3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Giáo Dục - Đào Tạo >
- Cao đẳng - Đại học >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.24 KB, 128 trang )
38thương trở nên quá rõ ràng, đòi hỏi phải có lý luận để đáp ứng sự vận động và phát triểncủa sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, kinh tế chính trị học cổ điển Anh ra đời.Học thuyết kinh tế cổ điển là xu hướng của tư tưởng kinh tế tư sản phát sinhtrong thời kỳ hình thành phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các nhà kinh tế học củatrường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sanglĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặtra. Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế thịtrường, như phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận, tiền lương, địa tô, địa tức, các quy luậtgiá trị, cung cầu, lưu thông tiền tệ…Lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu tượnghóa nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và các quy luật vận độngcủa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sựcan thiệp của nhà nước vào kinh tế. Tuy vậy, những kết luận của họ còn mang tính philịch sử, lẫn lộn giữa hệ thống khoa học và yếu tố tầm thường.Các đại biểu: William Petty (1623-1687), Adam Smith (1723-1790), DavidRicardo (1772-1823)Theo K. Marx, kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh bắt đầu từ William Pettyvà kết thúc ở David Ricardo.3.3.2 Học thuyết kinh tế của William Petty (1623 -1683)a. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của W. Petty- Tiểu sử:+ William Petty là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế cổđiển Anh. Ông sinh ra trong một gia đình thợ may nghèo ở một thị trấn yên bình củaHampshire, bên dòng sông Test, miền Nam nước Anh. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vựcnhư: Giải phẫu Y khoa (TS. Y Khoa), thống kê, kinh tế.W. Petty+ Năm 1647 phát minh ra máy chữ, năm 1649 nhận học vị tiến sỹ vật lý, năm1657 là giáo sư giải phẫu và âm nhạc, năm 1658 làm bác sỹ trong quân đội Cromwelltham gia cướp bóc Ireland.- Tác phẩm:W. Petty viết nhiều tác phẩm như:+ “Bàn về thuế khóa và lệ phí”, (1662)+ “Lời nói với những kẻ khôn”, (1664)+ “Giải phẫu học chính trị ở Ireland”, (1672)+ “Số học chính trị”, (1676) - đây là tác phẩm lớn nhất+ “Bàn về tiền tệ”, (1682)39Trong những tác phẩm đầu tiên, W.Petty còn mang nặng tư tưởng trọng thương,nhưng trong những tác phẩm cuối cùng của ông không còn dấu vết của chủ nghĩatrọng thương.- Về phương pháp luận: W. Petty đã áp dụng phương pháp mới về nhận thức.Trường phái trọng thương mới chỉ thỏa mãn với việc đơn thuần đưa ra những biệnpháp kinh tế hay chỉ miêu tả lại những hiện tượng kinh tế theo kinh nghiệm. CònW.Petty đi xa hơn tìm cách giải quyết các hiện tượng đó. Ông đã tiếp cận với quy luậtkhách quan. Ông nói: “Trong chính sách kinh tế cũng như trong y học cần phải tínhđến những quá trình tự nhiên, không nên dùng những hành động cưỡng bức riêng củamình để chống lại những quá trình đó”.Tuy nhiên, ông đã nhầm lẫn coi các quy luật kinh tế của CNTB cũng như quyluật tự nhiên tồn tại vĩnh viễn.- Về thế giới quan triết học, ông chống lại siêu hình nhưng là người theo chủnghĩa duy vật tự phát, coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức.- Phương pháp trình bày của ông: xuất phát từ hiện tượng cụ thể, phức tạp, điđến hiện tượng trừu tượng.b. Học thuyết kinh tế của W.Petty- Lý luận về giá trị lao độngThứ nhất là quan niệm về giá trị lao động của William Petty ( 1623-1687 ). Ông là mộtcon ngời học rộng biết nhiều và sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, có trình độtiến sĩ vật lý, là ngời phát minh ra máy móc, là đại địa chủ đồng thời là nhà đại côngnghiệp. Ông là ngời áp dụng phơng pháp mới trong nghiên cứu khoa học, gọi là khoahọc tự nhiên tức là tôn trọng và thừa nhân các quy luật khách quan, vạch ra mối liên hệphụ thuộc, nhân quả giữa các sự vật hiện tượng. Về lý thuyết giá trị lao động, ông cócông nêu ra nguyên lý của giá trị lao động. Ông đa ra ba phạm trù về giá cả hàng hoátrong tác phẩm bàn về thuế khoá và lệ phí . Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo vàgiá cả chính trị.Thế nào là giá cả tự nhiên? Ông viết một người nào đó, trong thời gianlao động khai thác đợc 1ounce bạc và cùng thời gian đó sản suất đợc 1 barrel lúa mỳthì 1 ounce bạc đợc coi là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mỳ. Nêu nhờ mỏ quặngphong phú tài nguyên hơn thì với thời gian lao động nói trên, bây giờ khai thác đợc 2ounce bạc thì 2 ounce bạc này là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mỳ.Như vậy, giá cả tự nhiên ( giá trị hàng hoá ) là do lao động hao phí của ngời sản suấttạo ra và vì vậy giá cả tự nhiên quyết định giá trị sản phẩm. Nếu giá cả tự nhiên là giátrị của hàng hoá, thì giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá. Ông viết tỷ lệgiữa lúa mỳ và bạc chỉ là giá cả nhân tạo chứ không phải là giá cả tự nhiên . Ông chorằng, giá cả nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu trênthị trờng.Về giá cả chính trị, ngoài yếu tố lao động hao phí nó còn phụ thuộc vào quan điểmchính trị và bối cảnh xã hội vì vậy nó là cơ sở quyết định giá cả thị trường của sảnphẩm. Vì vậy, chi phí lao động trong gia cả chính trị cao hơn chi phí lao động trong40giá cả tự nhiên ( giá trị ) bình thờng. Ông cũng đặt vấn đề nghiên cứu lao động giảnđơn và lao động phức tạp, so sánh lao động trong thời gian dài, lấy năng suất lao độngtrung bình của nhiều năm để ta loại trừ tình trạng ngẫu nhiên. Nh vậy, ông là ngời đầutiên thấy được cơ sở của giá cả tự nhiên ( giá trị ) là lao động hao phí, thấy đợc mốiquan hệ giữa lượng giá trị và năng suất lao động. Có thể nói ông là ngời đầu tiên đặtnền móng cho lý luận giá trị lao động. Nhng ông vẫn lẫn lộn hay cha phân biệt đượclao động tạo ra giá trị sử dụng và lao động tạo ra giá trị. Mặt khác ông còn ra luậnđiểm là lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải . Về phương diện của cải vậtchất, đây là sáng kiến vĩ đại của ông. Nhng ông lại xa rời tư tưởng giá trị lao động khikết luận lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm tức là lao độngvà đất đai là nguồn gốc của giá trị ( giá cả tự nhiên ). Ông đã lẫn lộn lao động với tưcách là nguồn gốc của giá trị sử dụng với lao động có tư cách là nguồn gốc của giá trị (tức là ông đã đồng nhất lao động cụ thể với lao động trừu tợng. Đứng về phơng diệngiá trị thì đây là quan điểm sai lầm. Điều này là mầm mống của các lý thuyết nhân tốsản xuất tạo ra giá trị sau này. W. Petty có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trịlao động. Ông đã đưa ra 3 phạm trù về giá cả hàng hóa trong tác phẩm “Bàn về thuếkhóa và lệ phí”, đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa, nó do lao động của người sản xuất tạo ra.Lượng của giá trị tự nhiên, hay giá trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc.Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hóa. Theo ông, giá cả nhân tạothay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường.Về giá cả chính trị, W. Petty cho rằng, đây là một loại đặc biệt của giá cả tựnhiên. Nó cũng chính là chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa nhưng trong điềukiện chính trị không thuận lợi. Vì vậy, chi phí lao động trong giá cả chính trị thườngcao hơn so với chi phí lao động trong giá cả tự nhiên bình thường.+ Hạn chế:Tuy nhiên ông vẫn chưa phân biệt đợc các phạm trù giá trị, giá trị trao đổi và giá cả.Ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thơng nên ông chỉ giới hạn lao độngtạo ra giá trị trong lao động khai thác vàng và bạc, chính vì vậy mà ông khẳng địnhrằng muốn xác định giá trị của các vật phẩm thì phải đem so sánh lao động hao phílàm ra nó và hao phí làm ra bạc và vàng ( ông là ngời lấy bạc và vàng làm chất liệucho tiền tệ ). Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị, còngiá trị hàng hoá khác đợc xác định nhờ quá trình trao đổi với bạc. Lý luận giá trị - laođộng của ông chưa phân biệt được các phạm trù: giá trị, giá trị trao đổi với giá cảLao động khai thác vàng và bạc tạo ra giá trị; lao động ở ngành khác tạo nêncủa cải.Theo ông, giá trị hàng hóa chính là sự phản ánh giá trị tiền tệ cũng như ánhsáng của mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng mặt trời vậy. Điều này chính là ảnhhưởng của chủ nghĩa trọng thương.41Ông lẫn lộn lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị với lao động với tưcách là nguồn gốc của giá trị sử dụng (nghĩa là ông đã đồng nhất lao động trừu tượngvới lao động cụ thể).Ông đưa ra câu nói nổi tiếng: “Lao động là cha còn đất đại là mẹ của của cải”.Về phương diện của cải nói như vậy là đúng, chỉ rõ nguồn gốc của giá trị sử dụng.Nhưng sai lầm là ông đã coi hai yếu tố xác định giá trị là lao động và tự nhiên.- Lý thuyết tiền tệ+W.Petty chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Ông phê phán lýthuyết tiền tệ của chủ nghĩa trọng thương. Tiền không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩncủa sự giàu có.+ Ông nghiên cứu hai loại kim loại giữ vai trò của tiền là vàng bạc. Giá trị củachúng dựa trên cơ sở lao động khai thác ra chúng quyết định.+ Ông là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, đó là số lượng tiềncần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hóa và tốc độ chuchuyển của tiền tệ, ông chỉ ra ảnh hưởng của thời gian thanh toán với số lượng tiền tệcần thiết trong lưu thông.Lý luận về tiền lương:Lý luận về tiền lương của W. Petty được xây dựng trên cơ sở lý luận giá trị lao động. Ông coi lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động.Ông đặt nhiệm vụ xác định mức tiền lương.Theo ông tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho côngnhân: Tiền lương không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu (thấp).Nếu tiền lương nhiều thì công nhân không muốn làm việc, họ thích uống rượu say. Ôngkịch liệt phản đối những trường hợp tăng tiền lương quá cao. Sở dĩ như vậy vì trong thờiđại của W. Petty, tư bản chưa thể bắt buộc công nhân lệ thuộc vào công nhân, tư bảnphải dựa vào sự ủng hộ của Nhà nước, đề ra những đạo luật cấm tăng lương.Ông đi sâu phân tích mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tiền lương và giá cảlúa mì (giá trị tư liệu sinh hoạt). Ông rút ra kết luận: Tiền lương tỷ lệ nghịch với giá cảlúa mì (tư liệu sinh hoạt). Kết luận này hoàn toàn trái ngược với kết luận của K. Marx:tiền lương tỷ lệ thuận với giá trị sức lao động.Như vậy, mặc dù có sai lầm, song W. Petty đã nêu được cơ sở khoa học củatiền lương là giá trị của các tư liệu sinh hoạt.Lý luận về địa tô, lợi tức và giá cả ruộng đất+ Địa tô:Ông đã tìm thấy nguồn gốc của địa tô trong lĩnh vực sản xuất:Địa tô = Giá trị của sản phẩm – chi phí sản xuấtChi phí sản xuất bao gồm: Chi phí tiền lương, chi phí giống má42Ông không rút ra được lợi nhuận của kinh doanh ruộng đất, không trực tiếp đềcập đến vấn đề bóc lột nhưng theo logic phân tích của ông chúng ta có thể dễ dàng rútra kết luận rằng: công nhân chỉ nhận được tiền lương tối thiểu, số còn lại là lợi nhuậncủa địa chủ. Logic bên trong của quan niệm đó là sự thừa nhận có sự bóc lột. K. Marxnhận xét W. Petty là người nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột, dự đoánđúng đắn bản chất của giá trị thặng dư.+ Lợi tứcÔng coi lợi tức là địa tô của tiền lương và cho rằng nó lệ thuộc vào mức địa tô(trên đất mà người ta có thể dùng tiền vay để mua). Trong cuốn “Bàn về tiền tệ”, ôngcoi lợi tức là số tiền thưởng, trả cho sự nhịn ăn tiêu, coi lợi tức cũng như tiền thuêruộng. Mức lợi tức phụ thuộc vào những điều kiện tự phát và những điều kiện nàyquyết định vận mệnh của sản xuất nông nghiệp.W. Petty nói: người thầy thuốc giỏi sẽkhông dùng quá liều để chữa cho bệnh nhân.