3 Giao Thức định Tuyến OSPF Cho IPv4 (OSPFv2) - Tài Liệu Text

  1. Trang chủ >
  2. Kỹ thuật >
  3. Điện - Điện tử - Viễn thông >
3 Giao thức định tuyến OSPF cho IPv4 (OSPFv2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 98 trang )

Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFđổi của hệ thống mạng, hoạt động tốt trong các mạng cỡ lớn và ít bị ảnh hưởng bởi cácthông tin định tuyến tồi. OSPF là một giao thức mở, vì vậy nó được phổ biến rộng rãivà không có tính độc quyền.Một số tính năng của OSPF:• Phân chia mạng một cách logic: OSPF sử dụng khái niệm phân vùng. Bằngcách này, OSPF có thể giới hạn lưu thông trong từng vùng, thay đổi trongvùng này không ảnh hưởng đến hoạt động của các vùng khác. Cấu trúc nhưvậy cho phép hệ thống mạng có khả năng mở rộng một cách hiệu quả vàgiảm bớt yêu cầu về bộ nhớ của các router OSPF.• Thời gian hội tụ nhanh hơn: OSPF cho phép truyền các thông tin về nhữngthay đổi tuyến một cách tức thì đến tất cả các router, điều đó sẽ rút ngắn thờigian hội tụ cần thiết để cập nhật kiến trúc mạng.• Hỗ trợ nhận thực: OSPF hỗ trợ nhận thực cho tất cả các node phát thông tinquảng cáo định tuyến, điều này hạn chế được nguy cơ thay đổi bảng địnhtuyến.• Cân bằng tải giữa các tuyến cùng giá (cost): Việc sử dụng cùng lúc nhiềutuyến cho phép tận dụng có hiệu quả tài nguyên mạng.• Hỗ trợ CIDR và VLSM: Điều này cho phép nhà quản trị mạng có thể phânphối nguồn địa chỉ IP một cách có hiệu quả hơn.• Sử dụng cost làm thông số định tuyến để chọn đường đi trong mạng, vì vậycó thể phản ánh được dung lượng của đường truyền.• OSPF đảm bảo không bị định tuyến lặp vòng: Mỗi router có một sơ đồ đầyđủ và đồng bộ về toàn bộ cấu trúc mạng, do đó chúng rất khó bị lặp vòng.• OSPF là một giao thức trạng thái liên kết. Vì vậy, cũng giống như các giaothức trạng thái liên kết khác, mỗi router OSPF đều sử dụng thuật toán SPF(Shortest Path First) để xử lý các thông tin chứa trong cơ sở dữ liệu trạngthái liên kết. Thuật toán sẽ tạo ra một cây đường đi ngắn nhất mô tả cụ thểcác tuyến dẫn tới đích.Hoạt động của OSPF được mô tả một cách tổng quát như sau:1. Đầu tiên, các router OSPF gửi các gói Hello ra tất cả các giao diện chạyOSPF. Nếu hai router chia sẻ một liên kết dữ liệu cùng chấp nhận các thamsố được chỉ ra trong gói Hello, chúng sẽ trở thành các router hàng xóm(neighbor) của nhau2. Quan hệ mật thiết (Adjacency) có thể coi như các liên kết ảo điểm-điểm,được hình thành giữa các neighbor. Việc hình thành một Adjacency phụNguyễn Mạnh Tùng D04VT25 Đồ án tốt nghiệp đại học3.4.5.6.7.Chương I.Tổng quan về OSPFthuộc vào các yếu tố như loại router trao đổi các gói Hello và loại mạng sửdụng để truyền các gói Hello.Sau khi các Adjacency được hình thành, mỗi router gửi các LSA (Link StateAdvertisement) qua các Adjacency cho các neighbor của nó. Các LSA mô tảtất cả các liên kết của router và trạng thái của các liên kết đó.Mỗi router nhận một LSA từ neighbor, ghi LSA vào cơ sở dữ liệu trạng tháiliên kết của nó và gửi bản copy LSA tới tất cả các neighbor khác của nó.Bằng cách trao đổi các LSA trong một area, tất cả các router sẽ xây dựng cơsở dữ liệu trạng thái liên kết của mình giống với các router khác.Khi cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, mỗi router sử dụng giải thuật SPF để tính toánđường đi ngắn nhất (có cost thấp nhất) tới tất cả các đích đã biết. Sơ đồ nàygọi là cây đường ngắn nhất (SPF).Cuối cùng, mỗi router sẽ xây dựng bảng định tuyến từ cây SPF của nó.1.3.2 Một số khái niệm cơ bản trong OSPF1.3.2.1 Neighbor và AdjacencyTrước khi gửi các LSA, các router OSPF phải khám phá các neighbor của nó vàthiết lập Adjacency với chúng. Danh sách các neighbor được ghi vào trong bảng cácneighbor cùng với liên kết (hoặc giao diện) nối với mỗi neighbor và các thông tin cầnthiết khác để duy trì neighbor.1.3.2.2 Giao thức HelloGiao thức Hello thực hiện chức năng sau:• Dùng để khám phá các neighbor: Nó quảng cáo các tham số mà hai routerphải chấp nhận trước khi chúng trở thành các neighbor của nhau.• Đảm bảo thông tin hai chiều giữa các neighbor.• Dùng để bình bầu router đại diện DR (Designated Router) và DR dự phòng(Backup DR) trong mạng quảng bá (Broadcast) và mạng đa truy nhập khôngquảng bá (NBMA).Các router OSPF đều đặn gửi các gói Hello ra các giao diện OSPF. Chu kỳ gửiđược gọi là Hello Interval và được cấu hình trong cơ sở dữ liệu giao diện. Nếu routerkhông nhận được gói Hello từ neighbor trong một khoảng thời gian gọi là Router DeadInterval, nó sẽ khai báo neighbor này không hoạt động (ở trạng thái Down).Khi một router nhận một gói Hello từ một neighbor của nó, nó sẽ kiểm tra cáctrường Area ID, Authentication, Network Mask, Hello Interval, Router Dead Intervalvà Option trong gói Hello xem có phù hợp với các giá trị đã được cấu hình ở giao diệnnhận hay không. Nếu không phù hợp, gói sẽ bị phá hủy và Adjacency không đượcNguyễn Mạnh Tùng D04VT26 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFthiết lập. Nếu tất cả phù hợp, gói Hello sẽ được khai báo là hợp lệ. Nếu Router ID củarouter gốc đã có trong bảng neighbor của giao diện nhận, Router Dead Interval sẽđược thiết lập lại. Nếu không có, nó sẽ ghi Router ID này vào bảng neighbor.1.3.2.3 Các loại mạng trong OSPFOSPF định nghĩa 5 loại mạng như sau:• Mạng điểm - điểm (point-to-point network).• Mạng quảng bá (broadcast network).• Mạng đa truy nhập không quảng bá (NBMA network).• Mạng điểm - đa điểm (point-to-multipoint network).• Liên kết ảo (virtual link).Mạng điểm - điểm: Là mạng nối hai router với nhau. Các neighbor hợp lệ trongmạng này luôn thiết lập Adjacency với nhau. Địa chỉ đích của các gói OSPF trongmạng này luôn luôn là địa chỉ lớp D 224.0.0.5 (gọi là A11SPF Routers).Mạng quảng bá: Như là Ethernet, Token Ring, FDDI. Đây là mạng đa truy nhập,trong đó có khả năng kết nối nhiều hơn hai router và các router này đều có thể nhậncác gói gửi đi từ một router bất kỳ trong mạng. Các router trong mạng quảng bá sẽbình bầu DR và BDR. Các gói Hello được phát multicast với địa chỉ đích là 224.0.0.5.Các gói xuất phát từ DR và BDR cũng được phát multicast với địa chỉ đích 224.0.0.5.Các router sẽ phát multicast các gói cập nhật và xác nhận trạng thái liên kết cho DR(hoặc BDR) với địa chỉ đích là địa chỉ lớp D 224.0.0.6 (gọi là A11 DRouters).Mạng đa truy nhập không quảng bá (NBMA): như là X25, Frame Relay và ATM.