3 đề đọc Hiểu Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn Thành Long (Có đáp án)
Có thể bạn quan tâm
TOP 5 Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 trả lời thật thành thạo các câu hỏi đọc hiểu xoay quanh đoạn trích, để đạt kết quả cao trong bài thi vào lớp 10 sắp tới.
Qua 4 Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa, các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm, tác giả. Bên cạnh đó, có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy vào bài của mình dễ dàng hơn.
Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
- Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 1
- Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 2
- Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 3
- Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 4
- Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 5
Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 1
Cho đoạn văn sau:
"... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào.
Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách:
- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ…”
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Ngữ văn 9, tập 1 - NXB Giáo Dục, 2015)
Câu 1. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. . Tìm câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn trích trên và xác định thành phần khởi ngữ trong câu đó.
Câu 3. Vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp?
Câu 4: Giải thích vì sao người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian”?
Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa
Câu 1: Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Ba nhân vật ấy là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
Hoàn cảnh gặp nhau là: Trên một chuyến xe khách Hà Nội-Lào Cai, bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và sau đó họ đã có cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị...
Câu 2: Câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn:
- Câu văn 1: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.”
- Câu văn 2: “Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
Câu 3: Trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì:
- Đây là một dụng ý trong nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn
- Việc tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp vì muốn khẳng định những con người tốt đẹp trong truyện không chỉ là một cá nhân đơn lẻ mà là rất nhiều người. Họ ở Sa Pa, đến Sa Pa..
- Qua đó tác giả muốn ca ngợi những con người lao động bình dị đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước...
- Cách gọi như thế đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Câu 4: Người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian” vì anh thanh niên phải làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác.
Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 2
Cho đoạn văn sau:
Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 1: Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì?
Câu 4: Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên.
Câu 5: Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn.
Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa
Câu 1: Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình.
Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa).
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên.
Câu 3: Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu rút gọn.
Câu 4: Câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên là:
- “Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”.
- “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”.
Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn: lung tung, hừng hực, ào ào.
Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 3
Cho đoạn văn:
“Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Nêu tên tác giả của văn bản đó.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 5: Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Đáp án đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Duy
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: miêu tả, biểu cảm.
Câu 3: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ 3.Câu 4: Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ là:
- Nhân hoá: những cây thông - rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc , những cây tử kinh - nhô cái đầu màu hoa cà, nhìn bao che; nắng - xua mây.
- Ẩn dụ: nắng lan tới, đốt cháy rừng cây, cây tử kinh như thỉnh thoảng nhô cái đầu màu tím hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Liệt kê: -> sự vật hiện lên sinh động , đầy sự sống và đồng thời thu hút, lôi cuốn người đọc.
Tác dụng:
- Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
- Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề của câu chuyện.
Câu 5: Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa. Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người đang ngày đêm làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước".
Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 4
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
"Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy."
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 1 (1đ) Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
Câu 2 (0,5đ) Chỉ ra câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trên?
Câu 3 (1đ) Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long đã để cho bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là "Người cô độc nhất thế gian". Em có đồng ý như vậy không? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì?
Câu 4 (1,5đ) Lời tâm sự của nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì? Về cách ứng xử với mọi người? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi.
Đáp án tham khảo:
Câu 1: Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.
Dấu hiệu giúp em nhận biết:
- Đây là cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với ông Họa sĩ.
- Lời nói phát thành tiếng.
- Có gạch ngang đầu dòng.
Câu 2: Có khởi ngữ Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? (0,5đ)
Câu 3: Nếu xét trên phương diện nghĩa của từ: "Người cô độc" là con người cô đơn độc thân, sống một mình, không có ai bầu bạn thì Bác lái xe đúng.
Nhưng khi theo dõi câu chuyện ta hiểu rằng anh thanh niên không hề cô độc, không hề một mình. Ta hãy nghe anh thanh niên nói: khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia (0,5đ)Tác dụng: Nhà văn để Bác lái xe giới thiệu như vậy là một sự sáng tạo. Nó đem đến cho người đọc sự thú vị và gợi được trí tò mò của độc giả (0,5đ)
Câu 4
Về hình thức (0,5đ)
Về nội dung: (1đ) đoạn văn đảm bảo các ý sau:
Từ nhân vật Anh thanh niên ta học tập được cách giao tiếp ứng xử với mọi người. Giao tiếp ứng xử là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ giữa con người với con người
Qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta thấy được:
- Thái độ cởi mở chân thành khi trò chuyện tâm sự.
