Tìm Hiểu Các Loại Area, LSA Type, Network Type Trong Giao Thức ...
Đăng nhập
Trang chủ Diễn đàn > Diễn đàn mạng máy tính > Mạng-Network > Routing > Tìm hiểu các loại Area, LSA Type, Network Type trong giao thức định tuyến OSPFThảo luận trong 'Routing' bắt đầu bởi duongvo, 24/8/17.
-
duongvo Member
Các loại Area trong giao thức OSPF 1.Tại sao trong OSPF lại chia ra các Router theo các Area để làm gì ? Một router khi chạy OSPF sẽ nhận bản tin link-state của tất cả các router còn lại, tập hợp tất cả thông tin đó lại tạo thành link-state database. Đối với mạng lớn, có nhiều router thì kích thước link-state database có thể rất lơn, những router đời cũ hoặc cấu hình phần cứng thấp sẽ không đáp ứng được. Do đó khi thiết kế mạng chạy OSPF, người ta chia làm nhiều Area khác nhau. Lúc này hiểu đơn giản nhất là 1 router thay vì phải nhận bản tin link-state của tất cả các router khác trong mạng thì nó sẽ chỉ phải nhận một số loại bản tin link-state nhất định mà thôi, do đó các router cấu hình thấp vẫn có thể chạy được OSPF. 2. Các loại bản tin link-state Trong OSPF các bản tin quảng bá link-state có cái tên cụ thể là LSA (Link State Advertisement). Các loại LSA phổ biến như sau: • Type 1: được sinh ra bởi tất cả router chạy OSPF. • Type 2: chỉ duy nhất router DR trọng mạng multi access mới gửi ra loại 2. Mục đích để các router trong area biết được thông tin về DR router • Type 3: chỉ duy nhất do router ABR (là router biên giữa các area) sinh ra, nội dung loại 3 là summary toàn bộ thông tin link-state của 1 area. Bắt đầu từ loại 3, tất cả các bản tin LSA được gửi qua tất cả các area. • Type 4: chỉ duy nhất do router ASBR (là router biên giữa các AS), mục đích giúp tất cả các router trong miền OSPF biết được đâu là ASBR, khi cần gửi ra ngoài OSPF thì sẽ biết được cần gửi tới đâu (ASBR). Bản tin loại 4 sẽ do router ABR của area chứa ASBR sinh ra. • Type 5: Do ASBR sinh ra, mang thông tin về các external route (bên ngoài miền OSPF) • Type 7: Loại đặc biệt, cái này phải hiểu về khái niệm stub area. Loại này do Stub area dùng thay thế cho loại 5. 3. Các loại Area trong OSPF Bao gồm các loại sau: • Backbone area (area 0) • Standard area • Stub area • Totally stubby area • Not-so-stubby area (NSSA) Standard Area: Trong Standard Area, các loại LSA loại 1 và 2 chỉ quanh quẩn bên trong 1 area mà thôi, muốn truyền từ area này qua area khác thì bắt buộc phải từ loại 3 trở lên. Loại Area này cho phép tối ưu về định tuyến do mỗi router biết được tất cả các route. Với 1 số trường hợp như router là loại cấu hình thấp, không cần phải có đầy đủ link-state database thì có thể cấu hình Area để block 1 số loại LSA lại. Đó gọi là Stub Area. Stub Area: Với Stub area 10, thay vì phải nhận LSA loại 4,5..router trong Stub area chỉ nhận LSA loại 3 (O-IA) và default route. Khi cấu hình Stub area, router ABR sẽ inject 1 default-route vào trong stub area. Như vậy với Stub area, sẽ hạn chế việc phải nhận các LSA loại 4.5…trở lên. Nói cách khác, Stub area sẽ chỉ chấp nhận LSA loại 3 và default route. Để cấu hình Stub Area rất đơn giản, tất cả các router trong Stub Area đều phải cấu hình là stub, nếu không thì sẽ ko thiết lập quan hệ neighbor: Router(config-router)# area 10 stub Totally Stubby Areas: Totally Stub Area giống Stub Area (đều chặn LSA loại 