+ Giá cả ruộng đấtVề giá cả ruộng đất: Theo ông, nếu không tính đến những chi phí cơ bản thìruộng đất không có giá trị, nhưng ruộng đất lại có giá cả nhất định. Công lao to lớn củaông là ông đã dùng lý luận giá trị lao động để giải thích giá cả ruộng đất. Ông khẳngđịnh một cách đúng đắn rằng, giá cả ruộng đất phải được quy định một cách đặc biệt,vì người ta không sản xuất ra được đất đai. Quan niệm của ông: Nông nghiệp là cơ sởcủa thu nhập tiền tệ, mua đất đai là khả năng sử dụng tiền tệ tốt nhất. Ông đã gắn liềngiá cả ruộng đất với mức sinh lợi của ruộng đất và ông kết luận giá cả ruộng đất ngangvới lượng địa tô hàng năm nhất định.3.3.3 Học thuyết kinh tế của AdamSmith (1723-1790)a. Tiểu sử, tác phẩm và phương pháp luận của Adam Smith- Tiểu sửA. Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Ôngxuất thân từ một gia đình viên chức thuế quan ở xứ Scotland. Ông học ở Glasgow vàOxford.+ Sau khi tốt nghiệp đại học, ông nghiên cứu và giảng dạy ở Edinburgh vàGlasgow, năm 1751 ông lãnh đạo bộ môn logic, năm 1752 ở bộ môn triết học, năm1765 là giáo sư riêng cho công tức Feclây- Tác phẩm+ Năm 1759, ông xuất bản cuốn “Lý thuyết về những tình cảm đạo đức”+ Năm 1776, ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng “Nghiên cứu về bản chất vànguồn gốc của cải của các nước” (của cải của các dân tộc). Phân tích cái gì làm mứcsống của đất nước tăng lên và chỉ rõ lợi ích cá nhân và sự cạnh tranh góp phần vàotăng trưởng kinh tế ra sao. Xem xét tác động của nhà nước vào nền kinh tế như thế nàotừ đó tấn công vào các chính sách kinh tế của phái trọng thương.43- Phương pháp luậnThứ hai, phải nói tới lý thuyết giá trị lao động của Adam Smith (1723-1790 ). So vớiWilliam Petty và trờng phái trọng nông thì lý thuyết giá trị lao động của Adam Smithcó một bớc tiến đáng kể. Ông đã chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ragiá trị, lao động là thớc đo cuối cùng của giá trị. Ông đã phân biệt rõ ràng sự khácnhau giữa giá trị trao đổi và giá trị sử dụng đồng thời khẳng định: giá trị sử dụngkhông quyết định giá trị trao đổi. Ông bác bỏ quan điểm cho rằng tính ích lợi quyếtđịnh giá trị trao đổi mà A.R.J. Turgot ủng hộ. Khi phân tích giá trị hàng hoá, ông chorằng giá trị đợc biểu hiện trong giá trị trao đổi hàng hoá, trong quan hệ số lợng vớihàng hoá khác, còn trong nền sản suất hàng hoá phát triển, nó đợc biểu hiện ở tiền.Ông chỉ ra lợng giá trị hàng hoá do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định.Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hởng khác nhau đến lợng giá trị hànghoá, trong cùng một thời gian, lao động chuyên môn phức tạp sẽ tạo ra một lợng giá trịnhiều hơn so với lao động giản đơn hay không phức tạp.Ông đã ra hai định nghĩa về giá cả: giá cả tự nhiên ( giá trị hàng hoá ) và giá cảthị trường. Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Ông cho rằng,nếu giá cả của một loại hàng hoá nào đó phù hợp với những gì cần thiết cho thanh toánvề địa tô, tiền lơng công nhân, lợi nhuận cho tư bản được chi phí cho khai thác, chếbiến, đã ra thị trường thì có thể nói hàng hoá được bán với giá cả tự nhiên, còn giá cảthực tế mà qua đó hàng hoá đợc bán gọi là giá cả. Nó có thể cao hay thấp hơn hoặctrùng với giá cả tự nhiên. Theo ông giá cả tự nhiên mang tính chất khách quan còn giácả thị trờng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ngoài giá cả tự nhiên, giá cả thị trờngcòn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khácTuy nhiên lý thuyết về giá trị lao động của Adam Smith còn nhiều hạn chế.+ Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật, ông thừa nhận quy luậtkhách quan và phân tích 1 cách khoa học nhiều hiện tượng KTXH (ông tiến xa hơnnhững người trước là tìm hiểu các quy luật kinh tế). Nhưng chủ nghĩa duy vật của ôngcòn mang nặng tính tự phát, máy móc. Ông xa lạ với phép biện chứng.