30 đề Học Sinh Giỏi Văn 8 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
30 đề học sinh giỏi văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.15 KB, 37 trang )

Đề 1: Có ý kiến cho rằng “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn người.”Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pac-bó” và “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, em hãy phân tích để làm sáng tỏý kiến trên?GỢI ÝA.Mở bài:-Dẫn vào vấn đề hợp lí-Giới thiệu vấn đề nghị luậnB. Thân bài.1. Giải thích ý kiến.- “Đọc một ….. người” hiểu là khi đọc một câu thơ, tìm hiểu về một tác phẩm văn học chúng ta khôngchỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, chủ đề tư tưởng (tức là nội dung, nghệ thuật của tác phẩm) màcòn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả được gửi gắm trong câu chữ . Đó là tiếng nói của tâmhồn, của tình cảm, đó là kết quả của quá trình trăn trở, suy tư, nung nấu của người nghệ sĩ… rồi bật rathành câu chữ.(Người ta gọi đó là vẻ đẹp của tâm hồn người)2. Phân tích, chứng minh.-Qua 2 bài thơ “Ngắm trăng” “Tức cảnh Pác bó” ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, của giá trịtư tưởng bài thơ…. Mà ta còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của một vị lãnh tụ, của một lão thành cách mạngvĩ đại.a. Phong thái ung dung, tự tại của Bác.- Ba câu thơ đầu bài thơ “Tức cảnh Pác bó”:+ “Sáng ra….hang” Giọng điệu thoải mái, tư thế thảnh thơi, hành động bình tĩnh… Với nghệ thuậtđối,nhịp thơ 4/3… ta thấy cuộc sống ung dung, hòa điệu cùng với nhịp sống của núi rừng, từ đó toát lêncảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp…+ Niềm vui thích với “thú lâm tuyền” đã khiến nhà thơ biến những khó khăn, thiếu thốn thành thành dưthừa, biến kham khổ thành sang trọng “Cháo bẹ…sàng”.+ Công việc quan trọng “dịch sử Đảng” – câu thơ nhiều vần trắc toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gânguốc… cũng làm nổi bật tầm vóc lớn lao, tư thế oai hùng… của một con người với một công việc vĩ đại.-Bài thơ “Ngắm trăng”: Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt chốn lao tù….. nhưng người tù vẫn bình tĩnh tựtại, ung dung thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng. Rung động thực sự trước vẻ đẹp của thiên nhiên tronghoàn cảnh bị giam cầm=> Phong thái ung dụng , tự tại của Bác cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Người: Dù trong mọi hoàncảnh-có khó khăn, thiếu thốn.. vẫn ung dung, tự tại, vẫn sông như vị khách tiên lãng du giữa chốn trầngian.b. Tình yêu và mối giao hòa đặc biết của nhà thơ với thiên nhiên.- Bài thơ “Tức…bó”: Ta nhận ra tình yêu thiên nhiên của một “vị hiền triết” qua cuộc sống nơi núi rừngTây Bắc: Ăn, ở, ngủ, nghỉ, làm việc… đều hài hòa giữ thiên nhiên, bình thản thưởng thức và hưởng thụnhững sản vật của núi rừng (….)-Bài thơ “Ngắm trăng”+ Tình yêu thiên nhiên được thể hiện rõ ràng qua tâm trạng bối rối, xốn xang … khi không biết làm thếnào để thưởng thức trọn vẹn cảnh trăng đẹp. Tâm trạng ấy thể hiện tình cảm đặc biệt của nhà thơ vớingười bạn tri kỉ - Vầng trăng. (Phân tích 2 câu đầu)+ Mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên: “Người….. thơ” Thi sĩ đã thả hồn mình vượt ra ngoài song sắtnhà tù để tìm đến và giao hòa với vầng trăng giữa bầu trời tự do… Vầng trăng cũng vượt qua ngăn cáchđể đến ngắm và trò chuyện cùng người bạn của mình.=>Nhà thơ Hồ Chí Minh có một tâm hồn tự do, yêu thiên nhiên, luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh và cómối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên. Trong con người của nhà lãnh đạo có một phần của những nhàhiền triết xưa với “thú lầm tuyền” không thay đổi.c. Qua hai thơ còn thể hiện rõ “cái sang” của cuộc đời cách mạng với chất thép của nhà cộng sản lãothành.-Đó là cuộc vượt ngục bằng tinh thần trong bài thơ “ngắm trăng”: Giữa chốn ngục tù tối tăm, bẩn thỉu,thiếu tự do tối thiểu, tâm hồn của nhà thơ, tình thần của người cộng sản vẫn vượt ra khỏi sự khống chế đểvươn tới thế giới tự do, khát khao tự do cháy bỏng…-Cái “sang”của cuộc đời CM, của người làm CM, được cống hiến cho dân, cho nước (Đối lập với vậtchất khó khăn, thiếu thốn.. .với cái dư thừa của tinh thần ). Chữ “sang” kết thúc bài thơ cũng có thể coi lànhãn tự, là tinh hoa tỏa sáng cả bài thơ.=> Rõ ràng hình tượng người chiến sĩ cộng sản được khắc họa vừa chân thực, vừa sinh động và có tầmvóc lớn lao.=> Vẻ đẹp tâm hồn HCM: Dù trong hoàn cảnh gian nan, thử thách, thiếu thốn… vẫn ung dung, lạc quan.Trong khó khăn vẫn tràn đầy tinh thần CM vì dân, vì nước. Trong gian nguy vẫn trọn vẹ một giấc mơ vìtự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với Người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềmvui lớn.d. Đánh giá, bình luận.- HCM vẫn luôn sẵn sàng vượt lên những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, luôn lạc quan, tin tưởng vàotương lai tươi sáng của dân tộc.-Phong cách sống của Bác thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn, mang tinh thần thời đại.- Qua thơ Bác ta nhận ra vẻ đẹp của một tâm hồn cao đẹp, với tình yêu thiên nhiên và đất nước nồng nàn.==========================================Đề 2: Nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng” và “Khi con Tu hú” có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thểhiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên, trí thức. Tuy nhiên, tháiđộ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài khác nhau lại hoàn toàn khác nhau”.Bằng hiểu biết của em về hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Gợi ý:A.Mở bài:- Giới thiệu hai tác giả và tác phẩm.- Giới thiệu trích dẫn.- Nêu đánh giá khái quát của mình về nhận định.B. Thân bài.1. Giải thích:- Nhậnđịnh cho ta thấy: Cái nhìn sâu sắc về thành công của hai bài thơ trong việc thể hiện tình yêu quêhương, đất nước và niềm khao khát tự do của tầng lớp thanh niên, tri thức khi nước nhà chìm đắm trongách đô hộ của thực dân phong kiến.Họ không chấp nhận cuộc sống nô lệ, tù túng mà muốn phá tan xiềngxích, hướng tới tự do.- Tuy nhiên ở mỗi bài thơ lại có cách thể hiện khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý thức của mỗingười.2. Phân tích, chứng minh.a. Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng.- Vì yêu nước nên:+ Thấy hết nỗi tủi cực, uất hận… của một cuộc sống nô lệ, mất tự do, làm trò cười cho người khác và choxã hội “Gậm một ……”. Căm tức khi sống một cuộc sống tầm thường, giả dối, nhàm chán “Ghét nhữngcảnh….”. Mơ về một giấc mơ huy hoàng xưa….+ Thấy uất ức, ngột ngạt đến không thơ nổi khi bị giam cầm khi cuộc sống ngoài kia đang sục sôi và đấtnước đang cần “Ngột làm sao…..”. Tưởng tượng cuộc sống ngoài kia đangtràn trề sinh lực. Trong giai đoạn lịch sử khó khăn ấy, tình yêu nước của thế hệ thành niên,tri thức là tình cảm thật,tình cảm chung của cả dân tộc- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, khát khao tự do cháy bỏng:+ “Nhớ rừng”:Con hổ luôn nhớ về cuộc sống tự do, vùng vẫy nơi núi rừng đại ngàn, (….) với những giấcmơ về một thời oanh liệt: Đêm vàng, những ngày mưa….khi là đế vương, khi là thi sĩ….(d.c)+ “Khi con tu hú”: Người thanh niên yêu nước tuy thân thể bị tù đày, ước mơ hoạt động tạm thời dừnglại.. nhưng tâm hồn người chiến sĩ vẫn hướng ra ngoài song sắt nhà tù hướng về thế giới tự do để cảmnhận bức tranh mùa hè rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị….(d/c)=>Khát vọng tự do, mang lại cuộc sống mới cho dân tộc là ước mơ ngàn đời của dân tộc, là ước mơ củabao tầng lớp nhân dân. Mỗi người thể hiện một cách, một vẻ.b. Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau.- “Nhớ rừng”là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước, đau đớn về một thân phận nôlệ nhưng chưa tìm được con đường để giải thoát, để giải phóng đành buông xuối, bất lực. Họ đã hoàntoàn tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động… Đây là thái độ đấu tranh, suynghĩ có phần tiêu cực..(d/c). Suy nghĩ và thái độ này được thể hiện rõ trong một giai đoạn lịch sử mà dântộc còn chưa có đường đi, đất nước chưa có người lãnh đạo….- “Khicon tu hú” Là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thành niên đã đitheo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra,biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiêncường theo đuổi lí tưởng. Họ tin tưởng vào tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập,dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đây là thái độ đấu tranh rất tíchcực…(d/c). Lí tưởng này thể hiện rõ khi Đảng ta ra đời, con đường cách mạng của dân tộc đã có ngườilãnh đạo, tài liệu học tập và hoạt động đã sẵn có…=> Tình yêu nước và khát cọng tự do giống nhau nhưng cách thể hiện và thái độ đấu tranh ở mỗi giaiđoạn lại khác nhau. Điều quan trọng làm nên thắng lợi là thái độ đấu tranh và lí tưởng của mỗi người,mỗi giai đoạn.c. Đánh giá, bình luận.- Nghệ thuật.- Nội dung:- Nguyên nhân của sự khác biệt:+ Hoàn cảnh sáng tác (giai đoạn lịch sử)+ Ý thức hệ tư tưởng của mỗi tác giả. Cả hai bài thơ đã góp thêm tiếng nói vào đề tài tình yêu quê hương, đất nước cho thơ ca hiện đạiVN, làm phong phú thêm cho đề tài ấy, đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần yêu nước cho các thếhệ thanh niên đương thời.C.Kết bài:- Khẳng định lại gái trị của bài thơ.- Trân trọng nỗi niềm sâu kín của mỗi tác giả.