3 Phương Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Nên chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu
Đặc trưng của nhà vệ sinh, nhà tắm là môi trường có độ ẩm cao, thường xuyên phải tiếp xúc với nước cũng như hóa chất tẩy rửa. Nếu bỏ qua khâu chống thấm ngay từ đầu thì trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh dễ bị thấm nước, nấm mốc và rạn nứt. Theo thời gian, vết thấm sẽ lan sang các hạng mục khác, dẫn đến thấm trần nhà, thấm tường, thấm sàn… Khi đó, toàn bộ kết cấu nhà đều bị ảnh hưởng và xuống cấp.
Xem Thêm: >>> 8 nhầm lẫn phong thủy ‘sai bét’ nhà nào cũng mắc phải
Chống thấm nhà vệ sinh cần được tiến hành ngay từ đầu để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Xét về lý thuyết, chống thấm nhà tắm rất dễ thi công nếu làm mới nhưng lại cực khó và tốn kém nếu sửa chữa. Bởi lẽ chỉ có một giải pháp để khắc phục triệt để vấn đề tháo toàn bộ thiết bị vệ sinh, bồn rửa, bồn tắm, đục nền, đục tường… vừa tốn kém thời gian, công sức, tiền của, vừa gây bất tiện cho sinh hoạt gia đình.
Nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh
Trên thực tế, vấn đề thấm dột nhà vệ sinh không phải điều hiếm gặp. Có khoảng 90% số trường hợp gây thấm là do thấm qua chân tường, lỗ thoát sàn, các chi tiết chạy xuyên sàn, giao tuyến các ống thoát ngấm trong tường hoặc sàn, lỗ ống thoát xí bệt hay các chi tết góc cạnh như hộp kỹ thuật, bồn tắm. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến nhà vệ sinh dễ bị thấm dột:
- Các hoạt động sinh hoạt thường ngày trong phòng vệ sinh đều liên quan đến nước khiến nhà vệ sinh thường xuyên có nước và phải đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, thẩm thấu qua các mạch gạch và đọng lại dưới sàn bê tông.
- Nhà vệ sinh, nhà tắm là hạng mục gần nhất với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Khi hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, bị hỏng sẽ làm thấm tường, sàn.
- Công trình chưa được chống thấm trước đó hoặc đã tiến hành xử lý chống thấm nhưng không triệt để, không hiệu quả.
- Khâu thiết kế, lắp đặt ống nước, thiết bị vệ sinh sai kỹ thuật khiến nước xả tràn ra, thấm xuống nền nhà vệ sinh.
- Kết cấu sàn bê tông bị lún, chưa đạt tiêu chuẩn.
- Đặc thù nóng ẩm, mưa nhiều của khí hậu nước ta cũng gây tác động không nhỏ tới các công trình xây dựng. Cụ thể, độ ẩm cao trong không khí khiến cho vấn đề thấm dột càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Quá trình thi công ẩu, chất lượng công trình kém cũng là nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh xuống cấp và thấm dột.
- Tình trạng nước mưa thấm tường nhà, sân thượng, sàn mái kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến nhà vệ sinh bị thấm nước.
- Mạch gạch ở tường, sàn nhà vệ sinh bị bong, tạo thành kẽ hở cho nước thấm xuyên xuống.
Tác hại của hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh bị thấm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tổng thể ngôi nhà, khiến công trình nhanh chóng xuống cấp. Hơn nữa, do bị thấm nên nhà vệ sinh thường xuyên ở tình trạng ẩm ướt, gây bất tiện, mất an toàn cho quá trình sinh hoạt hàng ngày, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, mốc phát triển, làm ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình về lâu về dài.
Đặc biệt, như đã đề cập ở phần đầu, nhà vệ sinh thấm đồng nghĩa với việc gia đình bạn sẽ phải tốn thời gian, công sức và một khoản chi phí không nhỏ để khắc phục.
Để xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả và triệt để, trước tiên cần kiểm tra hệ thống công trình để có những đánh giá sơ bộ về thực trạng. Từ đó mới có thể đưa ra biện pháp xử lý tối ưu đối với từng trường hợp. Các vị trí quan trọng cần kiểm tra bao gồm:
- Cống thoát nước sàn: Vị trí này dễ phát sinh thấm dột nhất và nên được kiểm tra đầu tiên. Nếu quá trình thi công miệng cống không đảm bảo, nước thải có thể ngấm qua miệng cống và thấm vào mao mạch công trình, gây thấm dột nặng nề.