4,5…), điểm khác biệt là nó chặn cả loại 3 (O-IA) và chỉ cho phép Default route. Như vậy có thể nói, về mặt hạn chế các bản tin LSA thì Totally Stub Area khắt khe hơn Stub Area (loại 3 cũng không cho). Cấu hình: thêm từ khóa no-summary, chỉ cần cấu hình trên ABR (R2) Router(config-router)# area 10 stub no-summary Not-so-stubby Areas (NSSA) và Totally NSSA Stubby Area được sinh ra với mong muốn giữ được đặc điểm của Stub Area (hạn chế LSA loại 4,5..) đồng thời vẫn cho phép quảng bá External route từ ASBR vào. – NSSA cho phép bản tin LSA loại 3, default route và ASBR. Bản tin LSA loại 7 do ASBR (R3) sinh ra sẽ được ABR (R2) chuyển thành loại 5 và truyền qua toàn bộ các Area. – Totally NSSA: là chỉ cho phép default route và ASBR Chú ý: về nguyên lý thì cả 2 loại Stubby Area đều inject default-route vào, tuy nhiên với NSSA thì yêu cầu phải cấu hình lệnh sau thì mới inject Router(config-router)# area 10 nssa default-information-originate Tổng kết các loại Area như hình sau: Tóm lại: – Stub Area: chỉ cho phép LSA loại 3 (O-IA) và Default Route. – Totally Stub Area: chỉ cho phép Default Route, chặn LSA (O-IA) Lưu ý: 2 loại Area trên đều không cho ASBR quảng bá external route vào. 2 loại sau đây thì mới cho ASBR quảng bá external route vào (dùng với từ khóa stubby) – NSSA: chỉ cho phép LSA loại 3 (O-IA) và Default Route + ASBR (External route) – Totally NSSA: chỉ cho phép Default Route +ASBR (External route) , chặn LSA (O-IA)
duongvo, 24/8/17 #1 -
duongvo Member
Các loại LSA Type trong giao thức OSPF Ta đã biết OSPF sử dụng một LSDB (link state database) và được tạo bởi các LSA (link state advertisement). Thay vì sử dụng 1 LSA, gói tin OSPF có nhiều kiểu LSA khác nhau và sau đây tôi sẽ giải thích lần lượt về các LSA type này. Hãy bắt đầu với một cái nhìn tổng quan • LSA Type 1: Router LSA • LSA Type 2: Network LSA • LSA Type 3: Summary LSA • LSA Type 4: Summary ASBR LSA • LSA Type 5: Autonomous system external LSA • LSA Type 6: Multicast OSPF LSA • LSA Type 7: Not-so-stubby area LSA • LSA Type 8: External attribute LSA for BGP Đối với nhiều người nó giúp hình dung về mô hình để hiểu và ghi nhớ. Ta hãy tưởng tượng OSPF LSA như những mảnh của trò chơi ghép hình. Một mảnh ghép không là gì nhưng nếu ghép tất cả chúng lại với nhau thì ta được bức tranh tổng thể ... cho OSPF đây là LSDB. Mỗi router trong area sẽ flood một LSA Type 1 trong area đó. Trong LSA này, ta sẽ tìm thấy một danh sách tất cả các liên kết (link) kết nối trực tiếp của router này. Làm thế nào để chúng ta xác định một liên kết? • Các prefix IP trên một giao diện. • Các link type. Có 4 link type khác nhau: Không cần bận tâm quá nhiều đến những link types này; ta sẽ đề cập nhiều hơn ở những LSA sau. Router LSA luôn luôn ở trong một area và không quảng bá ra ngoài. Network LSA hay còn gọi là type 2 được tạo cho mỗi mạng multi-access . Hãy nhớ lại các OSPF network type? Mạng broadcast và mạng non-broadcast yêu cầu có DR / BDR. Đấy là những kiểu mạng sẽ có network LSA được tạo ra bởi các DR. Trong LSA này, chúng ta sẽ tìm thấy tất cả các router được kết nối tới mạng multi-access, các DR và tất nhiên là prefix và subnet mask. Trong ví dụ trên ta sẽ thấy router Nancy, Donna và DR trong network LSA. Ta cũng sẽ thấy prefix 192.168.123.0/24 trong LSA này. Điều cuối