Đây là mạng có khả năng kết nối nhiều hơn hai router nhưng không có khả năngbroadcast. Điều đó có nghĩa là một gói được gửi từ một router trong mạng sẽ khôngđược nhận bởi tất cả các router khác trong mạng. Các router trong NBMA sẽ tiến hànhbình bầu DR và BDR.Mạng điểm - đa điểm: Đây cũng là một trường hợp của mạng không quảng bá, nóđược xem như là một tập hợp các liên kết điểm – điểm. Các router trong mạng khôngcó quá trình bình bầu DR và BDR.Liên kết ảo (virtual link): Đây là một cấu trúc đặc biệt trong cấu hình. Các routerhiểu như là các mạng điểm - điểm. Các gói OSPF được truyền unicast qua các liên kếtảo.1.3.2.4 Bình bầu DR và BDRĐể trao đổi thông tin với nhau, các router OSPF phải thiết lập Adjacency với nhau.Thông tin trao đổi giữa các router sẽ tạo ra nhiều LSA không cần thiết. Nếu một mạngđa truy nhập có n router thì có thể có n(n-1)/2 Adjacency.Nguyễn Mạnh Tùng D04VT27 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFABCDECDEBAHình 1.4 Các Adjacency trong mạng đa truy nhậpVà khi n(n-1)/2 Adjacency này cùng gửi thông tin cập nhật thì việc ảnh hưởng tớihiệu suất của mạng là điều không tránh khỏi. Một router gửi một LSA tới tất cả cácneighbor của nó. Các neighbor này lại gửi bản copy của LSA nhận được tới cácneighbor của mình, điều này dẫn đến tạo ra nhiều bản copy của LSA trong mạng.Để tránh vấn đề trên, một router đại diện (DR) được bầu ra trong mạng đa truynhập. Mỗi router trong mạng thiết lập Adjacency với DR. Chỉ có DR gửi các LSA tớicác router còn lại trong mạng. Một router có thể là DR đối với mạng này, nhưng khônglà DR với mạng khác. Như vậy, thay vì có n(n-1)/2 Adjacency, chúng ta chỉ có (n-1)Adjacency.Nguyễn Mạnh Tùng D04VT28 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFABCDECDBA (DR)Hình 1.5 Bình bầu DRTrong trường hợp DR bị hỏng, một DR mới phải được bầu ra. Các Adjacency mớiphải được thiết lập, và các router phải đồng bộ cơ sở dữ liệu với DR mới. Trong khicác quá trình này diễn ra, mạng sẽ không khả dụng để truyền gói. Để khắc phục vấn đềnày, một router dự phòng cho DR (BDR) được bình bầu. Tất cả các router thiết lậpAdjacency với cả DR và BDR. DR và BDR cũng có thể thiết lập Adjacency với nhau.Nếu DR bị hỏng, BDR sẽ trở thành DR mới.Như vậy, DR sẽ đứng ra làm router trung gian, nhận và phân phối các LSA từ cácrouter thành viên, sau đó phân phối đến các router còn lại. BDR chỉ là dự phòng củaDR.Quá trình bình bầu sẽ diễn ra như sau: Khi một router OSPF được kích hoạt, nó sẽtìm kiếm các neighbor của nó và kiểm tra DR và BDR. Nếu DR và BDR đã tồn tại,router sẽ chấp nhận chúng. Nếu không có BDR, một cuộc bình bầu BDR sẽ được tiếnhành và router nào có priority cao nhất sẽ trở thành BDR. Nếu có nhiều hơn một routercó cùng priority cao nhất, router nào có Router ID cao nhất sẽ trở thành BDR. Nếuchưa có DR, BDR sẽ trở thành DR và cuộc bầu cử BDR mới lại được thực hiện.1.3.3 Các loại RouterCó 4 loại Router OSPF được chỉ ra như hình 1.6 bao gồm: Router nội (InternalRouter), Router biên Area (Area Border Router - ABR), Router Backbone, Router biênhệ tự trị (Autonomous System Boundary Router - ASBR).Nguyễn Mạnh Tùng D04VT29 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFBGPBackboneRouterASBRArea 0ABRE IGPArea 1InternalRouterArea 10.5.53.16Hình 1.6 Các loại RouterRouter nội: Là những router mà tất cả các giao diện của nó đều thuộc cùng mộtarea. Những router này chỉ có một cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết.Router biên Area (ABR): Là các router dùng để kết nối một area với backbone vàđóng vai trò như một gateway đối với lưu lượng nội vùng. Một ABR luôn có ít nhấtmột giao diện thuộc về mạng Backbone và phải duy trì cơ sở dữ liệu trạng thái liên kếttách biệt cho mỗi area liên kết với nó. Vì vậy, ABR thường có bộ nhớ lớn hơn và bộ vixử lý mạnh hơn so với các router nội. ABR có nhiệm