5 Lý Do Lập Trình Viên Nên Sử Dụng Hệ điều Hành Linux | TopDev
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn
Chào các bạn, như các bạn đều đã biết, hiện nay có 3 hệ điều hành phổ biến nhất cho máy tính đó là Windows, macOS và Linux.
Mỗi hệ điều hành thì lại có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các tác vụ nhất định.
10 điều bạn có thể làm với Linux mà bạn không thể làm với Windows 6 câu lệnh linux hay dùng trong phân tích logWindows có lẽ là một hệ điều hành đã quá quen thuộc với người dùng phổ thông rồi, và macOS cũng vậy (vì đã xài Macbook thì mặc định sẽ là macOS mà – tuy nhiên mức độ phổ biến thì không thể bằng Windows được.
Còn với Linux và các phiên bản phát triển từ nhân Linux (như Ubuntu, Kali Linux, Pop!_OS…) thì không phải ai cũng lựa chọn để dùng và biết cách để dùng.
Vậy tại sao mình lại nói các bạn lập trình viên nên sử hệ điều hành này? Vâng, ở trong bài viết này mình sẽ chỉ ra cho bạn 5 lý do mà mình thấy là hợp lý nhất để các bạn chuyển sang sử dụng nền tảng này, các bạn có thể bổ sung thêm dưới phần comment về góc nhìn của bạn nhé
#1. Không phù hợp để chơi game !
Mình tin chắc là sẽ có nhiều bạn nghĩ lý do này là không thuyết phục, vì chuyện chơi game sẽ phụ thuộc vào sở thích cũng như lý trí mỗi người.
Mình không hề phủ nhận điều đó, nhưng một trong những cách để bạn tập trung hơn vào công việc đó là đừng bắt bản thân phải đưa ra lựa chọn. OK !
Ví dụ như khi bạn bạn đang xài hệ điều hành Windows và máy bạn có cài sẵn một số tựa game. Điều này khiến bạn nhiều lúc phải đưa ra lựa chọn giữa làm việc và chơi game để giải trí một lúc.
Tất nhiên rồi, sẽ có lúc bạn không thể cưỡng lại được sự lôi cuốn của mấy con game mình thích, và thế là bạn lại lao vào chơi game mà quên béng đi mất mình đang phải làm việc.
Mình đã từng trong tình trạng này rồi nên mình hiểu rất rõ cảm giác việc phải đưa ra lựa chọn như thế. Về lâu về dài nó sẽ không tốt cho việc hình thành thói quen của bạn.
Đấy là với các bạn làm chủ bản thân kém, còn với các bạn học ra học, chơi ra chơi thì đây có lẽ không phải là một lý do thuyết phục thật.
#2. Linux hoàn toàn miễn phí và Open Source
Windows hay Mac OS đều là những hệ điều trả phí. Và tất nhiên, bạn sẽ phải trả một khoản tiền không hề nhỏ so với thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam để có thể sở hữu bản quyền CHÍNH THỨC.
Mặc dù ở Việt Nam vấn đề bản quyền chưa được đề cao nên số lượng người sử dụng bản quyền lậu vẫn rất nhiều, đặc biệt là với hệ điều hành Windows. Nhưng mình thấy mấy năm trở lại đây chúng ta đã đỡ hơn rất nhiều rồi.
Còn ở nước ngoài thì khác, nơi mà vấn đề bản quyền được đề cao thì việc dùng lậu sẽ mang đến rất nhiều rủi ro cho người dùng. Chúng ta dần dần cũng vậy thôi, chắc chắn là như vậy !
Trong khi đó, lập trình viên lại là những người làm việc thường xuyên với máy tính và hệ điều hành. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi mà hệ điều hành bạn dùng bị lỗi trong khi bạn đang dùng các phiên bản c.r.a.c.k, các phiên bản bẻ khóa…
Đây chính là lý do tại sao khi bạn hỏi các lập trình viên ở các nước phương tây, họ dùng Linux rất nhiều !
Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí và open source. Có nghĩa là bạn không cần phải trả phí để mua bản quyền, mà chỉ cần tải về, cài đặt và dùng thôi.
Vậy một câu hỏi đặt ra là nhỡ có bị lỗi thì ai là người đứng ra chịu trách nhiệm? Vâng, thực ra là Linux được cả cộng đồng xây dựng chung nên rất ít lỗi và nếu có lỗi thì cộng đồng Linux cũng rất đông và sẽ giúp đỡ bạn thôi.
#3. Linux hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình
Đã là lập trình viên thì phần lớn thời gian họ làm việc với các ngôn ngữ lập trình, mà Linux và các phiên bản của Linux thì lại hỗ trợ hầu hết các ngôn ngữ lập trình: C/C++, Java, Python, PHP…
Không những vậy, việc thao tác dòng lệnh (command line) trên Linux phải gọi là rất sướng, sướng hơn Windows rất nhiều. Các bạn có thể cài đặt mọi thứ, từ ngôn ngữ lập trình cho đến các IDE, tools bằng cách gõ các dòng lệnh. Cảm giác mình sử dụng máy tính ở một cái tầm khác.
Nhiều bạn lập trình viên có tần suất dùng chuột rất ít do là đã quá quen với việc thao tác với dòng lệnh rồi. Tất nhiên khi bạn dùng quen rồi thì bạn cũng có khả năng làm được như vậy thôi.
Hơn nữa, hiện nay hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều hỗ trợ CLI (Command Line Interface) nên khi bạn dùng Linux, bạn chỉ cần gõ lệnh là hầu như làm được hết mọi thứ.
