3 Tác Hại Của ánh Sáng Xanh đến Sức Khỏe Của đôi Mắt - GlassyZone
Có thể bạn quan tâm
Ánh sáng xanh phát ra từ đâu? Bạn là dân văn phòng phải thường xuyên làm việc liên tục trước màn hình máy tính? Hay bạn là người thường dành nhiều thời gian cho phim ảnh, game và điện thoại di động? Điều đáng buồn ở đây là tất cả các nguồn sáng bạn tiếp xúc phát ra từ các thiết bị kể trên đều có ánh sáng xanh có hại cho mắt
Ánh sáng xanh là gì?
Ánh sáng xanh thường được định nghĩa là ánh sáng có thể nhìn thấy được có bước sóng từ 380 đến 500 nm và được chia làm 2 loại: Ánh sáng xanh ngọc có lợi và Ánh sáng xanh tím có hại.
Nguồn ánh sáng xanh tự nhiên duy nhất xuất hiện là ánh sáng mặt trời, cơ thể con người có thể thích nghi được với ánh sáng đó. Ánh sáng từ mặt trời phát ra sẽ cung cấp năng lượng cho con người, kích thích não bộ phát triển, hấp thu được các chất dinh dưỡng. Nguồn sáng này báo hiệu cho chúng ta phải làm việc hay nghỉ ngơi. Khi không có tín hiệu này thì cơ thể cần phải được nghỉ ngơi.
Tia sáng xanh ngọc có lợi (Blue turquoise)
Tia sáng xanh ngọc giúp bạn nhận thức được hình dạng, chi tiết, màu sắc sự vật và cần thiết để điều hòa chu kỳ sinh học của con người như điều hòa giấc ngủ, giúp tăng trí nhớ, cho tinh thần hưng phấn và nhạy bén hơn.
Tia sáng xanh tím có hại (Blue violet)
Tia sáng xanh tím phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, vi tính có năng lượng mạnh nhất trong các loại ánh sáng nhìn thấy được.
Lượng ánh sáng xanh tím mà các thiết bị này phát ra chỉ là 1 phần nhỏ so với ánh sáng mặt trời, nhưng mắt chúng ta nhìn thẳng vào chúng trong thời gian dài (đặc biệt là ban đêm).
Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe gấp nhiều lần và dễ gây tổn thương tế bào mô sắc tố võng mạc, lâu ngày sẽ làm chết các tế bào thị giác.
Biểu hiện như:– Mỏi mắt, khô mắt – Đau đầu, mất ngủ– Tăng nguy cơ dẫn đến thoái hóa điểm vàng do tia sáng xanh có thể đi xuyên qua võng mạc mắt ,góp phần làm tổn thương các tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc.
Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số:
Bởi vì bước sóng ngắn, ánh sáng xanh có năng lượng cao tán xạ dễ dàng hơn so với ánh sáng nhìn thấy khác, nó không dễ tập trung. Khi bạn đang nhìn vào màn hình máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác phát ra lượng ánh sáng xanh đáng kể, “nhiễu” thị giác không tập trung này làm giảm độ tương phản và có thể góp phần gây mỏi mắt kỹ thuật số.
Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số (digital eye strain), hay còn gọi là hội chứng thị giác màn hình (CVS), là thuật ngữ mô tả các vấn đề liên quan đến mắt và thị lực do nhìn vào màn hình các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng… trong thời gian dài.
Với thời gian sử dụng máy tính tăng trong phòng điều hòa, khi bạn tập trung vào văn bản hoặc khi chơi game, bạn chớp mắt ít hơn. Bình thường, mắt cần chớp 3-4 lần/phút. Chớp mắt giống như một gạt nước làm sạch kính chắn gió xe hơi của bạn. Khi bạn không chớp mắt đúng cách, các màng nước mắt giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, thị lực bị mờ và mắt có thể bị nặng, căng, mỏi.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tròng kính chống ánh sáng xanh có bước sóng nhỏ hơn 450nm (ánh sáng xanh tím) làm tăng độ tương phản đáng kể. Do đó, kính có màu vàng có thể tăng sự thoải mái khi bạn xem các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài.
Từ khóa » Cách Làm ánh Sáng Xanh
-
Cách Giảm ánh Sáng Xanh Khi Học Và Làm Việc Online - Macstore
-
5 Cách Làm Giảm Ánh Sáng Xanh Từ Màn Hình Máy Tính | Kính Mắt
-
Cách Hạn Chế ánh Sáng Xanh Trên Các Thiết Bị điện Tử Giúp Ngủ Ngon ...
-
Bạn Có Nên Lo Lắng Về ánh Sáng Xanh? | Vinmec
-
5 Cách 0 đồng Bảo Vệ Mắt Khỏi ánh Sáng Xanh Từ Màn Hình
-
5 CÁCH BẢO VỆ ĐÔI MẮT KHỎI ÁNH SÁNG XANH.
-
Ánh Sáng Xanh Từ Máy Tính Và điện Thoại ảnh Hưởng đến Làn Da Như ...
-
Chống ánh Sáng Xanh Trên Mắt Kính Là Gì? Cách Bảo Vệ Mắt Hiệu Quả
-
Cách Sử Dụng Chế độ Lọc ánh Sáng Xanh Trên Windows 10 - FPT Shop
-
Làm Thế Nào để Hạn Chế ánh Sáng Hiệu Quả Xanh Khi Sử Dụng điện ...
-
Ánh Sáng Xanh Từ điện Thoại Di động Có Phải Là Kẻ Thù Với Làn Da Của ...
-
Ánh Sáng Xanh Dương: Nó Là Gì, Và Tại Sao Nó Tốt Và Xấu
-
Tác Hại Khôn Lường Của ánh Sáng Xanh
-
Giảm Ánh Sáng Xanh Từ Màn Hình Máy Tính Bằng 5 Cách Sau Đây