cùng cần đề cập đến: Network LSA luôn luôn ở trong một area và không quảng bá ra ngoài. Type 1 router LSA không quảng bá ra ngoài area. Tuy nhiên OSPF làm việc với nhiều area và có thể phải cần kết nối với tất cả các area. Router Nancy đang flood một router LSA trong Area 2 và router Donna sẽ lưu trữ LSA này trong LSDB. Router Mary và Susan cũng cần phải biết về mạng trong Area 2. Router Donna sẽ tạo ra Type 3 summary LSA và flood vào Area 0. LSA này sẽ flood vào tất cả các area khác của trong mạng OSPF. Bằng cách này, tất cả các router trong các area sẽ biết về các prefix từ các area khác. Cách gọi "summary" LSA là rất sai lầm. Theo mặc định OSPF sẽ không summarize bất kì mạng nào. Tuy nhiên có một lệnh cho phép ta summarize các tuyến đường inter-area đó là "area {} range {} trên ABR" hoặc "summary {} trên ASBR", cụ thể sẽ nằm ở các bài viết tiếp theo. Nếu nhìn vào bảng định tuyến của một router OSPF và LSA type 3 sẽ hiển thị ở dạng O IA. Đó là những inter-area prefixes! Trong ví dụ này, router Nancy đang redistribute lại thông tin từ router định tuyến RIP vào OSPF. Điều này làm cho router Nancy là một ASBR (Autonomous System Border Router). Khi router Donna (là một ABR) nhận được Router LSA từ Nancy, nó sẽ tạo ra một type 4 summary ASBR LSA và flood vào area 0. LSA này cũng sẽ được flood tới tất cả các area khác và điều này là cần thiết để tất cả các router OSPF biết đường tới ASBR. Cùng topology nhưng ta thêm prefix (5.5.5.0/24) tại router RIP. Prefix này sẽ được redistribute vào OSPF. Router Nancy (ASBR) sẽ quản lý và tạo ra một type 5 external LSA cho việc này. Đừng quên chúng ta vẫn cần type 4 summary ASBR LSA để xác định vị trí router Nancy. Khi redistribute với OSPF sẽ thấy mục O E1 hoặc E2. Đó là những external prefix và LSA type 5. Type 6 multicast ospf LSA ta có thể bỏ qua vì nó không được sử dụng. Nó thậm chí còn không được hỗ trợ bởi Cisco. Ta sử dụng PIM (Protocol Independent Multicast) cho các cấu hình multicast. Khu vực NSSA không cho phép sử dụng type 5 external LSA. Trong hình trên router Nancy vẫn là ASBR, nó redistribute thông tin từ RIP vào OSPF. Vì type 5 không được phép sử dụng nên ta phải nghĩ đến việc dùng cách khác. Đó là lý do tại sao phải dùng type 7 external LSA mang các thông tin tương tự chính xác mà không bị chặn trong khu vực NSSA. Router Donna sẽ chuyển type 7 thành type 5 và flood vào các area khác. More about the special area types later! Trong hình trên, ta có topology với 3 OSPF area với nhiều ABR và ASBRs. Sau đây là tóm tắt về các LSA trên: • Type 1 - Router LSA: Router LSA được tạo ra bởi mỗi bộ router cho từng area chứa nó. Trong link-state ID ta sẽ tìm thấy ID của router khởi tạo. Ta đang nói về các router LSA chỉ trong area 0. • Type 2 - Network LSA: Network LSA được tạo ra bởi DR. Link-state ID sẽ là router ID của DR. Trong area 1, ta có thể thấy một DR đang gửi một network LSA. • Type 3 - Summary LSA: Summary LSA được tạo ra bởi ABR và flood ra các area khác. Trong hình area 2 sẽ học về các prefix trong area 0 và 1. • Type 4 - Summary ASBR LSA: Các router khác cần phải biết nơi để tìm ASBR. Đây là lý do tại sao ABR sẽ tạo ra một summary LSA ASBR trong đó sẽ bao gồm các router ID của ASBR trong trường link-state ID. • Type 5 - External LSA: còn được biết đến như