30/4 ở Việt Nam: Nhiều Người Chống Tắc đường Bằng Cách ở Nhà?
Có thể bạn quan tâm
Tắc đường là một vấn nạn ở Việt Nam lâu nay, nhiều ý kiến nói nó sẽ tồn tại dai dẳng và họ tránh tắc đường bằng cách không đi đâu cả trong những dịp lễ hội.
Nhiều nguyên nhân được nêu ra, từ quy hoạch đô thị, giao thông đường bộ "không theo kịp tốc độ phát triển", ý thức tham gia giao thông, cách vận hành kém tại các điểm thu phí...
Tắc đường nhiều km, trong nhiều giờ không chỉ tại các cửa ngõ Hà Nội, TPHCM trong dịp 30/4 và 1/5 vừa qua lại được nhiều người nêu với nhiều bức xúc.
Còn Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đăng trên website của họ là: "Các lực lượng chức năng, trong đó có CSGT, TTGT và các đơn vị có liên quan chủ động có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt".
BBC News Tiếng Việt phỏng vấn người tham gia giao thông về vấn đề này, những người có nhiều trải nghiệm giao thông tại tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
Xu hướng tắc đường tăng?
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Anh Sơn, hiện đang sống và làm việc tại Hải Phòng, nơi cũng bị tắc đường dịp 30/4 vừa qua, ông nói: "Tắc đường, kẹt xe ở Việt Nam trong các ngày nghỉ lễ có xu hướng tăng lên vì lượng phương tiện tham gia giao thông trong các năm qua đặc biệt là xe ô tô tăng đáng kể. Trong khi đó hạ tầng giao thông quy hoạch vì nhiều lý do không phát triển kịp với tốc độ gia tăng."
Ông Sơn nêu thêm: "Thu nhập cua người dân cũng tăng nên mọi người có điều kiện để đi du lịch xa vào những ngày nghỉ lễ dài. Một phần kẹt xe cũng do các đơn vị vận hành các đường thu phí chưa thực hiện đúng luật. Khi dòng xe ùn ứ tại các cửa vào đường cao tốc thì họ không xả trạm theo quy định mà vẫn đóng barie tận thu."
Ông Việt Nguyễn, người đang sống và làm việc tại Hà Nội cho rằng: "Xu hướng tắc đường trong các dịp nghỉ lễ và Tết sẽ ngày càng xảy ra nghiêm trọng hơn, trong tương lai sẽ chưa thể giảm được vấn nạn này".
Nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Việt Nguyễn nói: "Lý do thì có rất nhiều, nhưng cơ bản đó là lỗi do quy hoạch và quản lý đô thị có quá nhiều khiếm khuyết, phân bổ cư dân mất cân đối vùng miền do quá tập trung đầu tư vào các thành phố lớn. Do đó dẫn đến mật độ dân cư quá cao vượt khả năng lưu thông của hạ tầng, tốc độ tăng nhanh của các phương tiện giao thông, ý thức của số đông người dân tham gia giao thông kém…"
Nhiều người Việt nên học cách đi lại?
Bàn về cách tham gia giao thông, ông Nguyễn Anh Sơn nói: "Người Việt Nam nên học cách tham gia giao thông đúng luật, đi đúng làn đường, không lấn làn khi làn xe của mình không đi được, đi đúng tốc độ cho phép và phù hợp với tốc độ chung của dòng phương tiện di chuyển. Rất nhiều người đi xe chậm hơn các xe khác trên đường nhưng không cho xe khác vượt."
Ông còn nêu kinh nghiệm ở nước ngoài rằng: "Bangkok cũng là nơi đã từng phải chịu cảnh kẹt xe trong những thập kỷ trước. Nhưng giờ đây ý thức tham gia giao thông của người Thái tốt lên rất nhiều. Họ đi đúng làn đường và khi đèn giao thông cho phép di chuyển họ lập tức tăng tốc chạy rất nhanh để tăng lưu thoát."
Liên hệ với giao thông ở nước ngoài ông Việt Nguyễn đặt câu hỏi: "Tại sao ở Đức khi tham gia giao thông mọi người luôn chấp hành luật giao thông tốt nhất có thể, luôn nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông? Đấy xuất phát từ nền giáo dục cả thôi".
Ông Việt cũng nhấn mạnh: "Để có văn hoá tham gia giao thông thì cần phải rất nhiều thời gian, đó là dạy con người có cách sống cần tôn trọng luật pháp, tôn trọng cộng đồng và luôn đưa yếu tố bảo vệ sự an toàn của cộng đồng lên trên hết, đối xử khi tham gia giao thông văn minh và nhẫn nhịn."
Có người không đi đâu trong dịp lễ
Hầu như ai cũng có nhu cầu đi lại thăm bạn bè, người thân, tới những danh thắng để thưởng ngoạn, thư dãn vào những dịp lễ hội. Nhưng nhiều người lại phải hạn chế nhu cầu di chuyển của mình.
Ông Nguyễn Anh Sơn chia sẻ: "Nhiều năm nay tôi và gia đình chọn nghỉ ngơi tại gia trong những ngày nghỉ lễ dài thay vì các chuyến đi xa, vì không muốn phải chen chúc khổ sở trên đường cũng như trong đám đông của các khu du lịch. Tôi sẽ tổ chức các chuyến đi chơi xa vào những ngày thường và yêu thích nhất là vào các dịp không cao điểm, các ngày từ thứ 3 đến thứ 6. Chỉ những lúc ấy người đi du lịch mới được thưởng thức đúng cái hương vị cua chuyến đi là tìm nơi thư giãn."