======================================Đề 3: Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghilại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”Gợi ý làm bàia. Mở bài:- Giới thiệu đoạn trích và nhận địnhb. Thân bài:*. Đau đớn xót xa đến tột cùng:Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưngkhi bà cô cố ý muốn lăng nục mẹ một cách tàn nhẫn trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đauđớn, sự uất ức: “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uấtức trong lòng càng bừng lên dữ dội* Căm ghét đến cao độ những cổ tục .Cuộc đời nghiệt ngã, bất công đã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càngyêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt bấy nhiêu: “Giá những cổ tục kialà một vật như ......... mới thôi”*. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểmNhững ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổ thiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Cónhững đêm Noen em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có nhữngngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....Nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòngem lên tới cực điểm .........*. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảmgiác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.c. Kết bài:- Khẳng định lại nhận định.========================================Đề 4: :Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hìnhtượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữnông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945.Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” hãy làm rõ vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu.Gợi ý làm bài*.Yêu cầu về hình thức- Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học.- Bố cục ba phần đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ.- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.*.Yêu cầu về nội dungChứng minh làm rõ vẻ đẹp của chị Dậu -người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phongkiến trước năm 1945 .a) Mở bài :- Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm.- Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tácphẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cáchmạng tháng tám 1945.b) Thân bài :Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.*Chị Dậu là người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết.+ Chị là người vợ chu đáo, tận tâm: quan tâm, tận tình chăm sóc chồng: Dẫn chứng+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ.: Dẫn chứng* Chị Dậu có một sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.+ Chị vèn hiền dịu, khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng:van xin thiết tha, cầu khẩn+ Chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối chỉ biết nhẫn nhục van xin, trái lại khi bị đẩy tới đường cùngchị đã vùng dậy chống trả quyết liệt bằng cả lí lẽ và hành động:- Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ : D/c- Sau đó chống trả bằng hành động với niềm căm giận ngùn ngụt: Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung áctrong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ.=>Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn,uất hận vì bị dồn nén đến mức không thểchịu nổi nữa, là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến.*Khái quát khẳng định về phẩm chất nhân vật:- Yêu thương chồng con, tiềm tàng sức sốngmạnh mẽ và tinh thần phản kháng.- Nhân vật chị Dậu toát lên nét đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân với vẻ đẹp truyền thống.- Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ VN trước CM T8c, Kết bài:-Ngô Tất Tố đã thành công đặc biệt trong việc thể hiện chân thực vẻ đẹp và sức mạnh tâm hồn của ngườiphụ nữ nông dân. Với hình tượng chị Dậu, lần đầu tiên trong VHVN có một điển hình chân thực, toànvẹn, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân lao động.- Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhânđạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán.-Liên hệ thực tếĐề 5: Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết:“… Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu.. che lấp mất…”Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc”, em hãy làm sáng tỏ ýkiến trên?Gợi ý:A.Mở bài.-Dẫn dắt: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểuvà cái nhìn cụ thể.-Đặt vấn đề: Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trênB. Thân bài:a. Giải thích:- Đoạn văn là lời độc thoại của nhân vật ông giáo, thông qua nhân vật này, tác giả Nam Cao thể hiện cáchnhìn, cách đánh giá đầy sự cảm thông và trân trọng con người, nói cách khác con người được biểu hiệnở 2 mặt:+ Biểu hiện bề ngoài: Có thể nhìn thấy bằng cái nhìn trực tiếp, đánh giá qua lời nói, hành động…+ Bản chất bên trong: Chỉ có thể thấy bằng tình thương, sự cảm thông-Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cố mà tìm hiểu, xem xétcon người ở mọi bình diện thì mới có cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý củahọ, còn nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất con người.b. Chứng minh:1. Nhân vật LH trong tác phẩm được nhìn dưới cái nhìn của ông giáo và cả cái nhìn của các nhânvật khác với những biểu hiện bề ngoài thiếu thiện cảm.1.1/ Lão Hạc hiện ra trong truyện với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ lẩm cẩm, gàn dở:- Bán một con chó mà đắn đo, sũy nghĩ mãi, sang ông giáo nói chuyện nhiều lần làm ông giáo có lúccảm thấy “nhàm rồi”.- Bán chó rồi thì đau đớn, vật vã, dẵn vặt…. như mình vừa làm ra tội ác gì lớn lao lắm.- Làm những việc mà các cụ xưa hay nói là “gở”như: giao tài sản duy nhất lại cho ông giáo,gửi tiền làmma, chấp nhận cuộc sống cùng cực, đói khổ…-Từ chối lòng tốt bằng thái độ hách dịch ….- xin bả chó để tự vẫn…1.2/ Lão Hạc còn hiện ra qua cái nhìn của các nhân vật khác với những nét ấu trĩ, quái đản, thậm chíghê gớm…- Vợ ông giáo: nhìn thấy ở LH một tính cách gàn dở: “Cho lão chết, ai bảo lão có tiền mà…… lãolàm lão khổ chứ ai…” thậm chí thị còn vô cùng bực tức khi ông giáo rỗi hơi bảo thị giúp đỡ “Thị gạtphắt đi….”-Binh Tư: Từ bản tính của mình khi nghe LH xin bả chó, hắn vội kết luận ngay về cái “ra phết” và“chẳng vừa đâu” của LH.- Ngay cả ông giáo cũng có đôi lúc không hiểu về LH “Làm quái gì có một con chó mà lão băn khoănquá thế.” Thậm chí ông cũng chua chát nghĩ và thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão xin bả chó“Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn”1.3/ Đánh giá- Bình luận.- Con người thường nhìn nhận, đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài với những lời nói, hành động, cửchỉ… Sự đánh giá này chỉ mang tính chất phiến diện và không thể hiện hết được bản chất tốt đẹp của conngười. (Nếu chỉ nhìn nhận, đánh giá thế này thì ta thấy LH thật đáng ghét)2. Nhưng chính ông giáo đã phát hiện ra được những phẩm chất đáng quý,bản chất đáng trọngcủa con người ẩn đằng sau những hành động, lời nói… gàn dở, thiếu tình người.2.1. Ông giáo là người có tri thức, có kinh nghiệm sống,có cái nhìn toàn diện và cảm thông, lại chịuquan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên ông phát hiện ra chiều sâu tính cách được thể hiện qua vẻ bề ngoài.- Ông cảm thông và hiểu vì sao LH không muốn bán chó: Nó là người bạn, người thân, là kỉ vật…ôngcũng an ủi,sẻ chia với nỗi đau dằn vặt khi lão khóc thương con chó và xỉ vả chính mình. Quan trọng hơnlà ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền,gửi vườn, xin bả chó và lựa chọn cái chết đauđớn. Có lẽ tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý, => Ông giáo đã nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn ẩn đằngsau vẻ bề ngoài gàn dở, lập dị.- Ông giáo cũng hiểu và cảm thông được với thái độ và hành động của vợ mình. Có lẽ vì quá khổ nênthị trở nên thờ ở,lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau khổ của đồng loại. “Vợ tôi không ác….” =>Ông giáo lígiải được sự vô tâm, khiếm khuyết trong suy nghĩ, nhân cách vợ mình.2.2. Đánh giá,bình luận.- Chỉ khi thực sự hiểu, chia sẻ, cảm thông với những người xung quanh, quan tâm tới suy nghĩ, nỗi đauvà những dằn vặt của họ ta mới thấy bản chất tốt đẹp của con người (Lúc này LH đã đáng thương, đángyêu, đáng trọng hơn nhiều)3. Kết luận chung:- Ông giáo là nhân vật trung tâm,dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫmđể rồi rút ra những kết luận có tính chất chiêm nghiệm đúng đắn và nhân bản về con người.- Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thầnnhân đạo về cuộc đời, về con người. Đâylà một quan niệm hết sức tiến bộ định hướng cho những sángtác của nhà văn sau này.C. Kết bài.-Khẳng định lại tính triết lí của câu nói. Đây cũng là triết lí sống của tác giả.-Suy nghĩ của bản thân em.Đề 6 Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phậncủa người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng TámQua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao), em hãy làm sáng tỏnhận định trên.Gợi ý làm bài1. Mở bài :Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêubiểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.2. Thân bài:2.1. Khái quát chung:-Giới thiệu khái quát bối cảnh xã hội VN trước CM tháng 8: Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TDPháp, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.- Khái quát nội dung 2 tác phẩm.2.2. Phân tích- làm rõ:a. LĐ 1: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dânViệt Nam trước cách mạng .* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của ngời phụ nữ hiện đại. Cụthể :- Là một người vợ giàu tình thương : ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở :- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng).- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng).=> Nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh của tình yêu thương, của tiềm năng phản kháng thì vẻđẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, của hoa sen nở cánh trong bùn, của con cò lộn cổ xuống ao dùchết cũng muốn chết trong sạchb.LĐ2: Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Namtrước cách mạng :* Chị Dậu có số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.* Lão Hạc có số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su,thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đợc món nào ăn món nấy,cuối cùng ăn bả chó để tự tử.c. LĐ3: Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhânđạo của haitác phẩm. Hai văn bản bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sựđồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công,tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung mộtniềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng cócách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, cònNam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con ngời… NamCao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động đểbộc lộ phẩm chất…d. Đánh giá:-Nghệ thuật: Hai tác phẩm đều khắc họa nhân vật rõ nét qua ngoại hình, lời nói, hành động và diễn biếntâm lí nhân vật sâu sắc từ đó làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm.ư-Nội dung: Hai tác phẩm đều cho thấy phẩm chất tốt đẹp và số phận đau thương của người nông dân.Đồng thời cũng cho thấy bộ mặt và bản chất của chế độ phong kiến đương thời.3/ Kết bài : Khẳng định lại vấn đề.- Liên hệ cuộc sống tốt đẹp của người nông dân trong xã hội mới.Đề 7 :Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên, em hãy làm sáng tỏnhận định trên.GỢI Ý:A. Mở bài:-Giới thiệu tác giả và bài thơ.-Trích dẫn nhận định.B.Thân bài:1. Giải thích:- Nhận định “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác hay cả bài”+ “Hồn” tức là phần nội dung,ý nghĩa của bài thơ+ “Xác” tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ: Thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịpđiệu, cấu tứ… Như vậy theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệthuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơmới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. Ý kiến của XD cũng hoàn toàn chính xác bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chươngnghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dungvà hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghãi sâu sắc phải đượctruyền tải bằng một hình thứcphù hợp thì người đọcmới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu.2.Phân tích- chứng minh.- Khẳng định: Bài thơ “Ông đồ”-Vũ Đình Liên là một bài thơ hay- hay cả hồn lẫn xác, cả bài.a. Về nội dung: “Ồng đồ”là một bài thơ tuyệt hay bởi nó đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối vớimột tầng lớp người đang trở nên lạc lõng và bị gạt ra ngoài lề cuộc đời; là niềm hoài cổ của tác giả vớimột nét đẹp truyền thống của dân tộc (thú chơi câu đối ngày tết) bị tàn phai.- Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ trong thời kì huy hoàng. (…..)- Hai khổ thơ tiếp: Vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay- một kẻ sĩ lạc lòng, lẻ loi giữa dòng đời ngượcxuôi(….)- Khổ cuối: bày tỏ nỗi lòng, khơi gợi niềm thương xót đối với ông đồ, với một nét đẹp văn hóa cuả dântộc bị mai một(…)b. Về hình thức: “Ông đồ”- là một bài thơ tuyệt đẹp bởi nó đã thể hiện được hết những nét đẹp về vẻđẹp của ngôn từ.- Nhan đề bài thơ ngắn gọn nhưng gợi nhiều liên tưởng, chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giảmuốn gửi gắm qua thi phẩm.- Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên theo dòng thời gian. Kết cấu bài thơ như một câuchuyện kể theo trình tự thời gian về cuộc đời ông đồ: …..- Thể thơ ngũ ngôn gieo vần chân, lời thơ bình dị nhưng sâu lắng, cô đọng, kết cấu đầu cuối tương ứngchặt chẽ….- Hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ hàm xúc, gợi hình, gợi cảm, sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tutừ….- Bút pháp tả cảnh ngụ tình- Giọng điệu trầm lắng, xót xa ….c. Đánh giá, bình luận.- Sức hấp dẫn về nội dung và hình thức bài thơ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợiniềm thương cảm chân thành đối với những nhà nho danh giá một thời, nay đã bị lãng quên vì thời thếđổi thay, thương tiếc giá trị văn hóa lâu đời bị mai một dần.- Bài học cho người nghệ sĩ: Bằng tài năng và tâm huyến của mình người nghệ sĩ đã sáng tạo nên nhữngthi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nôi dung đến hình thức. Điều đó vừa là thiên chức cũng là tráchnhiệm của người nghệ sĩ, cũng là yêu cầu thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật.- Sự tiếp nhận ở người đọc: Cần cảm nhận được vẻ đẹp trọn vẹn của thơ ca nói riêng và văn chương nóichung. Từ đó có sự tri ân, đồng cảm với tác phẩm và chia sẻ với người nghệ sĩ. Khi ấy thơ sẽ có sức sốnglâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.C. Kết bài:- Khẳng định vấn đề.- Liên hệ….Đề 8Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viếtcủa những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao emhãy làm sáng tỏ ý kiến trên1 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn (0,5đ) vấn đề2. Thân bài2.1. Giải thích ý kiến* Học sinh cần giải thích được ý của nhận định23 - Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người,những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thểhiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thôngvới những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồncủa những đau khổ bất hạnh5888- Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủnghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết cácnhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc....58892. 2. Chứng minh:a. Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văntài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sángtinh thần nhân văn nhân đạo- Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực củavăn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.+ Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèođói bị vùi dập và người i trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ...Truyện ngắn “ LãoHạc” là truyện tiêu biểu...23 + Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vựcnghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểuthuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông....24=>Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “ Lão hạc” của NamCao và “Tức nƣớc vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạocủa những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của ngườinông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thếlực tàn ác đẩy ngƣời nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh...b. Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản“Lão Hạc” và “Tức nƣớc vỡ bờ”.b.1. Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của conngười:* Truyện “ Lão Hạc”+ Nam Cao cảm thươg cho lão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bấthạnh, đáng thương sống trong thời kì thực dân phong kiến (HS đƣa dẫn dẫn chứng về nỗi khổ vật chất,tinh thần của lão Hạc),Cảm thông với tấm lòng của ngƣời cha rất mực yêu thương con luôn vun đắpdành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc...* Văn bản“ Tức nước vỡ bờ”Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tìnhcảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến ( HS đưa dẫnchứng về tình thế, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu)b.2. Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin tưởng những phẩm chấttốt đẹp của con người..5888+Với “ Lão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổnhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, 1,5đ trái tìm giàu tình yêu thương,lối sống tự trọng (HS đưa dẫn chứng phân tích làm rõ lời ngợi ca của tác giả với lão Hạc)+ Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện vàngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu ngƣời phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàutình yêu thương chồng con với tinh thần phản kháng mãnh liệt (HS đưa dẫn dẫn chứng về sự ngợi ca vềtình yêu thương chồng con của chị Dậu và sự phản kháng của chị Dậu..)b.3. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọnnguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người.5888 + Văn bản “ Lão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóanặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà ư không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điềncao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.(HS đưa dẫn chứng)23 + Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dânnửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máychính quyền thực dân nửa ư phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị ( HS đưa dẫn về sựlên án tố cáo thái độ hống hách, táng tận lương tâm của nhà văn với tên cai lệ và ngƣời nhàlí trưởng)c. Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác 1điểm phẩm.5888 + Với Nam Cao qua văn bản “ Lão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữtình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọnngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối kể chuyện khách quan...23+ Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịchtính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động (từ ngoại hình ngôn ngữ, hành động tâm lí...)