+ Phương pháp luận của A. Smith là phương pháp 2 mặt mẫu thuẫn: Khoa họcvà tầm thường:Một mặt: Đi sâu vào mối liên hệ bên trong của chế độ Tư bản và có thể nói là đivào cơ cấu sinh lý của nó để tìm hiểu bản chất. (Khoa học)Mặt khác: Chỉ mô tả, liệt kê, thuật những khái niệm có tính chất công thứcnhững cái biểu hiện bề ngoài đời sống kinh tế. (Tầm thường)Hai mặt đó không những chung sống yên ổn bên nhau mà còn xoắn xuýt lấynhau và thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Phương pháp luận hai mặt của A. Smith cóảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế tư sản sau này.b. Tư tưởng kinh tế tự do của Adam Smith44Điểm xuất phát trong nghiên cứu lý luận kinh tế của Adam Smith là nhân tố“con người kinh tế”Theo A. Smith, xã hội là sự liên minh những quan hệ trao đổi. Thiên hướng traođổi là đặc tính vốn có của con người. Chỉ có trao đổi và thông qua việc thực hiệnnhững quan hệ trao đổi thì nhu cầu của con người ta mới được thỏa mãn. “Hãy đưacho tôi cái mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái mà anh cần”. Ông cho rằng đó là mộtthiên hướng phổ biến và tất yếu của mọi xã hội. Nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sự tồntại của xã hội loài người.Sự trao đổi mang lại lợi ích vị kỷ - cho bản thân của những người trao đổi:Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp chi phối người ta hoạt động trao đổi,nhưng khi chạy theo tư lợi thì con người kinh tế còn chịu sự tác động của “bàn tay vôhình”. Với sự tác động này, con người kinh tế vừa chạy theo tư lợi vừa đồng thời thựchiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến đó là đáp ứng lợi ích chung của xã hội.“Bàn tay vô hình”: đó chính là các quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạtđộng, chi phối hành động của con người. Ông gọi hệ thống các quy luật kinh tế kháchquan đó là “trật tự tự nhiên”.Để có sự hoạt động của trận tự tự nhiên thì cần phải có những điều kiện nhấtđịnh. Đó là sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Nềnkinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Cần phải có tự do sản xuất, tự doliên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Trên cơ sở đó hình thành mối quan hệ giữa ngườivới người là phụ thuộc vào nhau. Trong xã hội, với sự tồn tại và phát triển của nềnkinh tế hàng hóa, người ta luôn luôn có quan hệ kinh tế với nhau.Theo A. Smith, chỉ có phương thức sản xuất TBCN mới có những điều kiện kểtrên. Vì vậy, chỉ có CNTB mới là xã hội bình thường được xác định trên cơ sở trật tựtự nhiên. Còn những xã hội trước đó – xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến – lànhững xã hội không bình thườngTheo Ông, cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng “bàn tay vô hình”. Hoạtđộng sản xuất và lưu thông hàng hóa được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vôhình. Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộc sốngriêng của nó.Theo A. Smith, Nhà nước có các chức năng bảo vệ quyền sở hữu của các nhà tưbản, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và trừng phạt những kẻ phạm pháp. Vai tròkinh tế của Nhà nước được thể hiện khi những nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức cácdoanh nghiệp như nhiệm vụ xác định đường sá, đào sông, đắp đê, hay nhiệm vụ xácđịnh những công trình kinh tế lớn…A.Smith cho rằng quy luật kinh tế là vô định, mặc dù chính sách kinh tế củaNhà nước có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự hoạt động của các quy luật kinh tế.Khi được hỏi: “Chính sách kinh tế nào phù hợp với trật tự tự nhiên?” A. Smith đãtrả lời: Tự do cạnh tranh. Xã hội muốn giàu có phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do.45c. Hệ thống lý luận kinh tế thị trường của A. Smith- Lý luận về phân công lao độngA. Smith bắt đầu tác phẩm nổi tiếng của mình bằng việc phân tích phân cônglao động. Theo ông, cội nguồn của của cải lao động, tài sản của xã hội phụ thuộc vàohai nhân tố:Thứ nhất, phụ thuộc vào tỉ lệ làm việc trong nền sản xuất vật chấtThứ hai, phụ thuộc vào trình độ phát triển của phân công lao động: Theo Ông,phân công là nguyên nhân làm tăng thêm của cải sản xuất, là “một sự tiến bộ hết sức vĩđại trong sự phát triển sức sản xuất của lao động”. Phân công lao động có nhiều ưuđiểm: đảm bảo kỹ thuật phát triển; tiết kiệm thời gian chuyển từ việc này sang việckhác; làm dễ dàng cho việc sử dụng máy móc. Ông cũng vạch ra mặt trái của sự phâncông lao động như: Làm cho công nhân phát triển phiến diện, mắc bệnh nghề nghiệp.