3 Cách Nhân Giống Lưỡi Hổ (Sansevieria) - NOTH Garden

Nhân giống Lưỡi hổ là một trải nghiệm khá thú vị. Bài viết này NOTH Garden sẽ chỉ cho bạn 3 cách nhân giống Lưỡi hổ với độ khó tăng dần.

⊕ Xem toàn bộ bài về Sansevieria

  • Giới thiệu chung
  • Câu chuyện về cái tên của Lưỡi hổ
  • Nguồn gốc – Đặc tính – Ý nghĩa phong thủy
  • Cách chăm sóc tổng quan
  • 3 cách nhân giống Lưỡi hổ
  • Các vấn đề thường gặp
  • Hỏi đáp/FAQ

Lưỡi hổ là một trong những cây cảnh lâu đời nhất, được ưa chuộng tới mức chính sự trồng và lai tạo của con người trở thành phương thức chủ yếu giúp chúng duy trì nòi giống. Nếu không có bàn tay con người, chắc chắn là Lưỡi hổ không thể đi xa đến thế. Dù là một loài cây “nhẵn mặt” với đa số, nhưng mình dám chắc rằng ít ai trong số các bạn đã thấy hình ảnh các dòng Lưỡi hổ sinh trưởng ngoài tự nhiên. Nhìn thấy cách chúng bò lan thành từng đám, cây này mọc từ gốc của cây kia, cho tới khi thành một bãi chông tua tủa… Giống như cách mà tre, nứa mọc thành từng rặng vậy.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: Ton Rulkens – CC BY-SA 2.0.
lưỡi hổ sansevieria
Photo: Ton Rulkens – CC BY-SA 2.0.
lưỡi hổ sansevieria
Photo: Ton Rulkens – CC BY-SA 2.0.

Đây là hình thức sinh sản vô tính của Lưỡi hổ. Tuy nhiên ở điều kiện trong nhà, Lưỡi hổ thường sẽ được giới hạn vào không gian một cái chậu. Nó không thể tung hoành ngang dọc như trước. Đôi khi bạn sẽ thấy một vài cây con nhú lên từ gốc của cây mẹ. Đó chính là lúc bạn có thể nhân giống Lưỡi hổ theo cách đầu tiên – cách đơn giản và nhanh nhất.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0.

CÁCH 1: Tách cụm

Lưu ý rằng cây con càng ln thì t l sng sót càng cao và khả năng hồi phục sau khi tách mẹ càng nhanh. Đối với những dòng Lưỡi hổ lá dài mọc cao, bạn có thể tiến hành tách khi cây con lớn bằng 1/3 cây mẹ. Còn với những dòng cây lùn hoặc đột biến với sức đề kháng yếu hơn một chút xíu thì bạn có thể đợi cho tới khi cây con lớn bằng cây mẹ.

lưỡi hổ sansevieria
Cây Dracaena trifasciata ‘Golden Hahnii’ của vườn NOTH. (Photo: NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0)

Trên hình là cây Lưỡi hổ lùn Dracaena trifasciata ‘Golden Hahnii’ mà vườn NOTH đã chăm nuôi từ khi còn là một cây con. Thật ra chúng mình cũng không chăm bẵm gì nhiều, có lúc còn bỏ bê khiến cây bị thối mất vài thân. Tuy nhiên sau gần 4 năm, tới giờ chúng mình không nhận ra đâu là cây mẹ giữa đám con cháu của nó nữa.

lưỡi hổ sansevieria
Cây con Dracaena sp. ‘Nkithi’ nối với mẹ bởi một “dây rốn”. (Photo: Ton Rulkens – CC BY-SA 2.0)

Cách tách cụm: Đầu tiên bạn nên rũ bớt đất cũ để lộ ra “dây rốn” của cây con, sau đó có thể dùng kéo tỉa cành hoặc sức mạnh của đôi tay để tách nó ra khỏi mẹ. Làm trong điều kiện đất/dụng cụ hoàn toàn sạch và khô ráo. Nên cắt thật ngọt, bẻ thật dứt khoát. Đợi cho vết thương khô lại trong vài ngày bạn có thể trồng lại cây con vào giá thể sạch, thông thoáng và thực hiện tưới đều trong thời gian đầu. Lưu ý chỉ nên tưới khi cây đang khát (lá hơi mềm/nhăn) vì tưới nhiều quá có thể làm cây bị úng nước.

Quảng cáo

CÁCH 2: Giâm lá

Nếu nhân giống bằng cách giâm lá, một số loài Lưỡi hổ đột biến có thể sẽ bị “đột biến đảo ngược” trở về màu sắc nguyên thủy. Để ý tới tên khoa học của Lưỡi hổ sẽ giúp bạn biết được dòng cây đó có phải dòng đột biến lai tạo hay không. Vì vậy nhân giống bằng [CÁCH 1: Tách cụm] là phương pháp dễ dàng nhất để giữ được những phiên bản độc đáo của cây.

lưỡi hổ sansevieria
Cây Dracaena trifasciata ‘laurentii’ mất viền vàng khi nhân giống bằng cách giâm lá. (Photo: NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0)

Cách giâm lá: Bạn nên tiến hành giâm lá từ mùa xuân đến cuối hè. Lưỡi hổ vốn đã là loài sinh trưởng chậm chạp, nếu nhân giống không đúng mùa sinh trưởng, có thể bạn sẽ phải đợi đến một thiên thu nào đó mới thấy lá ra được rễ.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: Peter A. Mansfeld – CC BY-NC-SA 2.0.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0.