=> Hai nhà văn tài năng, tâm huyết Nam Cao và Ngô Tất Tố đã thể hiện tinh thần nhân đạo theo cáchcủa riêng mình như để khẳng định trong xã hội thực dân phong kiến dù bị đẩy đến bần cùng những ngườinông dân luôn giữ cho mình phẩm giá cao đẹp không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng.Họ là những bông sen thơm chốn “bùn lầy nước đọng”3. Kết bàiÝ kiến nhận định cho thấy tinh thần nhân đạo như sợi chỉ xuyên suốt trong sáng tác của những nhà văncó tài năng và tâm huyêt. Nó luôn chi phối các nhà văn cầm bút sáng tác để họ hướng ngòi bút của mìnhvề con người, vì con ngƣời. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm thơ ca chính là tiếng lòng củanhững nhà văn tài năng tâm huyết góp phần tạo nên sức mạnh của văn chương chân chính của“ Nghệthuật vị nhân sinh”. ......Đề 9Có ý kiến cho rằng “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nuớc nồng nàn, tinh thần tự hào dântộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ mà em đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiếntrên.Gợi ý1/ Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học,có bố cục rõràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp.2/ Về nội dung:1 HS có thể sắp xếp và trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có những cảm nhận riêngnhƣng cần bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện và có sức thuyết phục người đọc.2 Làm nổi bật tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong văn học cổ.Cụ thể:a.Mở bài:(0,5 điểm)Nêu vấn đề nghị luận: “ Văn học cổ nƣớc ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hàodân tộc sâu sắc”b.Thân bài:(6 điểm)Khẳng định tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc là nội dung lớn trong văn học mọi thời đại. Trong thờichiến và thời bình có những biểu hiện khác nhau.Trong thời chiến có giặc ngoại xâm, lòng yêu nước, tựhào dân tộc thể hiện ở: Khẳng định vị thế độc lập, thế hiện lòng tự tôn dân tộc; căm thù giặc sâu sắc;quyết tâm tiêu diệt giặc đến cùng; tình yêu thiên nhiên đất nước...(0,5 điểm)Chứng minh qua những áng văn thơ cổ bất hủ1 Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước chống giặc ngoại xâm nên tinh thần yêu nước và tự hào dân tộcmạnh mẽ hơn bao giờ hết.2 Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước: (3 điểm)1 Khẳng định vị thế độc lập, chủ quyền dân tộc: Các tác phẩm đều khẳng định về chủ quyền dântộc.Mở đầu bài “ Nam quốc sơn hà”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc tađã khẳng định một cách sắt đá:“Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thư”Bốn thế kỉ sau, Nguyễn Trãi đã nhắc lại trong “Bình Ngô đại cáo”- bản tuyên ngôn độc lậplần thứ hai của dân tộc ta:“Nhƣ nƣớc Đại Việt ta từ trước,...............................................Song hào kiệt đời nào cũng có”+ Tố cáo tội ác của quân giặc và vạch rõ dã tâm của kẻ thù:Trong bài “ Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ những hành động và dã tâm của quân NguyênMông: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường... của kho có hạn”.Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh đối với nhân dânĐại Việt:“Nƣớng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” + òng căm thùgiặc sâu sắc và nỗi đau mất nƣớc:Trần Quốc Tuấn bộc lộ trực tiếp tâm sự của mình với các tướng sĩ một cách chân thành: “ Tathường tới bữa quên ăn... đầm đìa”Nguyễn Trãi sau khi chia tay cha ở cửa ải Nam Quan vẫn đinh ninh lời dạy:Tìm cách rửa nhục cho nước, rửa nhục cho cha :“Ngẫm thù lớn há đội trời chungCăm giặc nuớc thề không cùng sống”+ Quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc.Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn biến thành hành động: “chỉ căm tức chƣa xả thịt, lộtda, nuốt gan uống máu quân thù”. Dù phải hi sinh: “ dẫu cho trăm thân này ... vui lòng”.Với tinh thần chịu đựng gian khổ, kiên trì tập dƣợt binh thư yếu lược: “ nếm mật nằm gai...sáchlược thao suy xét đã tinh”.Khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ thù: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”1 lòng yêu nước còn được thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thanh bình nơi thôndã (Thiên Trường vãn vọng); cuộc sống ẩn dật thanh cao giữa núi rừng Côn Sơn (Côn Sơnca)Lòng tự hào dân tộc: (2,5 điểm)1 Tự hào về sức mạnh chính nghĩa. Trong “Nam quốc sơn hà” tác gải đã vạch trần bản chất phinghĩa của kẻ thù xâm lược: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”.2 Tự hào về nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử lâu đời“Như nước Đại Việt ta từ trƣớc...................................................1 Tự hào về những trang sử chống giặc ngoại xâm: “Cửa Hàm Tửbắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”2 Tự hào về sức mạnh của dân tộc, những chiến công liên tiếp dồn dập trong cuộc kháng chiếnchống giặc Minh khiến cho kẻ thù phải thất bại thảm hại, nhục nhã.“Đánh một trận sạch không kình ngạcĐánh hai trận tan tác chimmuông”C. Kết luận:(0,5 điểm)-Khẳng định lại vấn đề: lòng yêu nước, tự hào dân tộc tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam, là sứcmạnh cổ vũ, động viên chúng ta bảo vệ tổ quốc chống mọi kẻ thù xâm lược.-Trách nhiệm của bản thân để tiếp nối truyền thống đó.Đề 10Xuân Diệu khẳng định thơ hay là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.Hãy chứng minh qua bài thơQuê hương của Tế Hanh.Gợi ý:1. Mở bài: Có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải:- Dẫn dắt được vấn đề và hướng vào nhận định của Xuân Diệu về thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác,hay cả bài”.- Khẳng định bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đúng với nhận định về thơ của thi sĩ Xuân Diệu.2. Thân bài.2.1 Giải thích nhận định+ Xuân Diệu thật tinh tế khi quan niệm về thơ hay, thơ hay phải là “ hay cả hồn lẫn xác, hay cảbài”. Hồn ở đây chính là nội dung, là tình cảm, là tấm lòng, là hiện thực và điều gửi gắm của tác giả vàobài thơ, còn xác là nghệ thuật thơ hay chính là hình thức thơ, là cấu tứ, thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, giọngđiệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của bài thơ. Có thể thấy quan niệm của Xuân Diệu thật toànvẹn, đầy đủ và hài hòa về thơ hay, phải là một thi sĩ, một người am hiểu và từng trải về nghệ thuật mới cócái nhìn sâu sắc đến vậy.+ Cái hồn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh chính là tình cảm yêu nhớ quê hương của nhàthơ, tình cảm ấy hướng về vị trí địa lí, nghề nghiệp của làng, là cảnh dân làng ra khơi đánh cá, cảnh trởvề, là hình ảnh con thuyền và những chàng trai miền biển đầy thơ mộng, là cánh buồm căng gió, là nỗinhớ chơi vơi, da diết, còn xác trong bài thơ là thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, ngôn từ,giọng điệu trong sáng, thiết tha, là phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm và các biện pháp tu từ đượcsử dụng tinh tế, hài hòa.2. 2. Chứng minh nhận định qua việc phân tích chi tiết bài thơ ( PT nội dung và nghệ thuật của tácphẩm)* Nội dung bài thơ ( Đây là luận điểm chủ yếu: kết hợp phân tích cả nội dung và nghệ thuật).+ Vị trí, nghề nghiệp: Hai câu đầu giới thiệu về vị trí rất đặc biệt và nghề chài lưới của làng quê tác giả.+ Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thờitiết, con người, cánh buồm.“ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng……………………………………….Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”- Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dântrai tráng.- Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất hăng hái vượt trường giang.- Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như mảnh hồn làng, nhân hóa như conngười biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió.+ Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơmộng với lời cảm tạ chân tình của người dân chài.“ Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ……………………………………Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”- Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấmđậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển.- Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm nghỉ ngơi và lắng nghe.- Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương.+ Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển… tất cảđược cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê.“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ………………………………………Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”* Nghệ thuật ( luận điểm phụ)- Quê hương là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Ngòi bút miêu tả thẫm đẫmcảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ đẹp, bay bổng, lãng mạn, biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo thổi linh hồnvào sự vật.