3 điều Newbie Cần Biết Khi Mới Sử Dụng Linux
Có thể bạn quan tâm
Chào tất cả các newbie
Sau một thời gian vắng mặt ở chuyên mục Newbie, hôm nay mình đã quay trở lại với bài viết này nhằm cung cấp cho tất cả những bạn đã, đang và sẽ học Linux những kiến thức cơ bản nhất của hệ điều hành này
Mình viết bài này trên tiêu chí là cung cấp thông tin cho các bạn mới học, vì vậy nó không có quá nhiều kiến thức cao siêu, và mang tính làm quen là chính. Kể cả với những bạn mới bắt đầu bước chân vào Linux
I. Sơ lược về sự hình thành của hệ điều hành Linux
Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994.
II. Các bản phân phối (Distro)
– Một bản phân phối Linux (thường được gọi tắt là distro) là một hệ điều hành được tạo dựng từ tập hợp nhiều phần mềm dựa trên hạt nhân Linux và thường có một hệ thống quản lý gói tin.
– Các bản Distro đôi khi được thiết kế để phục vụ riêng cho một nhóm người dùng
- Các Distro cho người dùng bình thường (Chứa các phần mềm cơ bản): Ubuntu, Linux Mint, PCLinuxOS,……
- Các Distro dành cho hacker, chuyên gia bảo mật: Kali Linux, DEFT, Back Box, Parrot Security OS,….
- Các Distro dành cho các máy chủ (Tương tự Windows Server): CentOS, Fedora Server Editon, Ubuntu Server
- Các Distro dành cho điện thoại: Android; Ubuntu;….
– Ngoài ra lại có hiện tượng Distro này xây dựng dựa trên Distro khác (Ví dụ như Linux Mint được phát triển dựa trên Ubuntu, Kali Linux được phát triển dựa trên Debian). Làm cho số lượng Distro tăng lên hàng loạt – Một Distro lại còn có thể có các bản phân phối dưới dạng các giao diện khác nhau. Ví dụ như Ubuntu GNOME, Ubuntu MATE, ……). Ví dụ như Ubuntu Flavours – Hiện tại số lượng bản phối Linux là vô cùng nhiều và không thể đếm hết được
– Đọc bài: Lựa chọn Distro nào để bắt đầu tiếp cận với Linux? để tự lựa chọn cho riêng mình một Distro phù hợp để bắt đầu
III. Một số điểm khác biệt cơ bản giữa Linux và Windows
1. Linux hoàn toàn miễn phí
– Đối với Windows, bạn phải trả 1 cái giá khá cao (Hơn 100$) cho 1 hệ điều hành bản quyền, hoặc là xài Crack. Nhưng với Linux thì không, phần lớn các Distro được phân phối miễn phí
– Vì vậy thay vì cài sẵn Windows, một số nhà sản xuất máy tính (Điển hình là DELL) đã cài sẵn Linux cho những sản phẩm mới của mình, nhằm hạ giá thành
2. Linux thích hợp cho máy cũ, máy cấu hình yếu
– Đối với Windows thì việc để những máy tính cũ hoạt động trơn tru là khá khó khăn, còn với Linux thì không thế, bạn hoàn toàn có thể cài Linux trên những máy tính cũ thậm chí là 512MB RAM cũng vẫn chạy ngon. – Với giao diện đồ họa đơn giản, Linux dễ dàng chạy tốt trên những chiếc máy cấu hình yếu. Giả sử như bản phối Puppy Linux chẳng hạn
Hay bản phân phối Lubuntu. Việc lướt web, gõ văn bản cơ bản cũng trở nên cực kì nhẹ nhàng. Với giao diện LXDE xấu nhưng mà nhẹ
3. Linux có thể chạy mà KHÔNG CẦN CÀI ĐẶT
– Với Windows, cái chuyện Em xài Windows 10 lag quá nên thôi em quay về Windows 7 là chuyện thường tình. Còn đối với Linux, bạn có thể chạy trực tiếp Linux từ 1 chiếc USB mà không cần phải cài đặt lên đĩa cứng, bạn luôn có cơ hội Test trước một hệ điều hành xem nó có phù hợp với máy bạn hay không
4. Phần lớn ứng dụng từ Linux là cài từ Trung tâm ứng dụng
– Đối với Windows khi cần cài 1 phần mềm nào đó thì các bạn chỉ cần vô Google và tìm nhưng Phần lớn các Distro của Linux đều đi kèm theo một ứng dụng là Software Center hoặc Software Manger. Nó giống như Store Đó là nơi bạn có thể cài các ứng dụng cho chiếc máy chạy Linux của bạn.