vụ thu thập thông tin cấu hìnhcủa các area gắn với nó cho mạng Backbone, sau đó Backbone sẽ quảng cáo lại cácthông tin đó cho các area khác.Router Backbone: Là những router có ít nhất một giao diện gắn vào mạngBackbone. Như vậy, Router Backbone có thể là một ABR hoặc một router nào đóthuộc mạng Backbone (area 0).Router biên hệ tự trị (ASBR): Là những router hoạt động như một gateway đối vớilưu lượng ngoài. Một ASBR có thể được xác định ở bất cứ vị trí nào trong hệ tự trịOSPF. Nó có thể là router nội, router Backbone hay ABR.Nguyễn Mạnh Tùng D04VT210 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPF1.3.4 Các loại LSACác loại LSA định nghĩa trong OSPF bao gồm:Loại1LSARouter234NetworkNetwork SummaryASBR Summary567AS ExternalGroup MembershipNSSA External89 -11External AttributeOpaqueHình 1.7 Các loại LSARouter LSA: LSA này được tạo ra bởi tất cả các loại router. Nó chứa danh sách củatất cả các liên kết kết nối trực tiếp với router cùng với trạng thái và cost đầu ra của mỗiliên kết. Các LSA này chỉ được flooding (tràn lụt) trong area chứa router tạo ra nó.Network LSA: Được tạo ra bởi DR trong các mạng đa truy nhập (broadcast hayNBMA). Network LSA chứa danh sách của tất cả các router gắn với DR. Cũng giốngnhư Router LSA, các LSA này được tràn lụt trong area tạo ra nó.Network Summary LSA: LSA này được tạo ra bởi các ABR. Network SummaryLSA mô tả thông tin tóm tắt của một area cho một area khác trong cùng một miềnOSPF và ngược lại. LSA loại này sẽ được ABR gửi vào area để quảng cáo cho cácđích bên ngoài area đó. Chúng thông báo cho các router bên trong area biết thông tinvề các đích bên ngoài area mà ABR có thể tiếp cận được. Đồng thời, chúng cũng đượcABR dùng để quảng cáo các đích bên trong area với các router thuộc các area khác.ASBR Summary LSA: Được tạo ra bởi ABR. Nó giống hệt Network SummaryLSA ngoại trừ việc nó dùng để quảng cáo cho các đích đến là ASBR.AS External LSA: Cho biết thông tin về các tuyến bên ngoài AS. Nó được tràn lụttrong toàn miền OSPF.Group Membership LSA: Được sử dụng trong Multicast OSPF (MOSPF). MOSPFđịnh tuyến các gói từ một nguồn tới một nhóm đích có địa chỉ multicast.Nguyễn Mạnh Tùng D04VT211 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFNSSA External LSA: Được tạo ra bởi các ASBR trong các not-so-stubby area(NSSA). NSSA External LSA gần giống với AS External LSA ngoại trừ việc nó chỉđược tràn lụt trong NSSA tạo ra nó.External Attribute LSA: Được đề xuất để chạy internal BGP (iBGP) với mục đíchtruyền tải thông tin BGP qua miền OSPF. Tuy nhiên, nó chưa được triển khaiOpaque LSA: Được sử dụng để tính toán các tuyến đường dùng cho kỹ thuật quảnlý lưu lượng của công nghệ MPLS. LSA này cũng chưa được triển khai.1.3.5 Các loại vùng cơ bảnOSPF hỗ trợ hai mức độ phân cấp qua khái niệm vùng (area). Vùng 0 là vùng trungtâm. Tất cả các vùng khác đều phải kết nối trực tiếp tới vùng 0 hay kết nối qua virtuallink. Mỗi vùng đều phải có khả năng phát thông tin quảng cáo tới vùng 0. Sau đó,vùng 0 sẽ phát những thông tin này tới các vùng còn lại. Việc chia nhỏ ra thành nhiềuvùng như vậy có những ưu điểm sau:• Mỗi router chỉ phải chia sẻ một cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết giống hệt vớicác router trong cùng một area chứ không phải toàn mạng. Do đó giảm đượckích thước của cơ sở dữ liệu, dẫn tới giảm yêu cầu bộ nhớ của router.