- Sáng tạo hình ảnh thơ rất phong phú, chính xác, chân thực qua ngôn ngữ giản dị.3. Kết bài- Học sinh khái quát bài thơ và đánh giá nhận địnhĐề 11Một trong những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX là ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.Qua bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu, emhãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Gợi ý:a, Mở bài (0,5 điểm)Dẫn dắt một cách hợp lí, logic: Khái quát về hai tác giả, hai bài thơGiới thiệu vấn đề: những cảm hứng của thơ ca đầu thế kỉ XX thường ca ngợi vẻ đẹp của thiênnhiên.b. Thân bài (9 điểm)Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh:Bức tranh thiên nhiên được vẽ ra qua tự giới thiệu về làng tôi của tác giả. Khung cảnh được tác giảvẽ ra là một khung cảnh của buổi sớm mai, với không gian thoáng đạt, trời trong, gió nhẹ, nắng maihồng, với hình ảnh những con người dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá (1 điểm)Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cáNổi lên trên nền trời nước mênh mông là những cánh buồm trắng đang rướn thân mình mạnh mẽvượt trường giangChiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giangCánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gióViệc sử dụng nghệ thuật so sánh Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã và Cánh buồm giương to nhưmảnh hồn làng, nghệ thuật ẩn dụ mảnh hồn làng kết với dùng động từ mạnh phăng, vượt gợi hình ảnhcánh buồm no gió, căng đầy. Dáng vóc thật hiên ngang, phóng khoáng tràn đầy sinh lực, trần trề nhựasống. Đó còn là khát vọng của người dân làng chài muốn chinh phục thiên nhiên biển cả, không gian vớinhiều vùng biển xa xôi. Cánh buồm còn là biểu tượng cho những tâm hồn khoáng đạt bay bổng của làngquê. Không chỉ vẽ ra vẻ đẹp của làng quê qua hình ảnh buổi sơm mai hồng, con thuyền, dân trai tráng.Cảnh thiên nhiên trong bài thơ còn được thể hiện trong những buổi dân làng đón ghe về: (1,5 điểm)Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe vềCảnh thật ồn ào náo nhiệt của một vùng quê đón những người đi biển trở về thật là tấp nập, nhữngâm thanh vui vẻ của một đời sống thanh bình khi kết quả lao động thật tốt đẹp biển lặng, cá đầy ghe. (1điểm)Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Nghệ thuật nhân hóa im bến mỏi trở về nằm và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho con thuyền trởnên như con người. Sau chuyến đi biển dài ngày con thuyền thanh thản trở về nằm nghỉ mà nồng nàn hơithở mặn mòi của biển cả. Chỉ có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết, một nỗi nhớ quê da diết, cảnh sắcthiên nhiên của quê hương Tế Hanh dường như lúc nào cũng thường trực trong tâm tưởng nhà thơ, xaquê tác giả nhớ tới cái đặc trưng của làng chài: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và cái mùi nồngmặn của biển cả (1,5 điểm).Nay xa cách lòng tôi luôi tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồn mặn quá!Với Tố Hữu thì bức tranh thiên nhiên được vẽ ra không chỉ ở một quê cụ thể nào mà đó là khônggian của cả một mùa hè ngọt ngào hương vị, khoáng đạt nên thơ. Mỗi hình ảnh thơ được viết ra từ tìnhyêu thiên nhiên, làng quê của tác giả (1 điểm)Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy san nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không.Khung cảnh thiên nhiên được mở ra với âm thanh của con chim tu hú. Thật là một bức tranh thiênnhiên tràn trề nhựa sống, đầy sắc màu của hương đồng gió nội: Sắc lúa đang chín vàng, trái chín , thêmsắc vàng của ngô đang phơi dưới cái nắng đào. (1 điểm)Bức tranh thiên nhiên ở đây cũng thật rộn rã âm thanh: âm thanh của tiếng chim tu hú kêu, âmthanh của tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vu.. Trong bức tranh cũng đã có sự chuyển hóa hoạtđộng của sự vật lúa chiêm đanng chín, trái cây ngọt dần, diều đương lộn nhào. Chỉ có những con ngườicó tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến tha thiết như nhà thơ Tố Hữu mới vẽ ra một bức tranh thiênnhiên trần trề nhựa sống đầy đủ sắc màu đến như vậy. (1,5 điểm)* Đánh giá:Bức tranh thiên nhiên ở hai bài thơ được vẽ ra đầy ắp những sáng tạo về câu chữ, nhịp điệu thơ sửdụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý đã tạo nên những bức trang về quê hương thật đặc sắc. Bức tranhđược tạo ra khi chỉ là một làng chài ven biển cũng có khi là cả một vùng quê rộng lớn nhưng đêu chấtchứa tình cảm, tình yêu với quê hương đất nước. (0,5 điểm)c, Kết bài: (0,5 điểm)Khẳng định lại ý kiến nhận định.Đề 12Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, có ý kiến nhậnxét : “Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.”Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương” của Tế Hanhem hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Gợi ý12Nêu vấn đề.. trích dẫn nhận xéta. Khái quát về tình quê hương đất nước trong “Thơ mới”.“Thơ mới” ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phongkiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắmnỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đất nước trong“Thơ mới” thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúcnhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một nét đẹp văn hóa trongquá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín…b.Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương”b1. Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.- Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóngcả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng củachúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh,chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiêncủa cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn ( dẫn chứng phân tích trong Nhớ rừng Thế Lữ ).- Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( dẫn chứng , phân tíchtrong “ Quê hương” của Tế Hanh )b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín- Thế Lữ gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ “Nhớrừng”, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịchsử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạngcủa tác giả của người dân Việt Nam lúc đó.b3. Tình yêu và nỗi nhớ quê hương- Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nétqua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựnglên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượtTrường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấytrong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới.Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bómới viết được những câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thântrắng bao la thâu góp gió”. Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu3với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương.- Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” cùngvới con thuyền rẽ sóng trong hương vị mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương cáihương vị đầy quyến rũ, là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranhthiên nhiên tươi sáng thơ mộng.c. Đánh giá- Cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầyhương sắc của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỗi niềm chung đó là tình yêu quê hương đấtnước.- Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cáchmạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của cácnhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.Đề 13Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyệncho ta những tình cảm ta sẵn có.”(Trích “Ý nghĩa văn chương” – Ngữ văn 7, Tập 2)Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.Gợi ý* Yêu cầu về kĩ năng:- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốtDiễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.* Yêu cầu về kiến thức: (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một sốý cơ bản mang tính định hướng dưới đây).Mở bài:Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung chính củabài thơ Quê hương: bài thơ thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng.Thân bài:1. Giải thích tổng quát:- Hoài Thanh khẳng định: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tácphẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tácphẩm.- Ông còn khẳng định: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, tức là nhấn mạnh khả năngvăn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.- Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận vănchương: đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục vàthẩm mỹ của văn chương đối với con người.- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Quê hương: bài thơ được viết năm 1939, khi Tế Hanh 18 tuổi, đanghọc ở Huế; quê hương hiện lên trong hoài niệm, nỗi nhớ nhung, trong sự bùng cháy mãnh liệt của cảmxúc. Khẳng định: bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nướccủa mỗi người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.2. Phân tích, chứng minh:a. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua niềm tự hàocủa tác giả khi giới thiệu về quê hương mình một cách đầy trìu mến. (hai câu thơ đầu)Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ giới thiệu về “làng tôi ở” rất giản dị và trìu mến. Hai câu thơ gợi lênmột vùng quê sông nước mênh mông và công việc chính của người dân nơi đây là nghề chài lưới.b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua việc ngợi cavẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân làng chài ven biển.- Cảnh ra khơi đầy hứng khởi giữa thiên nhiên sông nước gần gũi, khoáng đạt, thi vị. (phân tích khổ thơthứ hai)+ Thiên nhiên: sớm mai hồng thơ mộng và trong trẻo.+ Con người lao động: những người dân trai tráng tràn trề sức lực.+ Đoàn thuyền: nghệ thuật so sánh miêu tả đoàn thuyền ra khơi với khí thế hùng tráng, mang theo ướcmơ của những người dân làng chài về một chuyến đi biển bình yên.