+ Theo A. Smith, nguyên nhân của sự phân công nằm trong khuynh hướngmuốn trao đổi của con người; mức độ phân công phụ thuộc vào quy mô thị trường.Ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa phân công với quy mô thị trường. Khi thị trườngrất nhỏ không có một người nào muốn chuyên tâm vào một công việc vì không có khảnăng trao đổi sản phẩm dư thừa vượt quá mức tiêu thụ cá nhân.Hạn chế: Trong lý luận về phân công lao động, A. Smith đã giải thích sai lệchnguyên nhân của sự phân công; chưa phân biệt được phân công của công trường thủcông với phân công xã hội; chưa chú ý đến mặt xã hội của sự phân công.- Lý luận về tiền tệ+ A.Smith coi trao đổi là dấu hiệu quan trọng nhất nói lên bản chất của nền sảnxuất, còn xã hội trở thành liên minh của sự trao đổi. Do đó, ông tiến tới phân tích tiền tệ.Khi phê phán những người trọng thương, ông cho rằng tiền chỉ là phương tiệnkỹ thuật làm cho trao đổi được thuận tiện, ông so sánh tiền với con đường rộng lớn,trên đó người ta chở cỏ khô và lúa mì, con đường không làm tăng thêm cỏ khô và lúamì. Như vậy, ông đánh giá không đúng về tiền tệ, coi tiền tệ chỉ là môi giới giản đơn.A. Smith cho rằng tiền giấy có nhiều ưu điểm, tiền giấy rẻ hơn, còn ích lợi thìcũng thế. Nhưng ông lại lại là người chống lại việc giảm giá của tiền đúc.Ông coi tiền là “bánh xe vĩ đại của lưu thông” là “công cụ đặc biệt của trao đổivà thương mại”Ông đã hiểu được tiền là một thứ hàng hóa tách ra, tức là đã hiểu được bảnchất hàng hóa của tiền và cũng chỉ hiểu đến đó thôi.Về quy luật lưu thông tiền tệ, khi chống lại thuyết số lượng tiền tệ. A. Smithcho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả mà là giá cả quyết định sốlượng tiền tệ. Ông phát biểu một cách chính xác rằng số lượng tiền tệ được quyết địnhbởi giá trị của khối lượng hàng hóa mà nó phải lưu thông. Giá trị các hàng hóa muavào và bán ra hàng năm trong một nước đòi hỏi một số lượng tiền tệ nhất định lưu46thông và phân phối các hàng hóa đó vào tay những người tiêu dùng và không dùng quásố lượng đó được. Con kênh lưu thông chỉ thu một cách tất yếu số lượng thích đángcho đầy đủ và không chứa đựng hơn nữa.Hạn chế: Trong lý luận về tiền tệ của ông cũng còn nhiều hạn chế: Ông đã đơngiản hóa nhiều chức năng của tiền, đưa chức năng phương tiện lưu thông lên hàng đầu;ông cũng không hiểu vấn đề hình thái của giá trị và lịch sử phát triển của các hình thái đó.- Lý luận về giá trịA. Smith đã phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.Ông khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi và bác bỏ lýluận về sự ích lợi, sự ích lợi không có quan hệ gì đến giá trị trao đổi. Ví dụ “không cógì hữu ích bằng nước nhưng với nó thì không thể mua được gì”Theo ông, giá trị trao đổi là do lao động quyết định, giá trị là do hao phí laođộng để sản xuất ra hàng hóa quyết định. Đó là khái niệm đúng đắn về giá trị. A.Smithcòn nêu định nghĩa thứ hai về giá trị hàng hóa: giá trị một hàng hóa bằng số lượng laođộng mà người ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó. Đây là điều luẩn quẩn và sai lầmcủa A. SmithVề cấu thành giá trị của hàng hóa, theo ông trong sản xuất TBCN, tiền lương,lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của mọi giátrị trao đổi. Ông coi tiền lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thunhập, đó là quan điểm đúng đắn. Song ông lại nhầm ở chỗ coi các khoản thu nhập lànguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi. Ông đã lẫn lộn hai vấn đề hình thành giátrị và phân phối giá trị, hơn nữa, ông cũng xem thường tư bản bất biến (C) và coi giátrị chỉ có (V+M).