Hãy chọn lá khe đp, không quá non cũng không quá già, sau đó ct lá sát gc, tiếp tc ct thành nhng đon nh khong 5cm và đ khô so trong 1-2 ngày. Cm các đon lá nh xung mùn dừa/cát mịn/c sch… đúng theo chiều từ trên xuống và để cây nơi mát mẻ, có nắng dịu. Bạn có thể đánh dấu chiều thuận của lá bằng cách cắt lá thành những hình chữ V. Như vậy cũng dễ cắm xuống giá thể hơn.

lưỡi hổ sansevieria
Dracaena cylindrica (Photo: NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0)
lưỡi hổ sansevieria
Dracaena cylindrica (Photo: NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0)

Sau khi đã xong xuôi, bạn có thể giữ ẩm cho giá thể, nhưng giữa mỗi lần tưới nên để một khoảng trống đất khô hoàn toàn để kích thích ra rễ mỗi lần tưới sau. Nếu như không dùng thuốc kích thích mọc rễ, lá sẽ ra rễ trong khoảng ít nhất là 2 tuần, còn cây con mọc sau khoảng 2 tháng. Cái thú của việc nhân giống chính ra nằm ở sự chờ đợi. Bạn có thể không thành công 100%, nhưng chắc chắn kết quả nhận được sẽ không làm bạn thất vọng.

Quảng cáo

CÁCH 3: Gieo hạt

Nếu thích trải nghiệm mới lạ thì bạn cũng có thể thử thu hoạch hạt giống của Lưỡi hổ để đem trồng. Tuy nhiên bạn sẽ phải nhẫn tâm một chút để cây có thể ra hoa và kiên nhẫn chờ đợi bướm đêm thụ phấn giúp hoa đậu quả.

Hawk Moth
Bướm đêm thụ phấn cho cây Lưỡi hổ. (Photo: Ton Rulkens – CC BY-SA 2.0)

Nguyên lý của việc giúp Lưỡi hổ ra hoa trong nhà rất đơn giản: đó là bạn hạn chế điều kiện sinh trưởng theo bề ngang của nó nhất có thể. Đừng thay chậu cho cây, và cần bẻ chóp của vài lá để nó không thể mọc lên cao nữa. Bạn vẫn tưới nước và cung cấp ánh sáng đầy đủ cho cây như thể không có chuyện gì xảy ra. Khi rễ đã mọc kín và không còn chỗ nào để mọc cây con từ gốc, cây sẽ thử tự nhân giống cho chính nó bằng hạt thông qua những chồi hoa thơm ngát mọc lên từ giữa gốc cây.

hoa lưỡi hổ sansevieria
Photo: Tim – CC BY-NC-SA 2.0.

Còn nếu như bạn may mắn có đất rộng hoặc sống ở nơi có sẵn bụi Lưỡi hổ đang ra hoa, mọi chuyện đơn giản hơn nhiều. Lúc này chỉ cần gieo hạt chín vào mùn dừa/cát mịn, kết hợp giữ ẩm giá thể và chờ đợi kết quả thôi. Chúc các bạn may mắn!

lưỡi hổ sansevieria
Photo: Wendy Cutler – CC BY 2.0.
hạt lưỡi hổ sansevieria
Photo: Marlon Machado – CC BY-NC 2.0.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: Ton Rulkens – CC BY-SA 2.0.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: Ton Rulkens – CC BY-SA 2.0.

lưỡi hổ sansevieria
Photo: Peter A. Mansfeld – CC BY-NC-SA 2.0.

Loạt bài trong mục “Hồ sơ cây (Plant Profile)” được xây dựng dựa trên nghiên cứu và trải nghiệm thực tế của vườn NOTH. Nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình chăm sóc, đừng ngại liên hệ với chúng mình nhé. Còn nếu bạn yêu thích Lưỡi hổ và có kiến thức muốn chia sẻ thêm, mục Đóng góp nội dung cuối bài là dành riêng cho bạn.

⊕ Xem toàn bộ bài về Sansevieria

  • Giới thiệu chung
  • Câu chuyện về cái tên của Lưỡi hổ
  • Nguồn gốc – Đặc tính – Ý nghĩa phong thủy
  • Cách chăm sóc tổng quan
  • 3 cách nhân giống Lưỡi hổ
  • Các vấn đề thường gặp
  • Hỏi đáp/FAQ

___©2020 NOTH Garden – CC BY-NC-ND 4.0Bạn được phép sao chép và phân phối nội dung này với điều kiện tuân thủ theo các Điều khoản về Ghi công-Phi Thương mại-Không phái sinh. Nội dung vi phạm có thể bị gỡ bỏ thông qua Đạo luật bản quyền thiên niên kỷ kỹ thuật số (DMCA) mà không cần báo trước. Xem chi tiết tại trang Điều khoản Sử dụng của chúng tôi.

Đóng góp nội dung

Mọi thông tin trong bài viết này được đội ngũ NOTH Garden tự tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm. Nội dung trong bài sẽ không được đảm bảo là chính xác 100%. Chúng mình sẽ thường xuyên cập nhật nội dung bài viết (có thể thêm/sửa nội dung) sao cho phù hợp với người đọc nhất có thể. Vì vậy chúng mình mong muốn nhận được sự đóng góp và đánh giá lại mọi thông tin để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn và người đọc có thể nhận được những thông tin ngày càng chất lượng hơn.

Từ khóa » Cách ươm Cây Lưỡi Cọp