3 Nhóm Thuốc Giãn Phế Quản, Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Phụ Phải Biết
Có thể bạn quan tâm
Một số trường hợp người bệnh giãn phế quản được chỉ định điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc giãn phế quản này có thể là dạng uống, dạng tiêm hoặc dạng xịt, hít, khí dung, có tác dụng làm giãn cơ trơn bọc xung quanh phế quản, giúp không khí đi qua đường thở đến các phế nang dễ dàng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những gì khi sử dụngthuốc điều trị bệnh giãn phế quản để mang lại hiệu quả điều trị mong muốn?
Tổng quan về bệnh giãn phế quản
Bên cạnh lao phổi và ung thư phổi, giãn phế quản là một bệnh lý ở phổi gây ho ra máu. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho ra máu tái đi tái lại nhiều lần. Trường hợp người bệnh bị cảm cúm gây nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ ho mạnh, ho ra máu nhiều hơn.
Bệnh dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi ổ giãn phế quản lan rộng, người bệnh có nguy cơ bị bội nhiễm tái phát, áp xe phổi, mủ phổi, khí phế thũng… Việc ho ra máu tái đi tái lại nhiều lần có thể làm tắc nghẽn đường thở, người bệnh khó thở, suy tim và tử vong ngay sau đó.
Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, hiện chưa có phương pháp điều trị giãn phế quản triệt để (1). Các phương pháp hiện tại chủ yếu được dùng để ngăn chặn sự nhiễm trùng, cũng như các đợt kịch phát nguy hiểm cho người bệnh. Điều trị bằngthuốc chữa trị hội chứng giãn phế quản được xem là phương pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng phế quản co thắt, làm phế quản giãn rộng, người bệnh không còn cảm giác khó thở, thoải mái tận hưởng cuộc sống.
Các loại thuốc giãn phế quản phổ biến trên thị trường
Thuốc điều trị giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ trơn bọc các phế quản, giãn phế quản, tăng khẩu kính đường thở, nhờ đó không khí di chuyển qua đường thở để đến các phế nang dễ dàng hơn (2). Hiện nay,có 3 nhóm thuốc được dùng gồm:
- Nhóm đồng vận beta-2 (tác dụng ngắn và tác dụng dài)
- Nhóm kháng cholinergic (tác dụng ngắn)
- Nhóm theophylline (tác dụng dài)
1. Nhóm đồng vận beta-2
Các thuốc nhóm đồng vận beta-2 tác dụng ngắn như fenoterol, salbutamol, terbutaline làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng, nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn (3). Thuốc thường phát huy khoảng 20 phút sau khi uống, kéo dài trong khoảng 4-6 giờ. Thuốcdạng hít có hiệu quả cao đối với những trường hợp triệu chứng bệnh đến nhanh và nặng.
Nhóm đồng vận beta-2 tác dụng dài như salmeterol, bambuterol, formoterol mất hơn 1 giờ đồng hồ mới phát huy tác dụng, nhưng hiệu quả kéo dài lên đến hơn 12 giờ đồng hồ. Do đó, thuốc có thể được sử dụng hằng ngày với mục đích ngăn chặn các cơn co thắt phế quản, không khuyến cáo sử dụng cho trường hợp khẩn cấp.
Giáo sư Ngô Quý Châu nhấn mạnh, người bệnh giãn phế quản cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt thận trọng sử dụngthuốc thuộcnhóm đồng vận beta-2 trong các trường hợp sau vì có thể khiến bệnh nặng hơn:
- Mắc các bệnh cường giáp, tuyến giáp phải hoạt động quá mức
- Gặp các vấn đề về tim mạch như tăng huyết áp, loạn nhịp tim, các bệnh lý ở tim và mạch máu
- Bệnh đái tháo đường (tiểu đường)
2. Nhóm kháng cholinergic
Nhóm thuốc kháng cholinergic còn được gọi là antimuscarinics (4), dùng trong điều trị bệnh giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một số trường hợp dùng trong điều trị bệnh hen suyễn (hen phế quản). Cơ chế tác dụng của thuốc giúp làm giãn phế quản, giải phóng các chất tích tụ khiến phế quản co thắt lại. GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, thông thường nhóm kháng cholinergic được sử dụng ở dạng hít (thuốc hít giãn phế quản), tuy nhiên một số trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng dạng phun khí dung.
Khuyến cáo thận trọng khi dùng nhóm thuốc kháng cholinergic ở các đối tượng:
- Sưng tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
- Tắc nghẽn dòng chảy bàng quang như sỏi bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt.
3. Nhóm theophylline
Theophylline làthuốc chữa giãn phế quản tác dụng dài, sử dụng đường uống ở dạng viên nén hoặc viên nang, hoặc đường tiêm bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch (đối với trường hợp bệnh có triệu chứng nặng). Tương tự như các nhóm thuốc khác, nhóm theophylline có tác dụng phụ gây buồn nôn, nôn, xuất huyết dạ dày, đau đầu, loạn nhịp tim, kích thích thần kinh, (5)… Do đó cần thận trọng sử dụng thuốc trong các trường hợp:
- Tuyến giáp hoạt động quá mức;
- Các bệnh lý tim mạch, huyết áp;
- Bệnh động kinh;
- Người cao tuổi cần được theo dõi kỹ lưỡng khi dùng thuốc theophylline.