autonomous system external LSA: Các external LSA được tạo ra bởi các ASBR. Có một ASBR trong area 2 được tạo ra những LSA để miền OSPF biết về các prefix được redistribute từ BGP. • Type 7 – External LSA: còn được biết đến như not-so-stubby-area (NSSA) LSA: Trong hình ta có thể thấy Area 1 là NSSA (Not-So-Stubby-Area) không cho phép external LSAs (type 5). Để khắc phục vấn đề này, ta tạo ra Type 7 LSA để miền OSPF biết về các prefix được redistribute từ RIP. Bây giờ ta hãy kiểm tra bằng bài lab sau Ta sẽ dùng topo như hình trên với 3 router và 2 area, mỗi router có 1 loopback x.x.x.x/24 Nancy(config)#router ospf 1 Nancy(config-router)#network 192.168.12.0 0.0.0.255 area 0 Nancy(config-router)#network 1.1.1.0 0.0.0.255 area 0 Donna(config)#router ospf 1 Donna(config-router)#network 192.168.12.0 0.0.0.255 area 0 Donna(config-router)#network 192.168.23.0 0.0.0.255 area 1 Mary(config)#router ospf 1 Mary(config-router)#network 192.168.23.0 0.0.0.255 area 1 Mary(config-router)#network 3.3.3.0 0.0.0.255 area 1 Ta hãy bắt đầu xem LSDB của router Nancy: Bằng cách sử dụng show ip ospf database ta có thể nhìn thấy LSDB, router LSA type 1, network LSA type 2 và summary LSA type 3. Các thông tin trong LSDB: • Link ID: Đây là những địa chỉ xác định cho mỗi LSA. • ADV router: router quảng bá LSA này. • Age: Bộ tính thời gian theo giây. Tối đa là 3600 giây hoặc 1 giờ. • Seq #: Số thứ tự bắt đầu với 0x80000001 và sẽ tăng thêm 1 cho mỗi lần cập nhật. • Checksum: Có một checksum cho mỗi LSA. • Link count: Hiển thị tổng số các liên kết kết nối trực tiếp và chỉ được sử dụng cho các router LSA. Vẫn dùng topo cũ nhưng giờ ta sẽ redistribute một mạng trong router Nancy vào OSPF để kiểm tra type 4 và type 5. Nancy(config)#int loopback 1 Nancy(config-if)#ip add 11.11.11.11 255.255.255.0 Nancy(config-if)#router ospf 1 Nancy(config-router)#redistribute connected subnets Ta tạo thêm một cổng loopback 1 với địa chỉ như trên và redistribute trực tiếp vào trong OSPF. Kiểm tra LSDB trên router Donna và Mary: Nhìn vào LSDB ta có thể thấy type 5 external LSA. Hãy nhớ rằng router Donna và Nancy cùng ở area 0. Router Mary nằm trong area khác router Nancy vì vậy nó cần biết nơi để tìm ASBR. Trong LSDB ta có thể thấy type 5 external LSA và LSA type 4 summary ASBR, đó là địa chỉ của router Nancy. Bởi vì có LSA này nên router Mary biết đường để tới ASBR. Type 4 LSA được tạo ra bởi router Donna là ABR. Giữ nguyên topo cũ, ta thay đổi area 1 thành NSSA (not-so-stubby-area): Donna(config)#router ospf 1 Donna(config-router)#area 1 nssa Mary(confg)#router ospf 1 Mary(config-router)#area 1 nssa Tiếp theo là thêm một cổng loopback 1 trong router Mary và redistribute vào trong OSPF: Mary(config)#int loopback1 Mary(config-if)ip add 33.33.33.33 255.255.255.0 Mary(config-if)#router ospf 1 Mary(config-router)#redistribute connected subnets Hãy xem điều gì xảy ra với LSDB: Ta có thể thấy router Mary đã tạo ra type 7 external LSA cho prefix trên cổng loopback. Router Donna có type 7 external LSA trong LSDB vì nó ở cùng area với router Mary. Nó cũng tạo ra type 5 LSA external rồi flood vào area 0. Điều này là do router Donna là một ABR. Router Nancy chỉ có một type 5 LSA external trong LSDB cho prefix này. Điều này chứng tỏ type 7 LSA external chỉ tồn tại trong NSSA.
