3 Quyền Lợi Của Phụ Nữ được đảm Bảo Khi Ly Hôn - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
1/ Chồng không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình gọi tắt là Luật HN&GĐ). Theo đó, Điều 51 Luật này nêu rõ, những người sau đây có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
- Vợ và chồng (trong trường hợp thuận tình ly hôn);
- Vợ hoặc chồng (trong trường hợp ly hôn đơn phương);
- Cha, mẹ, người thân thích khác (khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ).
Đặc biệt, khoản 3 Điều này khẳng định:
Chồng không được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Theo quy định trên, vì để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, Luật hạn chế quyền được yêu cầu ly hôn của chồng trong các trường hợp trên.
Tuy nhiên, đáng nói là, mặc dù Luật quy định chồng không được ly hôn khi vợ thuộc một trong các trường hơp trên, nhưng nếu mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài… thì người vợ đang có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền yêu cầu ly hôn.
Như vậy, có thể thấy, Luật chỉ không cho chồng ly hôn chứ không hề cấm vợ đang có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi được yêu cầu ly hôn.
Xem thêm: Đang có thai, làm cách nào để ly hôn nhanh nhất?
2/ Khi ly hôn, vợ ở nhà nội trợ vẫn là lao động có thu nhập
Khi ly hôn, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản chung vợ chồng.
Về nguyên tắc nêu tại khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình, vợ, chồng, công sức đóng góp… Đặc biệt, quy định này khẳng định, lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập.
Đồng thời, đây cũng là quy định nêu tại khoản 2 Điều 16 Luật HN&GĐ. Cụ thể, công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi là lao động có thu nhập.
Đặc biệt, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập (theo khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ).
Như vậy, có thể thấy, nếu vợ chỉ làm việc nội trợ ở nhà thì vẫn được coi là lao động có thu nhập và không bị phân biệt với chồng đi làm ở bên ngoài. Do đó, khi ly hôn, chia tài sản, công sức đóng góp của vợ làm việc nội trợ cũng bằng với công sức đóng góp khi chồng đi làm việc ở bên ngoài.
Xem thêm: Chia tài sản khi ly hôn: Cần biết gì để không bị thiệt?
Từ khóa » Những Quyền Lợi Sau Khi Ly Hôn
-
Các Quyền Lợi Mà Người Vợ được Hưởng Khi Ly Hôn - Luật Minh Gia
-
Quyền Lợi Của Người Phụ Nữ Khi Tiến Hành Thủ Tục Ly Hôn Có được ưu ...
-
Khi Ly Hôn Người Vợ được Hưởng Quyền Lợi Gì Không ? Ly Hôn Phải ...
-
Quyền Lợi Của Người Phụ Nữ Khi Ly Hôn Theo Quy định Luật HN&GĐ
-
Quyền Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn - Tư Vấn Pháp Luật
-
Quy định Về Bảo Vệ Quyền Lợi Của Phụ Nữ, Trẻ Em Trong Vụ án Ly Hôn.
-
Những Quyền Lợi Nào được đảm Bảo Khi Phụ Nữ Ly Hôn
-
4 Quyền Lợi Của Phụ Nữ được đảm Bảo Khi Ly Hôn
-
Quyền Nuôi Con Và Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Sau Khi Ly Hôn
-
Quyền Lợi Của Phụ Nữ Khi Ly Hôn? Quyền Lợi Của Người Mẹ Khi Ly Hôn?
-
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CON SAU KHI CHA MẸ LY HÔN
-
Chồng đang Ngồi Tù Vợ Muốn Ly Hôn Có được Không? Dựa Vào ...
-
AI SẼ LÀ NGƯỜI ĐƯỢC QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN
-
Thủ Tục Ly Hôn Theo Quy Định Tòa Án Mới Nhất Năm 2022