Lời Chào Mở đầu Bài Thuyết Trình Gây ấn Tượng

Để duy trì một bài thuyết trình hay thì phải cần kỹ năng thuyết trình thật tốt, nhưng để có một lời chào mở đầu bài thuyết trình hay và gây ấn tượng thì là một điều không hề dễ dàng đối với những người mới bắt đầu, hay kể cả những người đã thường xuyên thuyết trình. Dưới đây, Isinhvien sẽ chỉ cho bại vài lời chào mở đầu bài thuyết trình ấn tượng hay một số cách chọn chủ đề thuyết trình thú vị.

Một số lời chào mở đầu bài thuyết trình thú vị hay nhất trước khi bắt đầu bất kỳ bài thuyết trình

Bắt đầu bài thuyết trình là điều khó nhất để làm trong lớp, hay trong một cuộc họp nào đó. Một số sinh viên cảm thấy rất khó khăn khi bắt đầu một bài thuyết trình, hầu hết thì họ thường bắt đầu bằng những câu chào hỏi. Nhưng một bài thuyết trình đòi hỏi cần phải đủ hấp dẫn ngay từ đầu để thu hút được sự chú ý của khán giả.

lời chào mở đầu bài thuyết trình
Hình minh họa – Lời chào mở đầu bài thuyết trình gây ấn tượng

Một vài sinh viên thường mở đầu bài thuyết trình theo cách sáo rỗng bằng cách nói: “Thưa cô và các bạn, chào buổi sáng và em hy vọng mọi người có một ngày tốt lành” và sau đó họ bắt đầu thảo luận về chủ đề của bạn thuyết trình. Nếu bạn xem một số bài nói chuyện của TED trên Youtube, sẽ có một mô hình liên tục về cách các diễn giả trong chương trình bắt đầu bài thuyết trình của họ.

Dưới đây, Isinhvien sẽ đưa ra cho bạn một số lời chào mở đầu bài thuyết trình gây ấn tượng cho bài thuyết trình của các bạn:

1. Đặt câu hỏi

Để gây ấn tượng thì đặt câu hỏi luôn là cách thuyết trình hay, mở đầu bài thuyết trình thú vị, khiến cho khán giả chú ý nhất. Chỉ cần đến lớp học của bạn và hỏi một câu hỏi thú vị. Bằng cách đặt một câu hỏi liên quan đến bài thuyết trình như vậy, bạn sẽ thu hút được sự chú ý của cả lớp vì chúng ta, con người, thường phản ứng với các câu hỏi nhanh hơn, và có thể kích thích sự tò mò của họ để tìm ra đáp án. Ví dụ bạn đang thuyết trình về chủ đề “Tạo nên thương hiệu” chẳng hạn. Bạn có thể mở đầu bài thuyết trình của mình như là: “Trước khi bắt đầu bài thuyết trình, tôi muốn hỏi một câu hỏi, và câu hỏi là Mọi người trong lớp có thể cho tôi xem chai nước hay nhãn hiệu của một món đồ nào đó không?“

2. Trích dẫn

Đây là một cách thú vị khác để bắt đầu và chào hỏi các bạn cùng lớp và giảng viên của bạn trước khi bắt đầu bài thuyết trình của bạn. Nó rất đơn giản. Chỉ cần nhớ một câu trích dẫn mà bạn cảm thấy rất thú vị và trích dẫn nó ngay trong lớp của bạn. Trích dẫn nên được áp dụng cho tất cả mọi người và không liên quan đến một tầng lớp hoặc tư duy cụ thể.

3. Câu chuyện

Cách mở đầu này cũng đặc biệt để gây ấn tượng đấy! Chỉ cần bạn kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến chủ đề bài thuyết trình, điều này sẽ kích thích trí tò mò của khán giả. Điều quan trọng là nó phải có nhiều thông tin, có cốt truyện và hài hước. Bất kỳ câu chuyện nào có cả ba thành phần này đều có thể khiến bạn được thích thú và chú ý trong lớp học của bạn, thậm chí có thể vỗ tay cho bạn.

4. Hãy hài hước

Điều này giúp ích rất nhiều. Bạn có thể làm một điều gì đó điên rồ (nhưng đừng quá lố lăng) khi bắt đầu bài thuyết trình của mình để khiến mọi người cảm thấy hào hứng và tập trung về bạn nhiều hơn. Hãy hành động như điên trong một lúc nào đó và đừng quên rằng bạn phải xây dựng ấn tượng về bài thuyết trình.

5. Trình bày báo ảnh

Trên trang trình bày đầu tiên của bạn, hãy thêm một câu chuyện hài hước hoặc một hình ảnh hay thậm chí là một video ngắn, bất kì thứ gì đó rất khác lạ và giải thích nó để các bạn trong lớp cùng chú ý. Sự chú ý luôn là điều quan trọng trong bất kỳ buổi thuyết trình nào. Vì thế đừng quên nó nhé!