• Hạn chế sự tràn lụt của các LSA. Phần lớn các LSA chỉ tràn lụt trong phạm vivùng tạo ra nó.Ngoài vùng backbone, OSPF còn định nghĩa một số loại vùng như: stub area,totally stubby area, not-so-stubby area.a) Stub areaStub area là area mà trong đó các thông tin External LSA và ASBR LSA khôngđược tràn lụt vào. Các ABR gắn với Stub area chỉ sử dụng các Network SummaryLSA để quảng cáo thông tin từ các area khác vào Stub area. Các router bên trong areasẽ sử dụng tuyến mặc định nếu như nó không tìm thấy tuyến nào phù hợp trong bảngđịnh tuyến.Trong hình 1.8, area 1 được định nghĩa là stub area. Các thông tin từ IGRP routersẽ bị chặn bởi router I. Các thông tin từ RIP router được nhận tại router E, nhưng cũngsẽ bị chặn tại router F. Tuy nhiên, area 1 vẫn nhận các thông tin của area 2 tại router F.Nguyễn Mạnh Tùng D04VT212 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFA re a 0DCBAEFA re a 1S tu bA re a 2R IPHIG R PGIJHình 1.8 Stub Areab) Totally Stubby AreaTotally Stubby Area là vùng bị hạn chế nhất. Nó sử dụng các tuyến mặc định đểđịnh tuyến các đích. Totally Stubby Area sẽ ngăn chặn không chỉ các AS ExternalLSA mà còn ngăn chặn tất cả các Summary LSA ngoại trừ các LSA loại 3 dùng đểquảng cáo tuyến mặc định. Như vậy, vùng Totally Stubby sẽ không nhận các thông tintừ bên ngoài (external LSA), không nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA), nó chỉnhận các thông tin mặc định (default route) và xem đó như là các thông tin tóm tắt.c) Not-so-Stubby Area (NSSA)NSSA là area cho phép các tuyến bên ngoài được quảng cáo vào hệ tự trị OSPFtrong khi vẫn giữ được các đặc trưng của một stub area đối với phần còn lại của hệ tựtrị. Cụ thể, ASBR trong NSSA sẽ tạo ra các LSA loại 7 để quảng cáo cho các đích bênngoài. Các NSSA External LSA này được tràn lụt trong NSSA nhưng bị chặn tại ABR.NSSA External LSA có một bit P trong phần Header của nó gọi là cờ. Nếu ABR củaNSSA nhận được một LSA loại 7 với bit P được thiết lập bằng 1, nó sẽ chuyển đổiLSA loại 7 thành LSA loại 5 và tràn lụt chúng vào các area khác. Nếu bit P bằng 0, sẽkhông có sự chuyển đổi nào xảy ra, LSA sẽ không được quảng cáo ra bên ngoàiNSSA. Quá trình trên được minh họa dưới hình sau:Nguyễn Mạnh Tùng D04VT213 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFType 7Type 7Type 5Type 7Type 7Type 7Area 2 (NSSA)Area 0Hình 1.9 Not-So-Stubby Area1.3.6 Các loại gói tinOSPF có 5 loại gói tin là gói Hello, gói mô tả cơ sở dữ liệu (Database Desciption),gói yêu cầu trạng thái liên kết (Link State Request Packet), gói cập nhật trạng thái liênkết (Link State Update), và gói xác nhận trạng thái liên kết (Link State Acknowledge).• Gói Hello: Dùng để thiết lập và duy trì adjacency. Nó mang những tham số màhai router phải chấp nhận trước khi chúng trở thành neighbor của nhau.• Gói Database Description (DD): Gói này được sử dụng khi một Adjacencyđang được thiết lập. Mục đích cơ bản của gói DD là mô tả các LSA trong cơ sởdữ liệu của router nguồn giúp cho router đích có thể xác định xem nó có LSAphù hợp trong cơ sở dữ liệu của nó hay không.• Gói Link State Request: Trong quá trình đồng bộ cơ sở dữ liệu khi router nhậncác gói DD, router sẽ chú ý đến các LSA được liệt kê (trong gói DD) mà khôngcó hoặc mới hơn các LSA trong cơ sở dữ liệu của mình. Các LSA này sẽ đượcghi vào danh sách yêu cầu trạng thái liên kết. Sau đó router sẽ gửi các gói yêucầu trạng thái liên kết để yêu cầu neighbor gửi các bản copy của các LSA cầnthiết cho nó.