=> Toàn bộ đoạn thơ gợi lên khung cảnh thiên nhiên vùng biển đẹp thơ mộng, những người con trai trángcủa làng chài căng tràn nhựa sống và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đầy tráng khí. Qua đó, Tế Hanh đãthể hiện tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương.- Cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình yên. (phân tích khổ thơ thứ ba)+ Không khí: tấp nập vui tươi với những người lao động làng chài hồn hậu, yêu lao động và biển cả baodung cho những khoang thuyền tươi ngon đầy ắp cá.+ Vẻ đẹp tràn đầy sinh lực của những người con ưu tú của làng chài:“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xăm”.+ Hình ảnh con thuyền được nhân hóa, trở về nghỉ ngơi sau một chuyến biển dài. Con thuyền mang trongthớ vỏ dư vị mặn mòi của biển cả bao la.=> Các hình ảnh thuyền, biển và con người làng chài gắn bó, hòa quyện cùng nhau trong mối quan hệlinh thiêng. Tế Hanh đã sử dụng những câu thơ đằm thắm, ngọt ngào, những biện pháp tu từ nhân hóa, ẩndụ đặc sắc để tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng, hùng tráng, vẻ đẹp tràn trề sinh lực của người laođộng làng chài. Ông ca ngợi cuộc sống lao động bình dị mà vui tươi trên quê hương mình với một tìnhyêu thương tha thiết, chân thành.c. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua tình cảm thiếttha, nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương được bộc lộ trực tiếp ở khổ thơ cuối: nhớ quê hươnglà Tế Hanh nhớ về những hình ảnh, những sự vật bình dị, gần gũi, quen thuộc mang vẻ đẹp mộc mạc củalàng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi nồng mặn,…(Khi trình bày, HS phải phân tích được các hình ảnh vừa chân thực, vừa bay bổng lãng mạn, bất ngờ; từngữ chọn lọc; biện pháp tu từ độc đáo; nhịp thơ tha thiết, lời thơ giản dị, đằm thắm,…)3. Đánh giá:Tâm hồn trong sáng, tình cảm thiết tha của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương đã khơi dậy, bồi đắpthêm cho mỗi bạn đọc tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước. Đây chính là chức năng giáodục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người, là yếu tố quyết định cho sức sống bền vững của mộttác phẩm văn học trong lòng độc giả.Kết bài:Khẳng định lại giá trị của bài thơ Quê hương và bộc lộ suy nghĩ riêng.Đề 14Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: " Sức hấp dẫn của những vần thơviết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kỳ vĩ mà hồn thơ TếHanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây".Bằng hiểu biết về bài thơ Quê hương , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên !Gợi ý:Về kĩ năng:- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc,liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,…- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lí luận và năng lực cảm thụ văn học.Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cầnđảm bảo những nội dung sau:a. Mở bài:- Dẫn dắt để giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Trích dẫn ý kiến.b. Thân bài : Chứng minh qua tác phẩm:*Khái quát được ý kiến:- Ý kiến trên muốn khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vậtvùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành,tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho con người quê hương.* Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh vật vùng biển quê hương hiện lên thật tựnhiên mà cũng thật đẹp.- Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về quê hương yêu dấu của mình với nghềnghiệp và vị trí cụ thể -> với niềm tự hào về một vùng quê chài lưới thanh bình.- Vùng quê đó càng đẹp hơn khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào buổi sớm mai hồng:+ Đó là khung cảnh thời tiết đẹp, lí tưởng,cho một chuyến ra khơi.+ Nổi bật lên giữa thiên nhiên hùng vĩ là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống.(chú ý vào hìnhảnh so sánh tinh tế, độc đáo của nhà thơ khi miêu tả con thuyền và cánh buồm..)=> Bức tranh thiên nhiên vùng biển hiện lên thật tinh tế và sống động dưới nét vẽ tài tình của nhà thơ.* Luận điểm 2: Bài thơ còn hấp dẫn người đọc bởi tình yêu đặc biệt của người con xa quê dành chongười dân vạn chài nơi đây.- Ông viết về họ với tất cả niềm tự hào hứng khởi:+ Đó là cảnh đoàn thuyền trở về trong sự mong đợi của dân chài...+ Đó là hình ảnh những con người khỏe mạnh rắn rỏi (chú ý bút pháp tả thực kết hợp bút pháp lãngmạn). Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp đặc trưng của con người nơi đây.+ Đó còn là hình ảnh con thuyền mệt mỏi say sưa sau một hành trình vất vả..(NT nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)- Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của người con xa xứ.(Nếu không có bốn câu thơ cuối bài có lẽ người đọc không thể biết được nhà thơ viết bài thơ khi xa quê.)* Đánh giá chung:- Khẳng định ý kiến là đúng- Để đạt được giá trị đó cần có một cách viết giản dị tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ, hình ảnh thơ...c. Kết bài:- Khẳng định lại vấn đề chứng minh.- Liên hệ: Thơ Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả. Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu nỗinhớ quê hương...Đề 15Đánh giá về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, trong phần ghi nhớ, Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2,NXB Giáo dục Việt Nam trang 18 viết:“Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươisáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống củangười dân chài và sinh hoạt lao động làng chài”Hãy phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy: “một bức tranh tươi sáng, sinh động về mộtlàng quê miền biển” và “hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao độnglàng chài”Gợi ýa. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kếtbài khái quát được vấn đềb. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển vàhình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài…c. Triển khai vấn đề nghị luậnTriển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốtthao tác lập luận để làm rõ luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phùhợp, cụ thể sinh động.- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, miễn là hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một định hướng:* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận* Giải thích ý kiến:- Ý kiến trên nhằm khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương khi nhà thơ đã vẽ ra được bức tranhcảnh vật vùng biển tươi sáng bằng ngòi bút tinh tế, sinh động, tình yêu quê hương sâu nặng.- Điểm sáng trong bức tranh ấy là vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động miệt mài củangười dân chài và sinh hoạt lao động làng chài* Chứng minh:- Vẻ đẹp tươi sáng, sinh động của một làng quê miền biển+ Khung cảnh ra khơi trong trẻo, tươi sáng được khắc họa trong buổi sớm mai hồng+ Cảnh đoàn thuyền trở về mang hơi thở mặn mòi của địa dương- Nổi bật lên trong bức tranh ấy là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạtlao động làng chài:+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai phăng mái chèo, mạnh mẽ vượttrường giang+ Hình ảnh cánh buồn là một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao ước mơ, khát vọngcủa người dân vùng biển+ Cảnh ồn ào tấp nập là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động,chan chứa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc của ngườidân làng chài.(Chú ý phân tích nhịp thơ, giọng thơ, từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật để làm rõ)* Đánh giá:- Đằng sau hình ảnh bức tranh làng quê mà nổi bật là hình ảnh người dân chài là niềm vui, niềm tự hào,tình yêu của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương. Từ đó làm nên cảm hứng thơ mãnh liệt.- Với cách viết giản dị, tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ mộc mạc, gợi cảm, hình ảnh thơ tươi sáng,giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, âm điệu vui tươi, đằm thắm, hồn thơ trẻ trung của một cái nhìn ấm áp vềlàng quê trong kỉ niệm.- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ởmọi làng chài, do vậy nó có sức hấp dẫn, đánh thức trái tim con người Việt Nam.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.Đề 16Có ý kiến cho rằng “Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tựsự rất hợp lý, nhưng miêu tả và tự sự ở đây chỉ giúp cho yếu tố trữ tình càng thêm nổi bật. Nhờ có sự kếthợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố này nên hình ảnh thơ càng chân thực, tinh tế, thể hiện tấm lòng yêuquê hương dạt dào của nhà thơ.Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Quê hương”, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?Gợi ý* Yêu cầu về kĩ năng:- Bài làm có bố cục hoàn chỉnh.- HS viết dạng bài nghị luận chứng minh, kết hợp được với giải thích nhận định. Bài viết thể hiện HS cókiến thức về bài thơ “Quê hương”, về tác giả Tế Hanh về những biện pháp nghệ thuật được thể hiện ởhình ảnh thơ chân thực, tinh tế, sự kết hợp giữa 3 phương thức biểu đạt song phương thức chính vẫn làbiểu cảm và phải làm nổi bật tình yêu quê hương dạt dào của nhà thơ.- Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác.* Yêu cầu về nội dung1. Giải thích nội dung nhận định và khẳng đinh nhận định hoàn toàn đúng“Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự rất hợp lý,nhưng miêu tả và tự sự ở đây chỉ giúp cho yếu tố trữ tình càng thêm nổi bật. Nhờ có sự kết hợp nhuầnnhuyễn giữa ba yếu tố này nên hình ảnh thơ càng chân thực, tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu quê hươngdạt dào của nhà thơ.