Ông đã phân biệt giá cả tự nhiên với giá cả thị trường. Ông khẳng định hànghóa được bán theo giá cả tự nhiên, nếu giá cả đó ngang với mức cần thiết để trả chotiền lương, lợi nhuận và địa tô.Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Theo ông, giá cảtự nhiên có tính chất khách quan, còn giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác. Ngoài giá cả tự nhiên, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu vàcác loại độc quyền khác.Ông đã nhận thấy ngay cả trong CNTB được đặt ra khác với trước đây. Nhưngông không thấy được trong CNTB quan trọng thực hiện giá trị gắn liền với việc phânphối lại giá trị dưới hình thái lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Ông đã vấp vào vấn đề giá cảsản xuất.Công lao chủ yếu của A.Smith về lý luận giá trị là đã phân biệt được giá trị sửdụng và giá trị trao đổi, hơn nữa, ông đã cho rằng lao động là “thước đo thực tế của giátrị”. Song, ở ông vẫn còn có những sai lầm và hạn chế về lý luận này.- Lý luận về thu nhập47Những vấn đề kinh tế của CNTB được A.Smith giải thích theo quan điểm thunhập. Ông lấy lý luận thu nhập để giải thích quan hệ phân phối, kết cấu giai cấp vàmẫu thuẫn giai cấp.Tiến bộ hơn CNTT, ông đã chia xã hội tư bản thành 3 giai cấp:Một là, những người chiếm hữu ruộng đấtHai là, các nhà tư bản công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệpBa là, công nhânCông lao của ông là ở chỗ đã gắn ba giai cấp đó với ba hình thức thu nhập: địatô, lợi nhuận và tiền lương.- Lý luận về tiền côngTheo A. Smith, trong xã hội “nguyên thủy”, trước CNTB toàn bộ sản phẩmthuộc về người lao động.Trong xã hội tư bản, A.Smith có hai quan điểm về tiền lương, tiền lương ngangvới sản phẩm lao động và tiền lương là phần thưởng cho công nhân, do lao động củacông nhân tạo ra. Hai quan điểm đó giống nhau ở chỗ tiền lương và thu nhập có laođộng. Việc coi tiền lương ngang bằng với sản phẩm lại có ý nghĩa coi tiền lương là giácả của lao động.A.Smith không phủ nhận mâu thuẫn giải cấp khi ông chỉ ra “công nhân mà lĩnhvực được càng nhiều tiền công càng tốt, còn chủ thì muốn trả càng ít càng hay”Theo ý ông, tiền công không thể hạ thấp quá giới hạn nhất định vì “người ta baogiờ cũng khó có khả năng sống bằng lao động của mình”, ông tán thành tiền công cao(dễ chịu). Theo ông, tiền công cao vốn là hậu quả của việc tăng của cải, đồng thờicũng là nguyên nhân tăng dân số.Ông đã xem xét những nguyên nhân khác nhau có tính chất nghề nghiệp trong tiềncông và ông còn cho rằng tiền công của loại công nhân bậc thấp do hai nhân tố quyếtđịnh: lượng cầu về lao động và giá cả thông thường hay trung bình của lương thực.Ông cho rằng, tiền công chịu sự tác động của nhân khẩu và quy mô của tư bảnquyết định tiền công. Ông đã phân biệt một cách có lý tiền công danh nghĩa và tiềncông thực tế (giá cả bằng tiền và giá cả thực tế của công lao động)Hạn chế: A.Smith còn có những hạn chế và sai lầm về lý luận tiền công như:coi tiền công là giá cả của lao động, là một phạm trù đặc trưng cho tất cả các giai đoạnphát triển kinh tế.- Lý luận về lợi nhuậnTheo A.Smith, lợi nhuận là “khoản khấu trừ thứ hai” vào sản phẩm của laođộng. Theo cách giải thích của ông thì lợi nhuận, địa tô và lợi tức chỉ là những hìnhthức khác nhau của giá trị thặng dư.48K. Marx đánh giá cao A. Smith đã “nêu được nguồn gốc thực sự của giá trịthặng dư, đẻ ra từ lao động…”. Đây cũng là thành tựu của Kinh tế chính trị học tư sảntrong thời kỳ tiến bộ của nó.Khác với chủ nghĩa trọng nông, ông cho rằng không chỉ có lao động nôngnghiệp mà cả lao dộng công nghiệp cũng trả lợi nhuận.