30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs Trang Trí Giếng Trời Nhà ống

Ngày nay việc thiết kế và trang trí giếng trời nhà ống đang trở thành một trào lưu khá phổ biến.

Giếng trời mang đến cho ngôi nhà của bạn sự kết nối hài hòa với thiên nhiên, giúp thông gió và tận dụng được nguồn sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng.

Ngoài ra, nó còn là một điểm nhấn tạo ấn tượng thẩm mỹ đặc sắc trong kiến trúc.

Mặc dù vậy, chỉ một chút cẩu thả trong thiết kế hay thi công giếng trời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như công năng của ngôi nhà.

Bài viết này Ý Tưởng Hộp xin gửi đến các bạn một vài lưu ý về thiết kế và bố trí giếng trời, giải pháp khắc phục giếng trời bị nóng, bị hắt mưa và một số mẫu giếng trời đẹp sẽ mang lại những ý tưởng thiết kế tuyệt vời.

Mẫu giếng trời đẹp

Nội dung

Toggle
  • Giếng trời là gì?
  • Bố trí giếng trời cho nhà ống
    • Kích thước giếng trời bao nhiêu là hợp lý?
    • Nên đặt giếng trời ở đâu?
  • Cách trang trí giếng trời nhà ống đơn giản
    • Trang trí giếng trời với phụ kiện
    • Sử dụng cây xanh
    • Trang trí tường giếng trời
    • Trang trí miệng giếng trời
  • Những mẫu thiết kế giếng trời đẹp
  • Giải pháp khắc phục giếng trời bị nắng nóng hay hắt mưa
  • Những lưu ý với giếng trời nhà phố
    • Trang trí giếng trời
    • Vật dụng treo
    • Mặt bằng xiên xéo
    • An toàn
    • Cách âm
    • Bố trí phụ kiện

Giếng trời là gì?

Hiểu một cách đơn giản, giếng trời một phần kiến trúc của mái nhà được thiết kế mở hoặc làm bằng vật liệu trong suốt như kính hay mica, để gió và ánh nắng tự nhiên có thể lọt qua mái và xuyên xuống các tầng bên dưới.

Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm:

  • Đáy giếng: Có thể làm tiểu cảnh trong nhà với hoa, chậu cảnh, non bộ, kết hợp với không gian tiếp khách hoặc phòng ăn.
  • Diện tường: là những diện tường xuyên tầng của giếng trời.
  • Đỉnh giếng: Để chiếu sáng và thông gió, giếng trời có thể có mái hoặc không có mái. Nếu xây giếng trời trong nhà thì cần có mái che, nếu ở sân sau thì có thể không cần mái.

Bố trí giếng trời cho nhà ống

Giếng trời mang ánh sáng vào ngôi nhà
Giếng trời mang ánh sáng vào ngôi nhà

Trong thiết kế nhà phố bị hạn chế cửa sổ, thì giếng trời là một giải pháp hiệu quả nhất giúp không gian sáng sủa, thông thoáng và trông rộng rãi hơn.

Kích thước giếng trời bao nhiêu là hợp lý?

Lý tưởng nhất nên dành từ 4m đến 6m làm giếng trời nếu diện tích cho phép.

Diện tích giếng trời to hay nhỏ còn phụ thuộc vào chiều dài, rộng và chiều cao của ngôi nhà.

Kích thước của giếng trời không nên nhỏ hơn 1m, vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ và không đáp ứng đủ công năng chiếu sáng cũng như thoáng khí.

Nên cân đối thiết kế để chọn kích thước giếng trời hợp lý, vì giếng trời quá nhỏ sẽ không có tác dụng, ngược lại quá to sẽ để lại nhiều hệ lụy khác như nắng nóng, mưa hắt,…

Nên đặt giếng trời ở đâu?

Có thể đặt giếng trời ở nhiều vị trí khác nhau
Có thể đặt giếng trời ở nhiều vị trí khác nhau

Tùy vào thiết kế, sở thích và điều kiện cụ thể của công trình có thể đặt giếng trời ở những vị trí khác nhau.