- Miêu tả (mô tả đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng), tự sự (kể về người, việc,…) là yếu tốlàm cơ sở bộc lộ cảm xúc, giúp cho yếu tố trữ tình có căn cứ và càng thêm nổi bật.- Trong bài thơ:+ Tự sự: Thể hiện ở việc kể về nghề nghiệp của người dân quê hương, vị trí, công việc hằng ngàyra khơi đánh cá, trở về, về hoàn cảnh của tác giả khi xa quê.+ Miêu tả: Quang cảnh thiên nhiên khi ra khơi đánh cá, nổi bật là hình ảnh người dân chài lướivới con thuyền làm chủ công việc, làm chủ vũ trụ, cảnh tấp nập khi đoàn thuyền trở về đầy cá, người dânchài lưới sau những ngày vất vả với bao thành quả lao động. Và chiếc thuyền sau mỗi lần về bến. Trongtrí nhớ của tác giả về màu nước xanh, cánh buồm trắng, mùi vị…Song tất cả sự tự sự và miêu tả trên đều làm cho hình ảnh thơ thêm chân thực, tinh tế, phục vụxuyên suốt cho một mạch cảm xúc trữ tình: Tình yêu quê hương dạt dào của nhà thơ.- Điều này hoàn toàn đúng.2. Chứng minh tính đúng đắn của ý kiếna. Kể, tả khi giới thiệu quê hương với niềm tự hào, sự am hiểu, gần gũi+ Lời kể giản dị, chân thực nhưng tinh tế, lấy những nét riêng, đặc trưng của người miền biển: lấy thờigian để đo chiều dài của không gian.+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.b. Kể, tả về cảnh lao động (ra khơi đánh cá, trở về) của người dân chài lưới cùng với những côngcụ gắn bó thân thiết của họ (con thuyền, cánh buồm gắn với con người lao động) để bộc lộ cảm xúctự hào, tự tin, yêu mến, trân trọng thành quả lao động. Qua đó thể hiện sự tinh tế trong cách miêutả, chân thực trong cảm xúc và sự am hiểu, gắn bó với con người, cuộc sống lao động và quêhương- những biểu hiện của tình yêu quê hương tha thiết+ Chỉ vài nét chấm phá tinh tế về cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”,câu thơ đã mở ra bức tranh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sứcsống. Thể hiện cái nhìn lạc quan tin tưởng về một chuyến ra khơi bình yên, mưa thuận gió hòa, niềmmong mỏi của nhà thơ về sự che chở của thiên nhiên đối với người dân.+ Đặc tả về chiếc thuyền khi ra khơi bằng biên pháp so sánh, các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “vượt”;cánh buồn được so sánh với mảnh hồn làng vừa tinh tế, vừa giàu sức gợi (cả tâm hồn của làng quê gửigắm với cánh buồn ra khơi) “rướn” tấm thân đón gió, nắng biển khơi như mang cả làng quê ra khơi đánhcá. Con thuyền được làm vật trung tâm truyền cảm hứng cho nhà thơ đặc tả. Nó chở chính người laođộng ra khơi, rồi trở về, chở cả niềm tin, sự sống, thành quả lao động của làng quê.+ Kể và đặc biệt là tả về cảnh đoàn thuyền trở về để bộc lộ sự trân trọng thành quả, niềm tin vào sứcmạnh của lao động, sự chinh phục thiên nhiên của con người để xây dựng quê hương đất nước. Các tínhtừ: ”Ồn ào”, ”tấp nập” -> toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trởvề. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đãsóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươingon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởngtượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.Đặc tả về người dân chài- nhân vật trung tâm làm nên thành quả lao động với những nét chấm phá tinhtế, tiêu biểu thể hiện tình cảm chân thành và sự am hiểu về vẻ bề ngoài người dân lao động miền biển:làn da ngăm rám nắng. Thân hình nồng thở vị xa xăm là cách nói gợi cảm thể hiện sự liên tưởng từ hìnhkhối sang cảm giác được ngửi thấy, nếm thử. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn vớitầm vóc phi thường. Ông không những chỉ tả chân thực về họ mà còn thổi cho họ một sức mạnh phithường với niềm tin tưởng, sự cảm phục về sự cường tráng và sức mạnh chinh phục thiên nhiên, ngangtầm vũ trụ.Chiếc thuyền- người bạn đồng hành được nhân hóa như những con người lao động biết mệt mỏi, nghỉngơi để nếm trải những hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ lao động.c. Phác kể về hoàn cảnh của bản thân xa quê để thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quêhương của người con khi xa cách+ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ kể giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Nay xa cách…Tôithấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”+ Tả về hương vị lao động làng chài chính là ông đã nhớ đến cháy lòng hương vị riêng đầy quyến rũ củaquê hương. Dường như nỗi nhớ quê của ông không những bắt nguồn từ những gì ông nhìn thấy “nướcxanh”, “cánh buồn vôi”, những gì ông mô tả, ông kể mà còn là những vị mùi thấm vào hơi thở, thớ thịtcủa người xa quê, còn là mùi vị xa xăm hắt về của biển cả. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trongcuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồngấm của lao động, của sự sống.3. Đánh giá về vai trò của 3 phương thức biểu đạt trong bài thơ và khẳng định tính chủ yếu, baotrùm của cảm xúc. Nâng cao, bình luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh- Tế Hanh đã kể, tả không phải để chỉ kể tả, không phải để rườm rà câu chữ mà trong kể, tả đã có nỗilòng, cảm xúc. Vì vậy ông đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổnglãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào cách miêu tả, cách kể sự việc, sự vật gần gũi, giản dị khiến chocác sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vóc bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nêntha thiết, sâu nặng hơn.- Tình yêu quê hương của ông không chỉ là những cảm xúc xáo rỗng mà còn là những việc, người cảnh,những hình ảnh gắn bó máu thịt, sự am hiểu về cuộc sống, con người lao động miền biển. Còn bắt nguồntừ những quan sát, trải nghiệm và cả trong hoàn cảnh đặc biệt xa quê.- Tình yêu quê hương ấy còn được biến thành những hành động cụ thể của một người con làng chài: Ônglà một trong nhà thơ trong phong trào thơ Mới với những sáng tác mang nặng nỗi buồn và tình yêu quêhương thắm thiết. Sau 1945, những sáng tác của ông vẫn thể hiện sự nhớ thương quê hương miền nam dadiết và khát khao, tin tưởng đất nước thống nhất “Tôi sẽ về nơi tôi hằng mong ước….”. Ông đã đượctặng giải thưởng HCM về VHNT năm 1996. Chúng ta trân trọng, tự hào về những người con như thế.- HS liên hệĐề 17Trong cuốn “ Từ điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam viết : “ Thơ là hình thức sáng tác văn họcphản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, mộtngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiếntrên.Gợi ý:1- Giải thích nhận địnhÝ kiến của Nguyễn Xuân Nam khẳng định vể đẹp của thơ trên hai phương diện : nội dung và hình thức.* Vẻ đẹp nội dung: “ Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng,những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ”:-Thơ ca phản ánh cuộc sống:+ Thơ phản ánh cái đẹp của cuộc sống, thiên nhiên, tạo vật+ Thơ chắt lọc vẻ đẹp tinh túy, bình dị cao quí của con người, cuộc đời-Thơ phản ánh tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ:+Thơ là thể loại trữ tình biểu hiện sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn của người nghệ sĩ trước cuộcđời+ Thơ là tiếng nói của tình cảm, tình cảm càng chân thành bao nhiêu thì hồn thơ càng thăng hoa bấynhiêu. Vẻ đẹp muôn màu sắc của cuộc sống hiện ra qua “ những cảm xúc dạt dào, sự tưởng tượng mạnhmẽ” của thi sĩ.* Vẻ đẹp hình thức: Thơ- một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”+Thơ hay phải có ngôn từ đẹp, giàu sức gợi và sắc điệu thẩm mĩ, thơ là hình tượng.+Thơ hay phải có âm điệu, nhạc điệu, nhịp điệu trầm bổng, du dương, khoan thai, hùng tráng, thiết tha..thơ là nhạc=> Ý kiến trên khẳng định thơ hay phải hay cả nội dung và hình thức “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác”( Xuân Diệu)2-Chứng minh qua bài thơ “ Quê hương” ( Tế Hanh)- Giới thiệu những nét chính về tác giả Tế Hanh và bài thơ “ Quê hương” ( Xuất xứ, chủ đề)* Quê hương- sáng tác văn học “phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào,những tưởng tượng mạnh mẽ”:* Giới thiệu làng chài ven biển Quảng Ngãi. Quê hương của Tế Hanh là một làng nghèo thuộc duyênhải miền Trung “ cách biển nửa ngày sông”. Con sông mà nhà thơ nhắc tới là con sông Trà Bồng chảyqua huyện Bình Sơn, phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Làng như một điểm ấm sáng duyên dáng, chơi vơi trongnỗi thương nhớ đến quặn lòng của thi nhân* Khí thế của người dân chài ra khơi+ Một loạt hình ảnh so sánh, ẩn dụ mới mẻ về con thuyền, mái chèo và cánh buồm..”Tuấn mã” là chúngựa tơ, đẹp, phi nhanh. Ví chiếc thuyền “ nhẹ hăng như con tuấn mã”, tác giả đã tạo nên một hình ảnhkhỏe, trẻ trung, diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường, chinh phục biển rộng sông dài+ Tính từ “ hăng” dùng rất hay liên kết với các từ ngữ “ dân trai tráng” và “ tuấn mã” hợp thành tính hệthống.. Mái chèo như những lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống nước, động từ “phăng” đầy mạnh mẽ, đưacon thuyền “ vượt trường giang”.+ Hình ảnh “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” là so sánh đẹp, sáng tạo biểu tượng cho hìnhbóng và sức sống quê hương, tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnhphúc . Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển khơi của đoàn trai tráng đang hừng hựckhí thế.