Ông cho rằng lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào sự giàu có tăng hay giảmcủa xã hội. Ông thừa nhận sự đối lập giữa tiền công và lợi nhuận. Ông đã nhìn thấy“khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau” của tỉ suất lợi nhuận trên cơ sởcạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỉ suất lợi nhuận giảm sút. Theo ông, tưbản đầu tư càng nhiều thì tỉ suất lợi nhuận càng thấp.Hạn chế: A.Smith còn có những hạn chế về lý luận với lợi nhuận như: Khôngthấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận, và ông cho rằng lợi nhuậnlà do toàn bộ tư bản đẻ ra; do không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông,nên ông cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực lưu thông đềuđẻ ra lợi nhuận như nhau: ông coi lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiềnthưởng cho việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản: lợi nhuận là một trongnhững nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi.- Lý luận về địa tôTheo ông, khi ruộng đất trở thành sở hữu tư nhân thì địa tô chỉ là “khoản khấutrừ thứ nhất vào sản phẩm lao động”. Ông coi địa tô như là “tiền trả cho việc sử dụngđất đai”. Như vậy, ông đã phát hiện nhiều điều quan trọng: độc quyền tư hữu ruộng đấtlà điều kiện chiếm hữu địa tô.Ông cho rằng, “quy mô của địa tô nhiều hay ít là kết quả của giá cả sản phẩm”,ông coi địa tô là kết quả của giá cả độc quyền.Ông đã phân biệt được địa tô và lợi tức do tư bản đầu tư vào đất đai. Theo cáchgiải thích của ông thì địa tô là hình thái của giá trị thặng dư.Ông đã phân biệt được địa tô chênh lệch do màu mỡ đất đai và vị trí của đất đaiđưa lại, nhưng không đi sâu nghiên cứu địa tô chênh lệch (II).Một trong những công lao lớn của A.Smith là đã chỉ ra mức tô trên mảnh đấtruộng là do thu nhập của mảnh đất ruộng đó đưa lại, và chỉ ra một cách tài tình rằngđịa tô trên những ruộng canh tác cây chủ yếu (cây lương thực và thức ăn cho súc vật)quyết định địa tô trên những ruộng trồng cây khác.Hạn chế: Ông coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn và còn chứng minh lợi ích củachủ đất phù hợp với lợi ích xã hội, ông chưa hiểu được một cách đúng đắn sự chuyểnhóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô. Ông bị khống chế bởi tư duy sai lầm là giá cả tựnhiên của hàng hóa do các nguồn thu nhập quyết định, điều đó dẫn đến những kết luậntrái ngược nhau (trước, địa tô được coi là yếu tố cấu thành của giá cả tự nhiên, sau đólại coi nó như một khoản dôi ra ngoài giá cả tự nhiên; trước coi địa tô là nguyên nhâncủa giá cả, sau đó lại coi nó như là hậu quả của giá cả); Ông chưa hiểu được địa tô
Xem ThêmTài liệu liên quan
- LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế
- 128
- 5,406
- 26
- Lập trình căn bản chương 10
- 10
- 483
- 1
- Thông báo số 224/TB-VPCP
- 2
- 0
- 0
- Tài chính doanh nghiệp_ Bài 4
- 14
- 332
- 0
- Tài chính doanh nghiệp_ Bài 5
- 7
- 358
- 0
- Đề cương B11
- 18
- 201
- 0
- Quyết định 23/2009/QĐ-UBND
- 2
- 0
- 0
- Thông tư 23/2009/TT-BGDĐT
- 1
- 0
- 0
- Tài chính doanh nghiệp_ Bài 3
- 12
- 382
- 1
- Quản trị kinh doanh quốc tế_ Chương 3
- 24
- 660
- 4
- Quản trị nguồn nhân lực_ Chương 6
- 12
- 385
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.06 MB) - LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế -128 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Học Thuyết Kinh Tế Chính Trị Cổ điển Anh
-
Kinh Tế Học Cổ điển – Wikipedia Tiếng Việt
-
Học Thuyết Kinh Tế Tư Sản Cổ điển Anh - .vn
-
Chuyên đề Kinh Tế Chính Trị Tư Sản Cổ điển Anh - 123doc
-
[PDF] Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác
-
Những đặc điểm Của Kinh Tế Chính Trị Tư Sản Cổ điển Anh
-
Các Học Thuyết Kinh Tế Tư Sản Cổ điển - TaiLieu.VN
-
[Top Bình Chọn] - Kinh Tế Chính Trị Cổ điển Anh - Trần Gia Hưng
-
Chuyên đề Kinh Tế Chính Trị Tư Sản Cổ điển Anh | Xemtailieu
-
Tìm Hiểu Về Học Thuyết Giá Trị Của Trường Phái Cổ điển
-
Kinh Tế Học Cổ điển Là Gì? Sự Ra đời Và Phát Triển ... - Luật Dương Gia
-
Kinh Tế Chính Trị - Wikiwand
-
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN A - StuDocu
-
[PDF] LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ - Topica
-
Sự Phát Triển Học Thuyết Giá Trị - Lao động Trước Marx Và Sự