, thì những câu nói ấn tượng, hay những lời tuyên bố hùng hồn sẽ tạo ra sự tò mò trong tâm trí họ.

Để áp dụng cách này cho mở đầu bài thuyết trình của bạn hiệu quả, thì có hai lưu ý:

(1) Bạn cần chọn một câu nói ấn tượng, khơi gợi sự thích thú tò mò. Nhanh nhất là bạn trích dẫn một câu nói hay của một người nổi tiếng nào đó.

(2) Bạn cần có sự luyện tập kỹ càng để bước ra sân khấu và tuyên bố một cách tự tin và hùng hồn nhất có thể. Chứ còn bước ra bạn e thẹn nói lời cảm ơn, xin lỗi, v.v… thì cách này không có tác dụng.

Nếu còn thiếu tự tin, tốt nhất là bạn nên chọn cách thứ nhất là đặt câu hỏi sẽ nhẹ nhàng, an toàn và hiệu quả hơn.

Clip Loading... Vui lòng chờ chút hoặc F5 tải lại...
10s 00:00 / 00:00 x1 x1.25 x1.5 x2
Lưu ý: Nên dùng trình duyệt Chrome. Để xem Fullscreen, hãy Play Clip 5 giây, chọn .

Cách mở đầu bài thuyết trình #3 – Câu chuyện hấp dẫn

Đã bao giờ bạn đi đường và thấy một đám đông tụ tập, sau đó bạn cũng chen vào để xem có chuyện gì xảy ra chưa?

Nếu trên đời có một thứ có thể ngay lập tức thu hút sự chú ý và kéo những người xa lạ nhất lại gần nhau, thì đó chỉ có thể là những câu chuyện hấp dẫn. Có gì khiến người ta tụ tập đông vậy, mình phải tới xem mới được!

À, thì ra Fususu đang có chương trình giảm giá đặc biệt tại đây.

Nếu xem clip vô địch diễn thuyết thế giới của Jim Key, bạn sẽ thấy ông mở đầu bài thuyết trình bằng cách đưa khán giả vào ngay câu chuyện ông ở trong rạp phim cùng con gái, với những tình huống dở khóc dở cười.

Nói về nghệ thuật kể chuyện cuốn hút, với những kỹ năng học hỏi được từ các nhà vô địch thuyết trình thế giới, Fususu có thể viết nguyên một cuốn sách về nó. Tuy nhiên ngay trong Blog này có thể bật mí cho bạn một bí mật đơn giản là T.N.T.

Khi kể chuyện, bạn đơn giản là giúp cho người nghe được T.N.T.

T.N.T là gì?

Đó là Thấy, Nghe, Trải. Bạn kể thế nào thì kể, miễn là phải giúp được khán giả:

(1) Thấy được những gì bạn đã thấy.(2) Nghe được những gì bạn đã nghe.(3) Trải qua những cảm xúc giống như bạn.

Khi bạn kể chuyện đảm bảo chuẩn T.N.T, câu chuyện của bạn sẽ không chỉ sinh động hơn, mà người nghe cũng như được sống lại trong câu chuyện đó cùng bạn, và chắc chắn bạn kể cũng sẽ có cảm xúc hơn.

Trong “Tam Câu” thì đây là cách mở đầu bài thuyết trình đỉnh cao nhất, đòi hỏi phải có sự luyện tập kỹ càng, đặc biệt là kỹ năng kể chuyện thu hút thì mới có thể cuốn hút được khán giả. Nếu không bạn có thể bị cho là dài dòng, vòng vo tam quốc.

Chính vì thế, bạn hãy luyện tập từ dễ tới khó trước. Hãy tập mở đầu bài thuyết trình bằng những câu hỏi mạnh mẽ, câu nói ấn tượng thay cho những lời khách sáo cảm ơn xin lỗi hoặc dự báo thời tiết. Còn câu chuyện, bạn hãy tập kể chúng trong phần thân bài theo chuẩn T.N.T, để sau này khi đã rất tự tin với một câu chuyện nào đó, bạn có thể đưa nó vào ngay phần mở đầu bài thuyết trình.

Vậy là bạn đã nắm được bí mật Tam Câu để gây ấn tượng với khán giả trong phần mở đầu bài thuyết trình rồi!

(1) Câu hỏi mạnh mẽ(2) Câu nói ấn tượng(3) Câu chuyện hấp dẫn

Bạn còn biết cách nói lời mở đầu bài thuyết trình nào khác hay có câu hỏi nào không? Hãy comment nhé!

Từ khóa » Ví Dụ Về Cách Mở đầu Một Bài Thuyết Trình