duongvo, 24/8/17 #2 -
duongvo Member
Các loại Network Type trong giao thức OSPF Ta đã biết cách thiết lập quan hệ hàng xóm trong OSPF và nó khá là mất nhiều công sức. Ta phải gửi một vài bản tin hello, trở thành neighbors, gửi một DBD ... kiểm tra xem LSDB được đồng bộ và sau đó gửi một loạt các LSRs và LSUs để cập nhật tất cả mọi thứ. Xét một topo với 8 router chạy OSPF kết nối trên một switch. Mỗi con router sẽ trở thành hàng xóm OSPF với tất cả các router khác ... gửi gói tin hello, kiểm tra LSDB, vv vv Đây là những gì ta nhận được. Một mạng lưới neighbor full-mesh. Mỗi router sẽ trở thành neighbor OSPF của tất cả router còn lại và trao đổi thông tin định tuyến. Ta sẽ có rất nhiều các gói tin OSPF qua lại trên mạng này chỉ để thiết lập và duy trì OSPF quan hệ neighbor. Liệu có cách nào hiệu quả hơn ? Điều gì xảy ra nếu tất cả các router OSPF chỉ gửi cập nhật với một router và router này sẽ chuyển tiếp các cập nhật đó tới các router còn lại ? Tất cả các router chạy OSPF sẽ biết về tất cả các thông tin định tuyến, nhưng sẽ tốn ít lưu lượng cho việc trao đổi các bản tin OSPF. Đây chính là cách thức hoạt động của một DR (Designated router). Router chạy OSPF sẽ chỉ thiết lập quan hệ neighbor đầy đủ với DR và không phải với tất cả các router khác! Tránh sự cố có thể xảy ra đối với mạng nếu DR không hoạt động, ta cần một router làm dự phòng. Nếu DR không hoạt động thì BDR (Backup Designated Router) sẽ lên thay thế. Tất cả các router OSPF sẽ chỉ hình thành full neighbor với các DR và BDR và không phải với tất cả các router khác. Ta chỉ sử dụng DR / BDR trên mạng multi-access. Không cần phải làm điều này trên mạng point-to-point vì PPP chỉ có 2 router kết nối với nhau nên không cần DR / BDR. Làm thế nào để ta lựa chọn một DR/BDR? Ta sẽ xem xét quá trình thiết lập neighbor của OSPF. Ngay sau trạng thái two-way , OSPF sẽ bắt đầu quá trình chọn DR hoặc BDR. Router nào sẽ chiến thắng trong cuộc bầu chọn? • Router với priority cao nhất sẽ trở thành DR. • Router với priority cao thứ hai sẽ trở thành BDR. • Nếu có cùng mức priority thì OSPF sẽ dùng router-ID để lựa chọn, router-ID cao càng tốt. • Việc lựa chọn DR/BDR là non-preemptive. Điều này có nghĩa nếu ta thay đổi priority hoặc router-ID, ta phải thiết lập lại OSPF để chọn một DR/BDR mới. • Router không phải là DR hoặc BDR thì được hiển thị là DROTHER. Đây là một ví dụ về một mạng chạy 3 router sử dụng định tuyến OSPF qua cổng FastEthernet. Nhìn vào hình ta thấy có 1 DR và 1 DROTHER. Router sử dụng lệnh show ip ospf neighbor được bầu làm BDR. Ta có thể thay đổi giá trị priority bằng cách sử dụng lệnh ip ospf priority: • Priority mặc định bằng 1. • Nếu router đặt priority bằng 0 thì sẽ không bao giờ được bầu làm DR hoặc BDR. • Bạn cần dùng lệnh clear ip ospf process trước khi thay đổi này có hiệu lực. Trên đây là một ví dụ về kết nối point-to-point chạy HDLC. Ta có thể thấy rằng có một neighbor nhưng không bầu chọn DR hoặc BDR. Vì đơn giản là chỉ có một router chạy song song với router đang xét. Ta đã nói một chút về mạng multi-access và point-to-point, giờ ta sẽ nghiên cứu sâu hơn hơn một chút. Sau đây là các kiểu mạng của OSPF (OSPF network type) : • Non-Broadcast (NBMA) • Point-to-multipoint • Point-to-multipoint non-broadcast • Broadcast • Point-to-Point Non-broadcast (NBMA) và point-to-multipoint được định nghĩa trong RFC 2328. Point-to-multipoint non-broadcast, broadcast và point-to-point được Cisco đưa ra. Để có thể xem kiểu mạng OSPF đã dùng trên interface ta sử dụng lệnh show ip ospf interface. Đây là đường dây serial và network type là point-to-point. Đây là giao diện FastEthernet. Network Type tự động được chọn : Ta sẽ bắt đầu với mạng non-broadcast. Nếu cấu hình kiểu mạng non-broadcast thì OSPF sẽ cho rằng mạng đang chạy một mạng multi-access. Vài điều quan trọng cần nhớ ở đây: • Multi-access có nghĩa là phải chọn một DR và BDR. • Non-broadcast có nghĩa là OSPF không tự quảng bá thông tin đi, cần phải cấu hình lệnh neighbor Bây giờ hãy nhìn vào mạng frame-relay trong hình trên và giả sử đang ta đang chạy kiểu mạng non-broadcast. Thế đây có phải mạng multi-access? Có kết nối nào giữa router Spoke1 và Spoke2? Ta có thể thấy rằng chỉ có 2 PVC và không có kết nối nào giữa Spoke1 và Spoke2. Nếu ta chọn kiểu mạng non-broadcast thì có nghĩa là ta đang nói mạng OSPF này là multi-access nhưng trong thực tế không phải vậy ... chỉ có kết nối giữa router Hub và router Spoke, không có giữa 2 router Spoke. Ta có rằng các router chỉ có một quan hệ neighbor đầy đủ với DR/BDR và không phải với tất cả các router khác. Sẽ có chuyện gì xảy ra nếu Spoke1 được bầu làm DR? Spoke2 không thể tới Spoke1, có nghĩa là nó sẽ không thể thiết lập quan hệ neighbor. Làm thế nào để giải quyết được vấn đề này? Ta phải đảm bảo rằng router Hub luôn là DR và Spoke1 hoặc Spoke2 sẽ không bao giờ trở thành DR hoặc BDR! Router Hub có thể tới được cả Spoke1 và Spoke2 vì vậy nếu nó là DR thì ta sẽ có một bảng neighbor hoàn chỉnh cho việc cập nhật thông tin định tuyến. Đây là cấu hình trong router Hub. Ta có thể dùng lệnh ip ospf network non-broadcast để thay đổi kiểu mạng OSPF. Ở đây dùng thêm lệnh neighbors để OSPF chuyển sang unicast. Sử dụng lệnh ip ospf priority 0 là cách để chắc chắn rằng router này sẽ không bao giờ trở thành một DR hoặc BDR. Ngoài ra còn có một lệnh bạn có thể sử dụng trên router Hub để đảm bảo các router Spoke không bao giờ trở thành một DR hoặc BDR. Gõ lệnh neighbor <ip address> priority 0 và phải thực hiện nó trước quá trình thiết lập neighbor trong OSPF. Tiếp theo ta sẽ nói về mạng broadcast. Nó tương tự mạng non-broadcast chỉ khác việc ta không cần phải cấu hình các neighbor. OSPF sẽ sử dụng multicast và tự động khám phá neighbor. Kiểu mạng broadcast là mặc định cho giao diện Ethernet. Chú ý: • Hãy chắc chắn rằng khi dùng lệnh frame-relay map ta phải thêm từ broadcast nếu không sẽ không thể gửi multicast trên mạng frame-relay đó! • Chỉ 2 kiểu mạng broadcast and non-broadcast cần DR hoặc BDR. Các loại mạng khác thì không! Ta còn 3 kiểu mạng để tìm hiểu đó là: • Point-to-multipoint • Point-to-multipoint non-broadcast • Point-to-point Tất cả những kiểu mạng có từ "point" đều không đòi hỏi có DR/BDR! Thậm chí nếu sử dụng point-to-multipoint có nghĩa là ta đang sử dụng nhiều point-to-point ... Sau đây là một ví dụ để làm rõ sự khác biệt giữa point-to-point với multiaccess. Vẫn dùng mô hình frame-relay lúc nãy nhưng giờ ta sẽ thêm mạng 2.2.2.0/24 