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Còn nhiều câu hỏi cần trả lời
Mở 87 trạm thu phí: Hà Nội học được gì từ London Congestion Charge
Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?
Về thí điểm cấm xe máy theo giờ ở Hà Nội
Còn ông Việt Nguyễn nói: "Để giải quyết được vấn nạn này thì không thể giải quyết một sớm một chiều được, vì quy hoạch đã lỗi rồi, càng sửa càng đi vào ngõ cụt. Cho nên người dân bắt buộc phải sống chung với nó. Gia đình chúng tôi quê quán tại Hà Nội , nên thực ra cũng không có nhu cầu đi đâu trong những dịp như thế này, vì dễ mua phải sự bực mình vào người, với lại chúng tôi cũng không có nhu cầu theo đám đông".
Theo tin từ Người Lao Động, trong ngày 30-4, cả nước xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, làm chết 12 người, bị thương 9 người. So với cùng kỳ ngày 30-4-2021, tăng 5 vụ, giảm 1 người chết, giảm 2 người bị thương, tất cả đều xảy ra trên đường bộ.
- Việt Nam
- Xã hội Việt Nam
Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?
9 tháng 7 năm 2017Mở 87 trạm thu phí: Hà Nội học được gì từ London Congestion Charge
2 tháng 11 năm 2021Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Còn nhiều câu hỏi cần trả lời
9 tháng 11 năm 2021Về thí điểm cấm xe máy theo giờ ở Hà Nội
28 tháng 3 năm 2019
Tin chính
'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'
7 giờ trước'Thủ phủ rác' ở Hưng Yên đánh vật với rác nhựa
9 giờ trướcNhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?
28 tháng 11 năm 2024
BBC giới thiệu
Tô Lâm - Donald Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ
13 tháng 11 năm 2024Tướng công an, quân đội nào thăng tiến khi chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định?
15 tháng 11 năm 2024Quyền lực ở West Palm Beach: Bên trong cuộc hành hương đến dinh thự Mar-a-Lago
12 tháng 11 năm 2024Đức nói với Bộ trưởng Lương Tam Quang: 'Không được tái diễn vụ việc tương tự Trịnh Xuân Thanh'
9 tháng 11 năm 2024‘Cờ ngụy’ và ‘ngón tay thối’ trong bảo tàng quân sự
10 tháng 11 năm 2024Tông xe 'trả thù đời': Những câu hỏi về xã hội Trung Quốc
13 tháng 11 năm 2024Lý do bầu chủ tịch nước mới mà không để Tổng Bí thư Tô Lâm kiêm nhiệm
22 tháng 10 năm 2024Tiếp cận băng người Việt buôn người: bán suất ‘ưu tiên’ vượt eo biển Manche
29 tháng 10 năm 2024Radar trên đảo Tri Tôn: Trung Quốc có thể do thám miền Trung Việt Nam và xa hơn?
27 tháng 10 năm 2024
Đọc nhiều nhất
- 1'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'
- 2Nhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?
- 3Quốc hội họp: các vị trí lãnh đạo cấp cao nào thay đổi? Ai sẽ thăng tiến?
- 4'Thủ phủ rác' ở Hưng Yên đánh vật với rác nhựa
- 5Derek Trần: dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên của California là ai?
- 6Cuộc sống ẩn khuất của cộng đồng LGBTQ Triều Tiên
- 7VinFast báo giao gần 45.000 xe trong 9 tháng, tự tin đạt mục tiêu 80.000 xe cả năm
- 8Lính đào ngũ Nga tiết lộ bí mật bảo vệ căn cứ vũ khí hạt nhân
- 9Trung ương Đảng họp bất thường, xử lý hàng loạt nhân vật cấp cao
- 10Luật Dữ liệu: Bộ Công an thúc đẩy, doanh nghiệp lo ngại
Từ khóa » Kẹt đường ở Việt Nam
-
Tại Sao Lại Xảy Ra Tình Trạng Tắc đường ? Nguyên Nhân Và Cách Giải ...
-
Tắc đường - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Kẹt Xe - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Kẹt Xe Cục Bộ Nhiều Tuyến đường Hướng Ra Cửa Ngõ TPHCM
-
4 Nguyên Nhân Tắc đường Phổ Biến ở Việt Nam - AutoPro
-
Bình Dương: Những Ngả đường... Kẹt Cứng
-
6 Vấn Nạn Tồn Tại Khiến Giao Thông TP.HCM Tắc Nghẽn - Báo Tuổi Trẻ
-
Hết Lễ Trở Lại TP.HCM, Người Dân Chọn Lộ Trình Phù Hợp để Tránh Kẹt Xe
-
Tắc đường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Người Dân 'điên đầu' Cày ải Kẹt Xe Trên đường Cửa Ngõ Qua Khu Nhà ...
-
Đường TP.HCM Về Miền Tây 'nêm Cứng', Kẹt Xe Hàng Km - Vietnamnet
-
TP.HCM Lại Lo Tắc đường - Báo Thanh Niên
-
TP.HCM: Sau Mưa Lớn, Nhiều Tuyến đường Kẹt Xe Nghiêm Trọng - PLO
-
Lễ Này, đường Về Miền Tây Có Kẹt Xe? - VOV Giao Thông