- Mặt sàn nhà vệ sinh: Bề mặt sàn phòng tắm thường được lát gạch nhưng nếu gạch không được kín hoặc độ dốc sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh chóng, mạch gạch bị nứt thì đều cần xử lý chống thấm.
- Hệ thống đường ống dẫn nước: Kiểm tra xem đường ống có bị nứt vỡ, rò rỉ ở đâu không.
- Tường bao ngoài: Nhiều khả năng, nước mưa thấm từ bên ngoài qua chân tường vào bên trong phòng tắm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ bền của nhà vệ sinh mà còn của toàn bộ công trình nhà ở.
Các cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Sika là vật liệu chống thấm dạng lỏng, được sử dụng khá phổ biến hiện nay để chống thấm nhà tắm nhờ nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Trộn nhanh, dễ quét, không cần thêm nước.
- Hiệu quả xử lý bền vững, tối ưu.
- Tạo tinh thể liên kết vững chắc hình thành lớp màng chống thấm tồn tại vĩnh cửu.
Xem Thêm: >>> Công Ty Xây Nhà Bình Dương Trọn Gói
Nên thi công từ 2-3 lớp Sika để đảm bảo phủ kín bề mặt sàn.
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
- Chất chống thấm Sika bao gồm:
- Sikadur 732: Đây là chất kết nối gốc nhựa epoxy 2 thành phần, không sử dụng dung môi. Sikadur 732 được sử dụng để kết nối vữa hoặc bê tông mới trộn với bê tông đã đông cứng hoặc với thép, gạch, gạch men…
- Sikagrout 214-11: Đây là vữa rót gốc xi măng, được trộn sẵn, đặc tính không co ngót.
- Sikaflex Construction AP: Chất trám khe được thiết kế dành riêng cho bê tông, có tác dụng gắn khe nối gốc polyurethane 1 thành phần.
- Sika Primer 3: Chất quét lót đa năng sử dụng nhiều cho các bề mặt xốp và được dùng để trám khe.
- Sikaproof Membrane: Đây là nhũ tương polyme bitum cải tiến, gốc nước, thi công nguội, thường dùng để chống thấm sàn mái, tường, ban công, tầng hầm.
- Sika Latex: Đây là nhũ tương cao su tổng hợp gốc butadien cải tiến, có tác dụng làm tăng kết nối và chống thấm cho vữa.
- Thùng sạch
- Máy chà tường, cọ lăn hoặc bàn chải, bay xây trát
- Chổi quét sơn, máy khuấy sơn
- Ca nhựa hoặc máy phun nước, máy phun ẩm
- Máy thổi hoặc máy hút bụi để làm vệ sinh
Các bước thi công chống thấm bằng hóa chất Sika:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Trước khi thi công, cần dọn dẹp chướng ngại vật và vệ sinh bề mặt sàn. Với công trình mới, công tác chuẩn bị bề mặt thi công khá đơn giản và tiết kiệm. Vì thế, các chuyên gia vẫn thường khuyến cáo nên chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay sau khi hoàn thiện xong phần thô.
Với công trình cũ, trước tiên phải tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt trong nhà vệ sinh. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng thấm mà quyết định có nên bóc lớp vỏ ngoài hay không.
Bề mặt sàn phải được vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải sắt, máy thổi cầm tay hoặc máy hút bụi công nghiệp. Sau đó, dùng ca tưới nước hoặc máy phun nước áp lực, máy phun ẩm để rửa bề mặt bê tông.
Bước 2. Quy trình chống thấm
- Nếu đã đặt ống nhựa trước đó, cần đục mặt bê tông xung quanh ống nhựa với diện tích khoảng 10x10mm. Nếu chưa lắp đặt ống nhựa thì cần định vị ống và tiến hành dựng ván khuôn ở mặt dưới.
- Sau khi làm sạch bề mặt bê tông, chờ cho khô và tiến hành phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt. Tiếp theo, đổ Sikagrout 214-11 quanh ống khi lớp kết nối vẫn chưa khô.