vào trong router Spoke1 và sử dụng OSPF để quảng bá mạng này. Nếu ta dùng theo multi-access và sử dụng kiểu mạng broadcast hoặc non-broadcast, Spoke2 sẽ nghĩ rằng nó có thể tới Spoke1 trực tiếp. Chúng ta sẽ thấy mạng 2.2.2.0/24 trong bảng định tuyến của nó như thế này: 2.2.2.0 /24 NEXT-HOP IP ADDRESS: 192.168.123.2 Spoke2 nghĩ rằng nó có thể tới Spoke1 trực tiếp, nhưng trong thực tế nó đã đi qua router Hub để đạt được điều đó. Nếu ta thiết lập cho OSPF sử dụng mạng point-to-point bằng cách sử dụng point-to-point, point-to-multipoint hoặc point-to-multipoint non-broadcast, OSPF sẽ thấy mạng này như một tập hợp các mạng point-to-point. Ta sẽ thấy gì trong bảng định tuyến ? 2.2.2.0 /24 NEXT-HOP IP ADDRESS: 192.168.123.1 Sự khác biệt được thấy rõ ràng. Địa chỉ IP next-hop là khác nhau. Vì ta đang nói cho OSPF biết là ta đang sử dụng point-to-point, nó tin rằng nó có thể tới 2.2.2.0/24 thông qua router ở phía bên kia. Tại sao ta lại phải quan tâm đến tất cả điều này? Vấn đề ở đây là reachability. Ta thấy các mục trong bảng định tuyến, nhưng chưa chắc có thể tới được vì có thể địa chỉ IP next-hop không thể truy cập. Vấn đề nay rất hay gặp, hãy cẩn thận ! Hãy tiếp tục với các 3 kiểu mạng khác! Đầu tiên ta sử dụng kiểu mạng point-to-multipoint. Một số điều cần phải nhớ: • Tự động phát hiện neighbor vì vậy không cần phải cấu hình lệnh neighbor. • Không có bầu chọn DR/BDR, OSPF sẽ xem mạng như tập hợp nhiều mạng point-to-point. • Chỉ có một dải địa chỉ IP được sử dụng • Hãy chắc chắn rằng mạng frame-relay được cấu hình với từ khóa broadcast. Đây là những gì cần phải cấu hình trên giao diện. Sử dụng lệnh ip ospf network point-to-multipoint. Thế còn về mạng point-to-multipoint non-broadcast ? Đó là chính xác giống như point-to-multipoint nhưng sự khác biệt là non-broadcast. Ta sẽ phải tự xác định neighbor bằng lệnh "neighbor". Kiểu mạng cuối cùng là mạng point-to-point: • Tự động phát hiện neighbor vì vậy không cần phải cấu hình neighbor OSPF. • Không có bầu chọn DR/BDR, OSPF thấy mạng nhu tập hợp các liên kết point-to-point. • Thông thường sử dụng cho point-to-point sub-interfaces với một dải mạng cho mỗi liên kết. • Cũng có thể được sử dụng cho một dải mạng duy nhất. Bảng sau đây là cái nhìn tổng quan của tất cả các kiểu mạng:
duongvo, 24/8/17 #3
Chia sẻ trang này
Tweet Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Từ khóa » Các Loại Ospf
-
Các LSA Types Trong OSPF
-
Chương 10: GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (PHẦN 3) - - VnPro
-
[OSPF] Đọc Hiểu OSPF Database | Thinh Cao Minh – Daily Notes
-
Giao Thức OSPF Là Gì? Cách Thức Hoạt động Của OSPF - Vietnix
-
Các Loại Area Trong OSPF | Thanhnd
-
GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF (OPEN SHORTEST PATH FIRST)
-
[PDF] GIAO THỨC OSPF
-
Ospf Là Gì? Giao Thức định Tuyến Ospf Hoạt động Như Thế Nào?
-
OSPF – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giao Thức OSPF Là Gì? Cách Thức Hoạt Động Và Cấu Hình Định ...
-
[Phần 3]OSPF Là Gì? Tại Sao OSPF Lại Tốt Hơn? - Series Tự Học ...
-
3 Giao Thức định Tuyến OSPF Cho IPv4 (OSPFv2) - Tài Liệu Text
-
Tìm Hiểu Về định Tuyến OSPF đa Vùng - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] Các Giao Thức định Tuyến