– Việc cài đặt các ứng dụng đôi khi chỉ cần 1 dòng lệnh trong apt là nó đã tự động cài, cài luôn cả các phần bổ trợ nữa. Bạn không lo thiếu Direct X hay C++ như trên Windows
5. Ubuntu thường được cái sẵn đủ phần mềm cần thiết
– Một Distro của Linux thường đi kèm sẵn với các trình soạn thảo văn bản, nghe nhạc, xem video, duyệt web,vvv – Nói chung là cài xong Linux là các bạn hầu như có full phần mềm dành cho người dùng thông thường, khỏi cần tìm phần mềm khác
6. Bạn không phải lo về vấn đề phần mềm khi chuyển từ Linux sang Windows
– Phần lớn các nhà sản xuất phần mềm lớn đa nền tảng thì đều có phiên bản dành cho Linux như Firefox, Teamviewer, …. Bạn không phải lo với vấn đề làm quen với phần mềm mới
– Một trang web khá hữu ích là AlternativeTo giúp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các software thay thế trên Linux
7. Linux không bị chậm đi theo thời gian
Không giống như Windows, Linux không bị giảm tốc độ xử lý bởi spyware, virus hay trojans …, điều này giúp tăng hiệu năng của máy tính một cách đáng kể. Linux cũng không có registry giống như Windows, registry là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi khiến computer chạy chậm dần theo thời gian. Cuối cùng, ổ cứng của Windows (đặc biệt là Windown XP và các bản cũ hơn) luôn thường xuyên cần phải được thực hiện việc chống phân mảnh để duy trì tốc độ vì ổ cứng được format ở định dạng NTFS. Ngược lại, Linux thông thường được format bằng ext4 khác biệt với NTFS, việc chống phân mảnh ổ cứng trở nên không cần thiết.
8. Sự tự do
Linux mang đến bạn nhiều sự lựa chọn với đủ các kích cỡ, tuỳ biến. Từ đó bạn có thể chọn ra phiên bản phù hợp nhất với những gì mình cần. Một lợi ích của sự đa dạng này đó là bạn có thể tìm hiểu được tất cả những công nghệ mới được áp dụng trong thế giới Linux, nơi bao gồm hoàn toàn là các phần mềm mở.
9. Cập nhật liên tục
Với các bản phân phối Linux như Ubuntu, OpenSUSE, PCLinuxOS, Fedora và nhiều phiên bản khác, hầu hết các phần mềm đều có thể được tải về, cài đặt và cập nhật dễ dàng từ hệ thống quản lí cài đặt gói được cung cấp bởi bản phân phối đó. User có thể thực hiện quá trình update một cách mượt mà và dễ dàng!. Nâng cấp từ phiên bản cũ lên phiên bản mới chỉ bằng một câu lệnh
10. Tính bảo mật cao
- Tại sao Linux lại được cho là bảo mật hơn Windows
- Xét về mặt người dùng cá nhân. Thì số người dùng Linux chả là bao so với số người dùng Windows. Vì vậy các hacker sẽ chuyên tâm chế tạo virus, malware nhắm vào người dùng Windows hơn thì họ sẽ thu được lợi nhuận cao hơn
- Linux thường không cho user thường sử dụng quyền root (admin). Muốn dùng thì phải thông qua sudo. Một điều gở ở người dùng Windows là rất hay đi Ghost. Nhiều bản Ghost được kích hoạt quyền Administator sẵn, do vậy malware dễ dàng lây nhiễm mà không cần phải qua một bước là leo thang đặc quyền
- Người dùng Linux luôn luôn update thường xuyên. Họ vừa cập nhật phần mềm, vừa cập nhật hệ thống luôn. Một cái bệnh của người dùng Windows là cực ghét và thường tắt phăng Windows Update đi. Các bản vá lỗi sẽ không được cập nhật
- Thực ra vẫn có mã độc, lỗ hổng nghiêm trọng nhắm vào Linux, nhưng thường họ nhắm đến đối tượng là máy chủ Linux (Webserver, Stogare Server, ….), chứ khá ít khi nhắm vào người dùng cá nhân
Views: 4668
Từ khóa » Kali Linux Khác Gì Ubuntu
-
Tại Sao Kali Linux Lại Khó Dùng Hơn Ubuntu Linux? - Dạy Nhau Học
-
Linux Và Ubuntu Có Sự Khác Nhau Như Thế Nào? Nên ... - Semtek
-
Kali Linux Và Ubuntu - Phân Phối Nào Tốt Hơn để Lấy Cắp Dữ Liệu?
-
Hỏi Về: Kali Linux Vs Ubuntu
-
Linux Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa 2 Hệ đều Hành Linux Và Windows ...
-
Kali Linux Là Gì? Giới Thiệu Hệ Điều Hành Kali Linux
-
Các Bản Phân Phối Linux Có Gì Khác Biệt?
-
Phân Biệt Ubuntu Và Linux Mint
-
5 Lý Do Lập Trình Viên Nên Sử Dụng Hệ điều Hành Linux | TopDev
-
Ubuntu Và Centos - Hệ điều Hành Nào Tốt Hơn? - Tino Group
-
Kali Linux Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kali Linux - Tino Group
-
Bạn Đã Biết Gì Về Hệ Điều Hành Linux? - CodeLearn
-
Debian Hoặc Kali Linux: Sự Khác Biệt Và Lựa Chọn Phân Phối Nào ...
-
So Sánh Ubuntu Và Kali Linux Archives - Phần Mềm Miễn Phí