Ví dụ như: Đặt giếng trời gần cầu thang, trong bếp, phòng ngủ, phòng tắm hay sân sau,…

Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là đặt giếng trời gần cầu thang.

Vì cầu thang thường được đặt ở trung tâm của ngôi nhà, gần bếp, vì thế bố trí giếng trời ở khu vực này giúp cho không gian thông thoáng, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho chủ nhà.

Đồng thời cầu thang khi có giếng trời cũng đẹp hơn, tận dụng được nguồn ánh sáng, gió tự nhiên, tiết kiệm năng lượng chiếu sáng.

Không nên bố trí giếng trời ở phía trước nhà, vì khu vực này thường đã đủ ánh sáng và thông khí.

Cách trang trí giếng trời nhà ống đơn giản

Việc trang trí giếng trời trong nhà không nên quá rườm ra để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến công năng chính của nó.

Trang trí giếng trời với phụ kiện

Trang trí giếng trời nhà ống không cần quá cầu kỳ
Trang trí giếng trời nhà ống không cần quá cầu kỳ

Bạn có thể bố trí đèn trang trí như một phụ kiện để trang trí giếng trời, thường thấy ở các loại giếng trời cầu thang, nơi không gian cần thêm nhiều ánh sáng phía dưới.

Cách làm này sẽ giúp giếng trời trong nhà bạn “tỏa sáng” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Sử dụng cây xanh

Trang trí giếng trời nhà ống với cây xanh
Trang trí giếng trời nhà ống với cây xanh

Cây xanh là một yếu tố không thể thiếu trong decor bất kỳ không gian sống nào.

Và trong việc decor giếng trời cũng vậy.

Bạn có thể bố trí cây xanh trên các diện tường, phía dưới giếng trời, nơi có đủ ánh sáng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

Một số loại cây thường dùng như: Cây kim ngân, khế, lộc vừng, cóc,…

Bạn có thể tham khảo thêm một số cây trồng trong nhà và cách chăm sóc để chúng luôn xanh tốt.

Trang trí tường giếng trời

Trang trí tường giếng trời nhà tắm đẹp
Trang trí tường giếng trời nhà tắm đẹp

Với các diện tường xung quanh giếng trời, bạn có nhiều lựa chọn để trang trí đơn giản như đặt các chậu cây, các phụ kiện, đèn trang trí, tranh ảnh,…

Tùy vào vị trí giếng trời để lựa chọn decor phù hợp, ví dụ với không gian phòng tắm như trên, những chậu cây nhỏ và kệ trang trí treo tường là hoàn toàn hợp lý.

Hoặc với giếng trời ở cầu thang, thì đèn chiếu sáng sẽ phát huy tác dụng, đồng thời làm đẹp thêm không gian bên trong ngôi nhà.

Trang trí miệng giếng trời

Trang trí miệng giếng trời với lam sắt đẹp

Với miệng giếng trời, bạn có làm đẹp với các ý tưởng thiết kế lam sắt, gỗ kết hợp với kính, nhựa tạo nên các hình dạng độc đáo, lạ mắt.

Đồng thời có thể tiết chế ánh nắng, hạn chế nhiệt, đảm bảo ngôi nhà có đầy đủ ánh sáng nhưng vẫn mát mẻ quanh năm.

Những mẫu thiết kế giếng trời đẹp

Tham khảo những mẫu giếng trời đẹp dưới đây sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng độc đáo để thiết kế giếng trời cho ngôi nhà của bạn.

30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 1 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 2 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 3 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 4 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 5 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 6 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 7 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 8 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 9 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 10 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 11 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 12 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 13 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 14 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 15 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 16 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 17 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 18 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 19 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 20 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 21 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 22 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 23 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 24 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 25 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 26 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 27 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 28 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 29 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 30 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 31 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 32 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 33 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 34 30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs trang trí giếng trời nhà ống 35

Giải pháp khắc phục giếng trời bị nắng nóng hay hắt mưa

Mặc dù giếng trời mang lại nhiều công năng hữu ích, tuy nhiên nó vẫn có mặt bất lợi.