#4. Tính bảo mật cao
Trước khi nói về tính bảo mật của Linux thì mình sẽ nói về tính bảo mật của Windows trước. Các bạn vẫn thường nghe về các lần vá lỗi bảo mật hoặc là thông báo lỗ hổng bảo mật trên Windows rất nhiều, đúng chứ.
Đó là khi bạn dùng bản Windows sạch, còn nếu bạn dùng các phiên bản c.r.ac.k, phiên bản lậu thì nguy cơ bị đe dọa bảo mật lại càng nghiêm trọng hơn nữa. Nhiều bạn cẩn thận, máy có nhiều tài liệu quan trọng sẽ còn phát sinh thêm chi phí mua thêm các phần mềm diệt virus.
Nhưng trên Linux thì không, Linux được cả cộng đồng đông đảo chung tay phát triển. Tất nhiên, mình không khẳng định Linux không có lỗi, nhưng nếu xét về tính bảo mật và an toàn thì mình vẫn đánh giá cao Linux hơn.
Vậy tại sao Linux lại bảo mật hơn Windows?
+ Quyền “root”: Gọi nôm na là quyền Admin đấy các bạn. Bình thường khi bạn cài Windows thì mặc định bạn sẽ có quyền này, nó cho phép bạn thực hiện mọi thao tác với hệ thống với quyền hạn cao nhất.
Nhưng trên Linux thì không, người dùng không được cấp quyền này theo mặc định. Nói cách khác thì dù có bị virus xâm nhập thì cũng không có quyền root để mà phá hoại hệ thống.
+ Ít bị dòm ngó bởi các hacker: Vâng, dễ hiểu thôi, mình lấy ngay ví dụ bên trên nhé giả dụ như có cài virus vào được rồi mà không làm gì được thì đương nhiên hacker sẽ tìm những nạn nhân khác dễ nuốt hơn. Mà khi ngoài tầm ngắm rồi thì càng ít bị tấn công, vậy nên vấn đề bảo mật càng ít bị đe dọa.
Còn nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng theo mình thấy đây là hai nguyên nhân tiêu biểu cũng như là dễ thấy nhất.
#5. Khả năng tùy biến cực cao
Như mình đã nói ở trên, Linux miễn phí 100%, có nghĩa là bạn có thể tùy chỉnh mọi thứ từ font chữ, theme, icon… bạn có thể tùy biến rất sâu vào hệ thống, tùy theo ý của bạn.
Thậm chí nhiều phiên bản hệ điều hành còn được xây dựng trên nền tảng các hệ điều hành Linux có sẵn. Khi bạn sử dụng Linux nó sẽ đem lại cho bạn một cảm giác gọi là cảm giác “được kiểm soát”.
Nói nôm na là bạn muốn làm gì thì làm, điều này không giống với Windows hay Mac OS vì hai hệ điều hành này còn liên quan tới vấn đề bản quyền nữa.
Mà các bạn lập trình nếu làm việc can thiệp sâu vào hệ thống, tới tầng hệ điều hành thì điều này lại cực kỳ quan trọng hơn nữa, do phải hiểu thì mới làm được, mới xây dựng sản phẩm trên hệ điều hành đó được.
#6. Lời Kết
Như vậy là trong trong bài viết này mình đã cùng với các bạn điểm qua 5 lý do rất thuyết phục để những bạn đang hoặc sẽ là lập trình viên thì nên sử dụng hệ điều hành Linux rồi nhé.
Có thể đúng nhưng chưa đủ, vậy nên rất mong được các bạn đóng góp thêm ý kiến mới, cũng như là đưa ra góc nhìn của bạn về vấn đề này để anh em cùng trao đổi thêm. Cám ơn các bạn trước nhé
CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Bài viết gốc được đăng tải tại blogchiasekienthuc.com
Có thể bạn quan tâm:
- Sự khác biệt giữa Windows và Linux – Cuộc chiến khốc liệt
- Giải mã bí ẩn “system load” trên Linux
- Freelancer IT là gì? Những điều thú vị về Freelancer lập trình
Truy cập ngay việc làm IT đãi ngộ tốt trên TopDev
Từ khóa » Kali Linux Khác Gì Ubuntu
-
Tại Sao Kali Linux Lại Khó Dùng Hơn Ubuntu Linux? - Dạy Nhau Học
-
Linux Và Ubuntu Có Sự Khác Nhau Như Thế Nào? Nên ... - Semtek
-
Kali Linux Và Ubuntu - Phân Phối Nào Tốt Hơn để Lấy Cắp Dữ Liệu?
-
Hỏi Về: Kali Linux Vs Ubuntu
-
Linux Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa 2 Hệ đều Hành Linux Và Windows ...
-
3 điều Newbie Cần Biết Khi Mới Sử Dụng Linux
-
Kali Linux Là Gì? Giới Thiệu Hệ Điều Hành Kali Linux
-
Các Bản Phân Phối Linux Có Gì Khác Biệt?
-
Phân Biệt Ubuntu Và Linux Mint
-
Ubuntu Và Centos - Hệ điều Hành Nào Tốt Hơn? - Tino Group
-
Kali Linux Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Kali Linux - Tino Group
-
Bạn Đã Biết Gì Về Hệ Điều Hành Linux? - CodeLearn
-
Debian Hoặc Kali Linux: Sự Khác Biệt Và Lựa Chọn Phân Phối Nào ...
-
So Sánh Ubuntu Và Kali Linux Archives - Phần Mềm Miễn Phí