- Tiến hành thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt của rãnh xung quanh đường ống. Sau đó, bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh, để qua đếm cho khô. Dùng thiết bị phun hoặc chổi quét 2-3 lớp lót dung dịch Sikaproof Membrane pha loãng với 20-50% nước. Nên duy trì mức tiêu thụ là 0,6kg/m2 để đảm bảo chất lượng chống thấm.
- Khi thấy lớp lót đã khô hoàn toàn, tiến hành trộn vữa kết nối Sika Latex, sau đó thi công lên lớp lót. Chiều dày lớp thi công nên ở mức 1-2mm.
- Trộn vữa chống thấm với Sika Latex theo tỷ lệ 40-50 lít Sika Latex cho khoảng 1m3 vữa. Tiến hành quét hỗn hợp lên lớp kết nối Sika Latex còn ướt.
Bước 3. Nghiệm thu công trình và kiểm tra khả năng chống thấm
Chờ 24 giờ, sau khi lớp chống thấm khô, tiến hành ngâm thử nước trong 24 giờ để kiểm tra khả năng chống thấm của công trình. Sau khi quá trình nghiệm thu hoàn tất, tiến hành láng vữa để bảo vệ lớp chống thấm.
2. Chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng khò chống thấm
Nguyên lý của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm là làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh, sau đó quét lớp lót Primer gốc bitum lên và khò trực tiếp để nhựa bitum lỏng thấm xuống mặt sàn, sau đó lăn màng chống thấm. Cuối cùng trát xi măng cát lên trên để bảo vệ lớp màng chống thấm.
Xem Thêm: >>> Công Ty Xây Nhà Quận 2 Gía Rẻ
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò khá đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
Cùng với phương pháp chống thấm bằng Sika, phương pháp này cũng khá phổ biến và có khá nhiều ưu điểm như:
- Tiến độ thi công nhanh, không bị phụ thuộc vào thời tiết.
- Giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của nhiều gia đình.
- Khả năng chống thấm tốt với lớp màng thi công dày từ 3-5mm.
- Tuổi thọ công trình chống thấm có thể kéo dài trên 10 năm hoặc hơn tùy theo chất lượng thi công.
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
- Tấm trải nhựa màng bitum
- Primer gốc bitum
- Máy khò, đèn khò khí gas
- Các dụng cụ hỗ trợ: con lăn, cọ, chổi sắt, bay…
Các bước thi công chống thấm bằng màng khò:
Bước 1. Chuẩn bị bề mặt thi công
Cần vệ sinh, làm sạch bề mặt thi công để đảm bảo không còn bụi bẩn, tạp chất hay dầu mỡ. Các vị trí lồi lõm cần được xử lý cho bằng phẳng.
Bước 2. Tiến hành chống thấm
- Trước khi thi công chống thấm, dùng đèn khò khí gas làm nóng mặt sàn.
- Quét lớp lót Primer gốc bitum lên trên bề mặt sàn cần thi công.
- Sử dụng máy khò đốt nóng bề mặt tấm trải để nhựa bitum chảy lỏng đều và dính xuống mặt sàn. Chú ý, đốt tấm trải nhựa bitum chảy lỏng đến đâu thì lăn màng chống thấm đến vị trí đó.
- Tại vị trí các cổ ống nước, phải dán bo kỹ càng ở cả trong lẫn ngoài hoặc dùng gioăng trương nở để tránh nước thấm xung quanh cổ ống.
- Tại các vị trí tiếp giáp giữa sàn và tường, dán cao khoảng 15-20cm từ chân tường để đảm bảo không còn kẽ hở gây thấm.
Bước 3. Nghiệm thu và thử nước
Khi lớp chống thấm khô, tiến hành ngâm thử nước trong 24 giờ để kiểm tra chất lượng thi công. Cuối cùng, trát một lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp chống thấm.
3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm
Chống thấm bằng sơn là phương pháp tương đối phổ biến với nhiều ưu điểm như:
- Thi công nhanh chóng, dễ dàng.
- Không cần khò nóng, khô rất nhanh.
- Cho độ bền cao, chịu được nước mặn, kháng kiềm, chống mài mòn tốt.
- Không độc hại, không chứa thủy ngân hay chì, an toàn với môi trường và người sử dụng.