• Gói Link State Update: Dùng để tràn lụt (flood) LSA và gửi các LSA được yêucầu bởi gói yêu cầu trạng thái liên kết. Vì các gói OSPF không được đi ra khỏiarea tạo ra chúng, do đó các gói cập nhật trạng thái liên kết chỉ mang các LSANguyễn Mạnh Tùng D04VT214 Đồ án tốt nghiệp đại họcChương I.Tổng quan về OSPFxa hơn một hop tính từ router nguồn. Neighbor nhận gói có trách nhiệm mở góiđể lấy các LSA thích hợp rồi thực hiện quá trình tràn lụt xa hơn.• Gói Link State Acknowledge: Gói này được sử dụng để đảm bảo độ tin cậy choquá trình tràn lụt. Mỗi LSA nhận được từ Neighbor phải được xác nhận tronggói xác nhận trạng thái liên kết. Các LSA đang được xác nhận sẽ có phầnheader của nó chứa trong gói xác nhận trạng thái liên kết.1.3.7 Giao diện OSPF1.3.7.1 Cấu trúc dữ liệu giao diệnCác thành phần của cấu trúc dữ liệu giao diện bao gồm:Địa chỉ IP và mặt nạ: là địa chỉ và mặt nạ được cấu hình cho giao diện.Area ID: là ID của area chứa giao diện.Process ID: dùng để phân biệt các tiến trình OSPF chạy trên một router.Router ID: dùng để nhận dạng router.Network type: loại mạng nối với giao diện.Cost: là cost của các gói đi ra từ giao diện.Cost được diễn tả bởi 16 bit nguyênkhông dấu có giá trị từ 1 đến 65535.InfTransDelay: là thời gian tính bằng giây mà các LSA ra khỏi giao diện với tuổi bịtăng lên.State: là trạng thái chức năng của giao diện.Router Priority: gồm 8 bit nguyên không dấu, có giá trị từ 0 đến 255, dùng để bìnhbầu DR và BDR.DR: là DR của mạng mà giao diện gắn vào. DR này được ghi bởi Router ID của nóvà địa chỉ của giao diện gắn vào mạng của DR.BDR: là BDR của mạng mà giao diện gắn vào. BDR này được ghi bởi Router IDcủa nó và địa chỉ của giao diện gắn vào mạng của BDRHello Interval: là khoảng thời gian tính bằng giây giữa các lần truyền các gói Hellotrên giao diện.Router Dead Interval: là khoảng thời gian tính bằng giây mà nếu router không nhậnđược gói Hello từ neighbor của nó trong khoảng thời gian này thì nó sẽ coi neighbornày không còn hoạt động (ở trạng thái Down).Wait Timer: là khoảng thời gian router sẽ chờ DR và BDR được quảng cáo tronggói Hello.RxmtInterval: là khoảng thời gian tính theo giây router sẽ chờ giữa các lần truyềnlại của các gói OSPF chưa được xác nhận.Nguyễn Mạnh Tùng D04VT215

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Giao thức định tuyến OSPF cho IPv6Giao thức định tuyến OSPF cho IPv6
    • 98
    • 2,081
    • 25
  • Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
    • 22
    • 394
    • 0
  • Lý luận hình thái kinh tế xã hội Lý luận hình thái kinh tế xã hội
    • 15
    • 628
    • 1
  • Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế
    • 23
    • 477
    • 0
  • Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế
    • 20
    • 593
    • 0
  • mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
    • 11
    • 615
    • 0
  • Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp CNH - HDH ở Việt Nam Một số vấn để về thực tiễn và lý luận trong sự nghiệp CNH - HDH ở Việt Nam
    • 17
    • 799
    • 2
  • Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá Nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá
    • 15
    • 493
    • 4
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(3.17 MB) - Giao thức định tuyến OSPF cho IPv6-98 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Loại Ospf