- Tính khiêm nhường khi tự nói về mình.
- Tình cảm gắn bó sự tôn trong dành cho mọi người của anh thanh niên. Anh thanh niên thể hiện một con người có lối sống đẹp, biết cách giao tiếp, ứng xử
Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa - Đề 5
Đọc đoạn trích sau:
“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”... ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong... ngay lúc dưới kia đang mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, SGK lớp 9)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và nhận xét về tình huống truyện.
Câu 2: Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì?
Câu 3: Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên?
Câu 4: Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: “Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.”
Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng - Phân - Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ).
GỢI Ý
1 | Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” và nhận xét về tình huống truyện. |
Hoàn cảnh sáng tác, tình huống truyện: - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long giữa lúc miền Bắc đang xây dựng CNXH, miền Nam bước vào giai đoạn đánh Mĩ ác liệt nhất. - Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa. - Nhận xét về tình huống: + Tình cờ, nhẹ nhàng · + Hoàn cảnh thuận lợi để tác giả khắc họa chân dung anh thanh niên, nhân vật chính, một cách khách quan, chân thực không chỉ qua hành động, việc làm của anh mà còn qua những cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật khác. | |
2 | Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo câu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? |
Phân tích cấu tạo câu: “Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy”: Câu trên thuộc kiểu câu ghép | |
3 | Qua đoạn trích trên, em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? |
Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích: - Anh thanh niên là người cởi mở, thân thiện, hiếu khách. - Nhân vật anh thanh niên là người có nếp sống, phong cách sống đẹp -> Tinh thần lạc quan, yêu đời. => Lời văn thể hiện sự khâm phục, yêu quý, ngợi ca nhân vật. | |
4 | Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: “Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.” Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng - Phân - Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu phủ định và thành phần khởi ngữ). |
Viết đoạn văn làm rõ: Tình yêu công việc, tinh thần trách nhiệm của các nhân vật: - Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. - Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa: Ngồi một mình hàng ngày để nghiên cứu cách thụ phấn của ong để cốt tìm ra cái giống su hào ngọt, to hơn. - Anh cán bộ nghiên cứu sét: Mười một năm ròng không một ngày rời cơ quan, không về quê thăm gia đình, không nghĩ đến chuyện vợ con, chỉ cốt nghiên cứu sét để tìm tài nguyên cho quê hương, đất nước. - Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét - Ông kĩ sư, anh cán bộ nghiên cứu sét cùng với anh thanh niên đều là những con người cống hiến âm thầm, lặng lẽ cho vùng đất Sa Pa, làm cho Sa Pa không hề lặng lẽ như tên gọi của nó mà luôn luôn sôi động với một nhịp sống khẩn trương của những con người hết mình hăng say lao động, cống hiến cho quê hương đất nước. |
Từ khóa » đề Thi Lặng Lẽ Sa Pa
-
Tổng Hợp Các đề Văn Về Lặng Lẽ Sa Pa Hay Nhất - Văn Mẫu 9
-
Các Dạng đề Bài Lặng Lẽ Sa Pa | Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
Các đề Văn Về Lặng Lẽ Sa Pa Hay Nhất - Toploigiai
-
" Lặng Lẽ Sa Pa " Vào đề Thi Tuyển... - Ngữ Văn 9 Lên 10 | Facebook
-
Top 15 đề Thi Bài Lặng Lẽ Sa Pa
-
Các đề Văn Về Lặng Lẽ Sa Pa Hay Nhất - TopLoigiai - MarvelVietnam
-
“Lặng Lẽ Sapa” Vào 2 đề Thi Chuyển Cấp THPT Môn Ngữ Văn Năm ...
-
Lặng Lẽ Sa Pa - Ôn Tập Ngữ Văn Thi Vào Lớp 10 - Để Học Tốt
-
BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ...
-
Đề Thi Văn Kì 1 Lớp 9: Nêu Tư Tưởng, Chủ đề Của Truyện Ngắn Lặng Lẽ ...
-
[DOC] đề Thi Phân Tích Bài Lặng Lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long - 5pdf
-
Văn Mẫu Anh Thanh Niên Trong Lặng Lẽ Sa Pa ôn Thi Vào 10 Môn Văn
-
Các Dạng đề: Lặng Lẽ Sa Pa Hay Có đáp án !!
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Cảm Nhận Anh Thanh Niên Trong Truyện Ngắn ...