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ:
- Sơn chống thấm
- Máy trộn bê tông, xi măng
- Máy thổi bụi hoặc máy hút bụi
- Dụng cụ thi công: con lăn, cọ, chổi sắt, bay…
Các bước thi công chống thấm bằng sơn:
Bước 1. Chuẩn bị bề mặt thi công
Với sàn mới, công đoạn chuẩn bị bề mặt thi công rất đơn giản. Nên tiến hành xử lý chống thấm sau khi đổ khoảng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Với sàn mới, cần dùng chổi sắt hoặc cọ ráp để loại bỏ toàn bộ nấm mốc. Xử lý vết nứt bằng cách mài sạch và trám lại với bột bả.
Xem Thêm: >>> Báo Gía Xây Nhà Trọn Gói Đồng Nai
Sử dụng sơn là một trong những phương pháp chống thấm rất phổ biến, không đòi hỏi phải khò nóng.
Cuối cùng, dùng máy thổi bụi hoặc máy hút bụi để làm sạch bề mặt sàn, tường, xử lý triệt để những chỗ lồi lõm. Bề mặt tường vệ sinh cần được làm ẩm trước khi thi công để tăng hiệu quả kết dính.
Bước 2. Công đoạn chống thấm sàn, tường vệ sinh
- Dùng hỗn hợp xi măng và cát để bo góc chân tường cho đều.
- Pha hỗn hợp sơn chống thấm theo hướng dẫn in trên bao bi cùng với vữa xi măng và cát đã trộn đều. Khuấy đều để thu được hỗn hợp dạng sệt.
- Sử dụng bay để phủ hỗn hợp chống thấm lên bề mặt sàn, tường. Thi công kỹ càng tại những vị trí phức tạp như cổ ống xuyên sàn, tường.
- Độ dày lớp chống thấm từ 1-1,2mm là hợp lý. Nên thi công 2 lớp, trong đó lớp thứ hai cách lớp thứ nhất khoảng 2-3 giờ với định mức 1,8-2kg/m2 cho cả 2 lớp. Lớp quét sau nên vuông góc với lớp quét trước để đảm bảo sơn phủ kín toàn bộ bề mặt.
Bước 3. Nghiệm thu và thử nước
Khi lớp sơn chống thấm khô, hãy ngâm nước trong 24 giờ để đánh giá chất lượng thi công chống thấm.
Trên đây là quy trình chống thấm sàn, tường nhà vệ sinh bằng các phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Ngoài ra, người ta cũng có thể chống thấm bằng sợi thủy tinh, keo chống thấm, quét nhựa đường hoặc dùng xi măng chống thấm tùy từng tính chất và vị trí của nhà vệ sinh.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829 Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com
Xem Thêm
Dịch Vụ Chống Thấm Chuyên Nghiệp Tại TP HCM | Kinh nghiệm thiết kế nhà vệ sinh từ A-Z chuẩn nhất | Những sự cố sau khi xây nhà cần lưu ý | Các bước sơn nhà cơ bản và đúng kỹ thuật nhất | Dịch Vụ Sửa Chữa Nhà Cấp 4
Nguồn: thanhnienviet.vn
Từ khóa » Chống Thấm Sàn Mái Nhà Vệ Sinh
-
Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Toilet WC Hiệu Quả Triệt Để Nhất
-
Báo Giá Chống Thấm Nhà Vệ Sinh 【Bảo Hành 5 - 12 Năm 】
-
Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh đúng Kỹ Thuật, Hiệu Quả
-
7 Phương Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Tốt Nhất Hiệu Quả Nhất
-
9 Phương Pháp Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả Nhất
-
Quy Trình Chống Thấm Sàn Vệ Sinh Hiệu Quả Với 7 Phương Pháp
-
2 Cách Xử Lý Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
3 Cách Chống Thấm Sàn Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả Nên áp Dụng
-
8 Cách Chống Thấm Nhà Vệ Sinh, Toilet, Nhà Tắm Hiệu Quả, Triệt để Nhất
-
3 Vật Liệu Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Tốt Nhất, đảm Bảo Hết Thấm
-
Quy Trình Chống Thấm Sàn, Tường Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả Lâu Dài
-
Cách Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Sika 107 - YouTube
-
Báo Giá Chống Thấm Nhà Vệ Sinh - Nhà Tắm Tại Hà Nội