Các trường hợp chỉ định dùng thuốc điều trị giãn phế quản
Thuốc làm giãn phế quản được chỉ định trong các trường hợp người bệnh mắc các bệnh lý như hen phế quản, giãn phế quản cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm phế quản co thắt, gây khó thở cho người bệnh. Các loạithuốc giãn phế quản dạng xịt, hít, khí dung được ưu tiên sử dụng do có tác dụng nhanh, ít tác dụng phụ, trực tiếp tác động vào lượng nước trong đường thở, giảm các triệu chứng bệnh ngay lập tức.
Các loại thuốc có tác dụng nhanh được sử dụng trong trường hợp người bệnh có triệu chứng nặng, thuốc cần phát huy tác dụng sớm để giảm các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh thở được. Ngược lại,thuốc chữa trị giãn phế quản tác dụng dài được sử dụng cho các trường hợp bệnh ổn định.
GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, tùy theo tình trạng và mức độ bệnh qua quá trình thăm khám, chẩn đoán mà người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc điều trị bệnh phù hợp. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị tốt nhất.
Tác dụng phụ của thuốc
GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, tác dụng phụ củathuốccó thể khác nhau tùy theo loại thuốc người bệnh sử dụng, hoặc dựa trên tình trạng sức khỏe người bệnh, có bệnh lý đi kèm hay không. Một số tác dụng phụ thường gặp gồm: (6)
- Run rẩy tay chân, đặc biệt là ở tay;
- Đau đầu, chóng mặt;
- Loạn nhịp tim, nghe như có tiếng đánh trống ở ngực;
- Buồn nôn, nôn, ói mửa;
- Chuột rút;
- Tiêu chảy;
- Các tác dụng phụ khác ghi trên bao bì hoặc tờ rơi đi kèm thuốc.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc
GS.TS.BS Ngô Quý Châu khuyến cáo, để việc dùngthuốcphát huy được tác dụng tối ưu, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
1. Tuân thủ đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như liệu trình, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Theo dõi cơ thể sau mỗi lần dùng thuốc để phát hiện các dấu hiệu lạ nhằm có hướng xử trí kịp thời.
2. Sử dụng thuốc theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất
Cùng một loạithuốc dạng xịt, hít, khí dung nhưng mỗi nhà sản xuất khác nhau có thể sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau. Do đó, người bệnh cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì hoặc tờ rơi đính kèm thuốc, hoặc hỏi ngay bác sĩ, nhân viên y tế kê thuốc để biết cách sử dụng đúng đắn.
3. Báo ngay cho bác sĩ khi có những dấu hiệu lạ sau dùng thuốc
Một số người bệnh có thể bị dị ứng ngay sau khi sử dụng. Khuyến cáo người bệnh cần ngưng thuốc ngay khi có dấu hiệu lạ, báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thay đổi thuốc khác, hoặc hướng điều trị khác phù hợp hơn.
Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ khi có dấu hiệu dị ứng sau dùngthuốc!!!
4. Chống chỉ định dùng thuốc trong một số trường hợp
Người bệnh mắc các bệnh lý như cường giáp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loạithuốc điều trị giãn phế quản vì có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng, gây nguy hiểm cho chính mình.
5. Sử dụng thuốc giãn phế quản cho trẻ em
Thuốc sử dụng cho trẻ em được ưu tiên sử dụng ở dạng xịt và khí dung vì ít tác dụng phụ, hoặc tác dụng phụ không kéo dài so với các loại thuốc bằng đường uống. Đồng thời cần phát hiện các nguyên nhân gây bệnh ở trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và tiêm phòng cúm hằng năm để tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ tránh khỏi bệnh giãn phế quản.
Để được tư vấn vàđặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi mạn tính tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Sử dụng thuốc giãn phế quản trong điều trị là một giải pháp khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối đừng tự mua thuốc ở các nhà thuốc tư nhân mà chưa được kê đơn. Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng, liều lượng trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Từ khóa » Hội Chứng Pq Ngắn Có Nguy Hiểm Không
-
Rút Ngắn Khoảng PQ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, điều Trị
-
Khoảng PQ Bình Thường Và Bệnh Lý Trên điện Tâm đồ
-
Hội Chứng Một PQ Ngắn Lại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị
-
Hội Chứng Tiền Kích Thích Trong Rối Loạn Nhịp Tim | Vinmec
-
Hội Chứng Tiền Kích Thích Trong Rối Loạn Nhịp Tim
-
Chi Tiết Hỏi đáp - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Điện Tâm đồ - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hội Chứng Tiền Kích Thích Trong Rối Loạn Nhịp Tim - Mới Nhất 2022
-
Các Bước Căn Bản đọc điện Tim - Health Việt Nam
-
Điện Tâm đồ Rối Loạn Nhịp Tim - Health Việt Nam
-
[PDF] Đọc điện Tâm đồ Dễ Hơn - VNRAS
-
[PDF] Bộ Giáo Dục Và đào Tạo Bộ Y Tế Trường đại Học Y Hà Nội Nguyễn Thanh ...
-
Điện Tâm đồ Cơ Bản - SlideShare
-
Hội Chứng WPW Là Gì Và Cách Nhận Biết, điều Trị Hiệu Quả