Cách thuyết trình hay, cách chọn các chủ đề thuyết trình thú vị và cách tạo ra bài thuyết trình mẫu

Để có được cách thuyết trình hay, các chủ đề thuyết trình thú vị thì bản thân các bạn phải luôn là người nỗ lực tìm hiểu và trau dồi bản thân của mình nhiều hơn. Dưới đây, Isinhvien sẽ đưa ra một số cách để giúp các bạn ghi được điểm cao ở các bạn thuyết trình.

1. Cách thuyết trình hay

  • Tập trung vào khán giả: Đừng đặt quá nhiều suy nghĩ về bản thân mình, đừng cố tạo ra áp lực bằng những suy nghĩ “tào lao”. Thay vào đó hãy nghĩ “khán giả sẽ hiểu được nội dung gì? Hay họ sẽ học được những gì từ bài thuyết trình này?” làm như thế thì bạn sẽ hiểu rõ được khán giả và nhu cầu của họ để xây dựng nội dung bài thuyết trình phù hợp
  • Xây dựng bài thuyết trình khoa học: Kỹ thuật này giúp bạn hệ thống được nội dung bài thuyết trình và giúp bạn ghi nhớ được nội dung tránh việc quên và cố ghi nhớ khi đang thuyết trình.
  • Thu hút sự chú ý của khán giả: điều này rất quan trọng để họ tương tác được với bài thuyết trình của bạn nhiều hơn, giúp bạn giảm được lo sợ khi thuyết trình.
  • Luyện tập, luyện tập và luyện tập: điều này sẽ luôn đem đến cho bạn sự tự tin và thoải mái khi đứng trước đám đông và sẵn sàng cho bài thuyết trình của mình.
  • Sử dụng ngôn ngữ co thể hiệu quả: ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công của một buổi thuyết trình . Ngay trước khi bạn bắt đầu nói, hãy tạm dừng, giao tiếp bằng mắt và mỉm cười. Khán giả sẽ đánh giá cao điều đó và bạn cũng sẽ thấy rằng họ đang quan tâm đến những gì bạn nói.

2. Cách chọn các chủ đề thuyết trình thú vị

Nếu bạn muốn tạo một bài thuyết trình nhiều thông tin, việc chọn một chủ đề tốt nhất trong số các chủ đề trình bày thông tin có thể gây khó khăn và khó hiểu. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn phải biết.

  • Mục đích: quyết định mục tiêu của bạn xác định những gì bạn muốn mang lại cho khán giả sau bài thuyết trình của bạn, đặc biệt là đối với các chủ đề mang tính thuyết phục.
  • Thính giả: Luôn xem xét và để ý những điểu chung của khán giả khi chọn chủ đề thuyết trình và kết nối với họ bằng sở thích, niềm tin, nền tảng xã hội và văn hóa chung.
  • Sở thích: xác định ý tưởng chủ đề thuyết trình mà bạn đam mê nhất và bạn biết nhiều nhất. Các chủ đề thú vị cho bài thuyết trình sẽ giúp bạn khởi đầu thuận lợi trong giai đoạn nghiên cứu, đảm bảo cho khán giả một cuộc thảo luận được đón nhận nồng nhiệt.
  • Sự uy tín: để thuyết phục khán giả về những thông tin mà bạn thuyết trình, việc chọn được một chủ đề thuyết trình đáng ti cậy và được hỗ trợ tốt là một điểm cộng khác.
  • Tính cụ thể: Theo nghiên cứu mới đây cho thấy thời gian chú ý trung bình của con người đã giảm xuống nhiều. Do đó, súc tích là một yếu tố cần thiết khác trong việc lựa chọn chủ đề thuyết trình, vì tiêu đề dài dòng có thể gây nhầm lẫn hoặc khiến khán giả chán nản.

3. Tạo ra bài thuyết trình mẫu hay

Rất có thể chúng ta đã thực hiện một hoặc hai bài thuyết trình dở tệ phải không? Nhiều bạn đã “lỡ” và không hiểu rằng khi đưa quá nhiều chữ lên công cụ hỗ trợ thuyết trình của mình (powerpoint). Điều này khiến bài thuyết trình dài gấp đôi so với những gì nó cần, các trang thuyết trình đầy chữ, không có bất kì hình ảnh nào. Nó vô cùng nhàm chán và mệt mỏi khi xem bạn thuyết trình.

Vì thế bài thuyết trình của bạn cần phải đính kèm ít chữ hơn và nhiều hình ảnh hơn trong thiết kế bài thuyết tình của mình. Theo khinh nghiệm của tôi thì khi thuyết trình tại các sự kiện hoặc bài học trên lớp trong những năm qua, khán giả phản ứng tích cự hơn nhiều đối với các bài thuyết trình sử dụng hình ảnh thay cho văn bản. Điều này giúp khán giả thật sự hiểu họ cần cái gì.

Trên đây là những thông tin cần thiết mà Isinhvien đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin cần thiết này sẽ đem đến cho bạn những bổ ích, và giúp bản thân bạn cải thiện được khả năng thuyết trình của mình.

Bài viết khác liên quan đến Thuyết trình
  • Thuyết trình là gì? Vài kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Từ khóa » Ví Dụ Về Cách Mở đầu Một Bài Thuyết Trình