+Hình ảnh nhân hóa “ rướn thân trắng bao la thâu góp gió” mang đậm cảm hứng lao động và cảm hứngvũ trụ.. Ba chữ “ rướn thân trắng” gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng, đồng thời thể hiện tưthế làm chủ thiên nhiên. Người dân chài ra khơi như mang đi một phần máu thịt quê hương, “cánhbuồm” gắn với con thuyền như "hồn vía" làng quê chở che, neo giữ họ...Tế Hanh, với trái tim mẫn cảmđã thấy ở cánh buồm tâm hồn lộng gió của quê hương mình* Cảnh dân làng chài đón đoàn thuyền đánh cá trở về+ Cảnh dân làng đón thuyền về đông vui “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”, đó là ngày hội lao đôngđầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui…+ Người dân chài cảm tạ trời đất, biển mẹ đã cho những chiếc ghe đầy cá, từ những “con cá tươi ngonthân bạc trắng” - là hình ảnh cụ thể thành quả lao động của chuyến đi biển, đem lại niềm vui và hứa hẹnsự no đủ của làng chài đến “biển lặng” sóng êm để họ trở về an toàn.*Hình ảnh người dân chài và con thuyền trở về sau chuyến ra khơi.+ Hình ảnh dân chài lưới “làn da ngăm rám nắng” là hình ảnh tả thực người dân chài nước da ngămnhuộm nắng nhuộm gió thân hình vạm vỡ, rắn chắc, khỏe mạnh…+ “Cả thân hình nồng thở vị thở xa xăm” là ẩn dụ sáng tạo độc đáo gợi cảm, thú vị bởi thân hình ngườidân chài thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa “vị xa xăm” khoáng đạt, huyền bí của đại dương -> Hình ảnhngười dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn đã trở nên có tầm vóc phi thường ngang vớikhông gian thời gian…+ Hình ảnh “con thuyền” nằm im nghỉ ngơi trên bến sau khi vật lộn cùng sóng gió trở về. Nhà thơ đã sửdụng kết hợp hai biện pháp tu từ: nhân hóa con thuyền qua các từ ngữ “im, mỏi, trở về, nằm…” và ẩn dụchuyển đổi cảm giác “nghe” đã biến con thuyền vốn là một sự vật vô tri đã trở nên có hồn rất tinh tế. Conthuyền cũng như người dân làng chài sau chuyến ra khơi về nghỉ ngơi để chiêm nghiệm, thấm đẫm vịmặn mòi của biển khơi, nghĩ đến những vất vả và niềm vui trong cuộc sống của mình.* Nối nhớ quê hương cúa Tế Hanh+ Xa quê nên “ tưởng nhớ” khôn nguôi, nhớ “ màu nước xanh” “ cá bạc”, “ chiếc buồm vôi”,.. Thấpthoáng trong hoài niệm là hình ảnh con thuyền “ rẽ sóng ra khơi” đánh cá. Xa quê nên mới“ thấy nhớ”hương vị biển, hương vị làng chài thân yêu “ cái mùi nồng mặn quá”. Tình cảm thấm vào câu chữ, màusắc, vần thơ. Tiếng thơ cũng là tiếng lòng trang trải hồn quê vơi đầy thương nhớ. Cảm xúc dịu dàng, đằmthắm, mênh mang -> Tình yêu quê hương sâu nặng, gắn bó máu thịt....* Quê hương- sáng tác văn học được diễn đạt bằng“ một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịpđiệu rõ ràng”-Giàu hình ảnh đẹp: các hình ảnh “ nước bao vây”, “ con thuyền”, “ cánh buồm”, “ mảnh hồn làng”, “dân chài lưới”, “ chiếc thuyền im bến mỏi”, “ thân hình nồng thở vị xa xăm”, “ màu nước xanh”, “ cábạc”... Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng-Nhịp điệu : nhẹ nhàng khoan thai, hào hùng, vui tươi, tha thiết theo từng cung bậc cảm xúc..- Thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc trữ tình, kết hợp khéo léo phương thức biểu cảm và miêu tả, bútpháp hiện thực kết hợp lãng mạn. sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo, tinh tế của nhà thơ.-Các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sử dụng các từ láy ( ồn ào, tấp nập, xa xăm..)thành công.3- Đánh giá:-Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh vật, con người lúc đoàn thuyền đánh cá trở về bến. Tế Hanh phải làngười có tâm hồn tinh tế, tài hoa, nhất là tấm lòng gắn bó sâu nặng, tình yêu máu thịt quê hương thì mớisáng tạo nên những vần thơ đẹp đến vậy. Bài thơ xứng đáng với lời nhận xét của Nguyện Xuân Nam vềmột tác phẩm thơ hay- Để sáng tác được một bài thơ hay, người nghệ sĩ cần đến với cuộc đời bằng trái tim nhiệt huyết, sựsáng tạo, nỗ lực không ngừng.-Người đọc khi tiếp nhận tác phẩm cần mở rộng tâm hồn, trái tim để cảm nhận được cái hay, cái đẹp màngười nghệ sĩ gửi gắm trong thi phẩmĐề 18Nhận định về thơ, Diệp Tiến cho rằng: “Thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ”.Em hãy cảm nhận về tiếng lòng mà nhà thơ Tế Hanh gửi gắm trong bài thơ Quê hương ?Gợi ý:a. Mở bàiGiới thiệu vấn đề cần nghị luậnb. Thân bài* Lí giải và khẳng định vấn đề:+ Thơ là hình thức sáng tác nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu để diễn tả những xúc cảm tràodâng nơi tâm hồn nhà thơ.+ Nói “thơ là tiếng lòng”: chính là những rung động mãnh liệt bật ra trong một phút thăng hoa cảmxúc của nhà thơ.=> Thơ được tạo ra từ thực tiễn cuộc sống và cảm xúc tình cảm của nhà thơ. Cũng thông qua thơ,người nghệ sĩ gửi gắm tình cảm của mình.+ Bài thơ “Quê hương” là nỗi nhớ tha thiết đằm sâu của người con xa quê, cũng là tình yêu quêhương sâu nặng của tác giả. Đó là tiếng lòng mà Tế Hanh gửi gắm.* Chứng minh vấn đề:- Làm rõ “tiếng lòng” hay chính là tình cảm, cảm xúc, là tình yêu, nỗi nhớ … của Tế Hanh được thể hiệntrong bài thơ Quê hương+ Trước hết tiếng lòng ấy là nỗi nhớ quê hương, ghi khắc hình ảnh quê hương, hình ảnh làng tôi thôngqua cách gọi tên làng, cách nói về những nét đặc trưng của làng …+ Tiếng lòng, cảm xúc của Tế Hanh còn được thể hiện qua nỗi nhớ về bức tranh lao động, nhịp sống,mưu sinh của người quê mình (phân tích chứng minh qua cảnh đoàn thuyền ra khơi và trở về)+ Tiếng lòng hay cảm xúc đó còn là nỗi nhớ người: “ Dân chài lưới…”+ Đó là nỗi nhớ sâu trở thành tưởng nhớ về những điều vừa bình dị, vừa mang nét đặc trưng nhất của quênhà: màu nước, vị biển, con thuyền…+ Tiếng lòng ấy còn là ước mong, khát vọng được trở về quê hương, khát vọng về đất nước độc lập, BắcNam thống nhất…* Đánh giá khái quát:- Khái quát được: Tiếng lòng của nhà thơ Tế Hanh được bộc lộ qua tình yêu, nỗi nhớ, sự trân trọng quêhương từ những điều bình dị nhất: Nhớ quê, nhớ biển, nhớ cảnh, nhớ người, nhớ màu, nhớ mùi, nhớvị…. => Quê hương có một vị trí thiêng liêng trang trong trong trái tim những người con xa xứ.- Thơ Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả. Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu, nỗi nhớ quêhương.- Để đạt được giá trị đó, cần có một cách viết giản dị, tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ, hình ảnh thơ.(Đánh giá về nghệ thuật)- Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Đây là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ dạt dào tình cảm của Tế Hanhvà cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm quê hương.c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.Đề 19Nhà thơ Ta-gor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nóicủa riêng mình”.Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh đểlàm sáng tỏ ý kiến trên.Gợi ý:1. Yêu cầu chung- HS biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứngminh, bình luận một vấn đề qua các tác phẩm cụ thể.- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, hành văn mạch lạc, lưu loát, văn viết giàu hình ảnhvà cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.2. Yêu cầu cụ thể2.1.Giải thích- ngọn gió: cảm xúc,, cảm hứng sáng tạo, tài năng nghệ thuật của nhà thơ.- tiếng nói riêng: cái độc đáo, nét riêng trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện của nhàthơ, tạo nên sự khác biệt và sức hấp dẫn trong tác phẩm.=> Bằng cách diễn đạt giàu hình ảnh tượng trưng, ý kiến khẳng định: nhà thơ phải có cảm xúc chânthành, rung động từ trái tim, tâm hồn, để tạo nên nét riêng biệt trong sáng tác của mình.2.2. Bàn luận: Khẳng định ý kiến hoàn toàn chính xác+ Thơ là tiếng nói của trái tim, là những rung cảm mạnh mẽ của người nghệ sĩ thể hiện cá tính sáng tạorất riêng có sức hấp dẫn trong tác phẩm.+ Mỗi tác phẩm thơ luôn thể hiện được mối quan hệ giữa tài năng, tư tưởng, những trải nghiệm cá nhânvà phong cách của nhà văn. Cái tài, cái tâm cùng với những rung cảm thẩm mĩ là cơ sở để nhà thơ có

Tài liệu liên quan

  • Đề Học sinh giỏi Ngữ văn 7 Đề Học sinh giỏi Ngữ văn 7
    • 2
    • 792
    • 15
  • DE HOC SINH GIOI VAN 9 DE HOC SINH GIOI VAN 9
    • 3
    • 1
    • 8
  • ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT Năm học 2012 – 2013 MÔN NGỮ VĂN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT Năm học 2012 – 2013 MÔN NGỮ VĂN - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
    • 5
    • 666
    • 1
  • ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn HÓA HỌC LỚP 9 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn HÓA HỌC LỚP 9 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
    • 10
    • 985
    • 20
  • ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn TOÁN LỚP 9 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn TOÁN LỚP 9 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
    • 5
    • 879
    • 7
  • ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn VẬT LÍ LỚP 12 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn VẬT LÍ LỚP 12 - SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG
    • 9
    • 896
    • 4
  • ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN NGỮ VĂN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN NGỮ VĂN TỈNH QUẢNG TRỊ
    • 4
    • 437
    • 4
  • Đề kiểm tra học sinh giỏi văn 8 THCS Ngô Sĩ Liên Đề kiểm tra học sinh giỏi văn 8 THCS Ngô Sĩ Liên
    • 1
    • 822
    • 1
  • Đề thi+đa học sinh giỏi văn vòng 1  Tam Dương VP Đề thi+đa học sinh giỏi văn vòng 1 Tam Dương VP
    • 5
    • 359
    • 0
  • Tài liệu de chon hoc sinh giỏi van 8 Tài liệu de chon hoc sinh giỏi van 8
    • 1
    • 494
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(97.01 KB - 37 trang) - 30 đề học sinh giỏi văn 8 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đọc Một Câu Thơ Nghĩa Là Ta Gặp Gỡ Một Tâm Hồn Con Người Tức Cảnh Pác Bó