Cụ thể, với khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta, nếu không toan tính kỹ khi thiết kế gia chủ sẽ gặp một số rắc rối với giếng trời.

Có thể làm ngôi nhà quá nắng, quá nóng vào mùa hè hay dễ bị hắt mưa vào những ngày có mưa lớn.

Chính vì thế khi thiết kế giếng trời, các KTS cần cân nhắc các yếu tố như:

  • Diện tích bao nhiêu là đủ?
  • Nguyên lý đặt ở đâu để ánh sáng và gió hài hòa?
  • Xử lý thế nào khi trời nắng nóng hay mưa lớn?
  • Thi công thế nào?
  • Sử dụng vật liệu gì?
  • Phong thủy cho giếng trời thế nào?

Nhà cao tầng cần thiết kế diện tích giếng trời lớn hơn nhà thấp tầng, giếng trời nên làm sao để ánh sáng và gió rải đều đến những không gian cần thiết, tránh ánh sáng tập trung một chỗ.

Để khắc phục nắng quá nóng hay mưa hắt ở giếng trời có thể sử dụng một số biện pháp như:

  • Sử dụng hệ che di động bên dưới
  • Trồng cây xanh xung quanh bên trên giếng trời
  • Làm thông gió ngang chủ động bên dưới lớp kính
  • Phun nước làm mát bên trên kính
  • Dán thêm phin lọc tia UV lên kính cường lực hoặc mica để ngăn chặn tia cực tím gây hại cho sức khỏe

Ngoài ra có thể sử dụng giếng trời thông minh với hệ mái tự động hoặc điều khiển bằng remote.

Những lưu ý với giếng trời nhà phố

Trang trí giếng trời

Chỉ nên trang trí đơn giản, không trang trí rườm rà, nên giữ thông thoáng để chiếu sáng và lưu thông gió không bị cản trở.

Vật dụng treo

Tránh treo đèn chùm hoặc chậu cây gần khu vực giếng trời không mái che, vì nguồn gió mạnh sẽ dễ gây rơi vỡ, nguy hiểm.

Mặt bằng xiên xéo

Đặt giếng trời ở góc xiên để trả lại hình dáng vuông vức cho ngôi nhà, giúp thuận tiện hơn trong việc bố trí các không gian khác.

An toàn

Vị trí giao thông giếng trời cần bố trí lan can, tránh gây cảm giác choáng ngợp, không sử dụng lan can có họa tiết ngang, tránh trẻ em leo trèo.

Cách âm

Các diện tường trong giếng trời không nên nên dùng vật liệu phẳng hoặc trơn trên tất cả các diện.

Vì âm thanh truyền trong giếng như truyền trong ống rất vang và rõ, sẽ gây ồn, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và sự riêng tư của mọi người trong nhà.

Tạo bề mặt nhám, sần trên các diện tường để cách âm đồng thời để trang trí.

Bố trí phụ kiện

Cần cân nhắc đến vị trí đặt các phụ kiện như đèn trang trí, chiếu sáng trên các diện tường của giếng trời.

Đảm bảo có thể bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị dễ dàng.

TỔNG KẾT:

Trên đây là bộ sưu tập những mẫu giếng trời đẹp được thiết kế cho mọi không gian như: phòng ngủ, bếp, phòng ăn, phòng tắm, cầu thang, hành lang, sân sau,…

Bạn nghĩ sao về những ý tưởng thiết kế giếng trời độc đáo này?

Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Xem thêm những ý tưởng thiết kế và trang trí ngôi nhà của bạn mới nhất trên website hoặc truy cập vào các mục bên dưới.

Từ khóa » Gieng Troi Dep Nhat