MẨU THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI ĐẸP - Sneaker Shoes
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, quỹ đất tại các thành phố lớn và khu đô thị dần bị thu nhỏ, hạn hẹp về chiều ngang và chiều dài của ngôi nhà, do đó việc lấy sáng và gió vào trong không gian sống là điều cũng gặp rất nhiều yếu tố cản trở để đem ánh sáng tự nhiên vào ngôi nhà của mình. Để mang lại sinh khí cho ngôi nhà ống, nhà phố thì các Kiến trúc sư thiết kế thường bố trí giếng trời để đưa ánh sáng, không khí thiên nhiên vào nhà, giúp cải thiện không gian sống thêm sinh động và đón nhận nhiều nguồn năng lượng tốt cho gia chủ.
Tuy nhiên làm thế nào để việc bố trí và thiết kế giếng trời khoa học và hợp lý với ngôi nhà cũng cần có quy tắc của nó để gia đình nhận được nhiều tài lộc và sức khỏe hoặc nếu sai quy tắc có thể dẫn đến hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến tiền tài và sức khỏe của gia chủ.
Đừng lo lắng quá, Nội Thất Phạm Nam sẽ cùng bạn đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho khu vực giếng trời này nhé:
ĐỊNH NGHĨA GIẾNG TRỜI NHƯ THẾ NÀO?
Giếng trời được hiểu chính là khoảng trống thông từ mái xuống nền đất của ngôi nhà. Như đã nói ở trên, ngoài việc làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, giếng trời còn có chức năng khác như làm tăng phong thủy, tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, điều hòa không khí giúp ngôi nhà của bạn trở lên trong lành.Tuy nhiên, để có được một thiết kế hợp lý vừa đảm bảo tính hiệu quả trong công năng sử dụng, vừa có được giá trị thẩm mỹ và hạn chế các vấn đề phát sinh thì không phải gia chủ nào cũng nắm rõ được.
TẠI SAO PHẢI THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI TRONG CHO NGÔI NHÀ BẠN?
Vậy thiết kế giếng trời trong nhà có thật sự cần thiết?
Những ngôi nhà ống, nhà phố rất cần thiết xây dựng giếng trời trong nhà. Đối với những ngôi nhà ống ngắn thì chỉ nên dùng một giếng trời để thoát khí nóng trong nhà.
Còn nếu nhà ống dài thì phải dùng hai giếng trời, một ở khoảng giữa và một ở cuối nhà. Khi đó lối thông gió theo đường parabol, một giếng đảm nhiệm vai trò đưa gió ra và một giếng đón gió vào theo nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí.
NÊN ĐẶT GIẾNG TRỜI VỊ TRÍ Ở ĐÂU CHO PHÙ HỢP
Tùy vào từng kiểu thiết kế hay sở thích, nhu cầu của gia chủ mà giếng trời có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà. Ví dụ như trung tâm nhà, cạnh cầu thang, phòng bếp, phòng ăn hoặc đặt sau nhà.Vị trí thích hợp nhất dành cho khu vực giếng trời là các góc cầu thang. Vì cầu thang được đặt ở giữa nhà, liền kề với không gian bếp. Vì thế việc thiết kế giếng trời ở vị trí trung tâm này sẽ bổ sung đều ánh sáng cho toàn bộ ngôi nhà. Vị trí cầu thang khi có giếng trời cũng trở lên thông thoáng, tươi sáng hơn.
Tuy nhiên dù cho giếng trời được đặt ở đâu đi chăng nữa nó vẫn phải đảm bảo được quá trình lưu thông khí thuận tiện và không bị cản trở. Tùy theo kích thước của ngôi nhà mà người thiết kế sẽ chọn được một vị trí thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
NẾU GIẾNG TRỜI BỊ HẮT MƯA THÌ PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Nếu giếng trời không có mái che thì phải có biện pháp xử lý giếng trời bị hắt mưa.Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa. Khi thiết kế giếng trời phải tính toán sao cho lượng nhiệt và gió ra vào phải được cân bằng.
Điều này không chỉ giúp làm giảm lượng mưa bị hắt vào nhà. Nó còn cân bằng được lượng nhiệt và gió, tránh nóng quá vào mùa hè và lạnh thêm vào mùa đông.
Vật liệu bằng kính hoặc bằng nhựa trong suốt là thích hợp nhất cho vị trí này để hấp thu, trao đổi ánh sáng, và che mưa. Tuy nhiên, cần gia cố thêm khung sắt bảo vệ để đảm bảo an ninh cho ngôi nhà.
Tuy nhiên để dự phòng và khắc phục trước trường hợp giếng trời bị hắt mưa này, chúng ta nên xây giếng trời theo bố cục khoa học như sau:
– Đầu tiên khi thi công giếng trời phải gia cố thêm sắt phần biên đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc.
– Tiếp theo xây tường bao quanh đỉnh giếng cao từ 15cm đến 1m6 tùy ý của từng gia chủ. Rồi sau đó đổ bê tông các trụ góc giếng kích thước 15cm x 15cm.
– Ngoài ra khi sử dụng lớp vật liệu chiếu sáng ở phía trên cùng như mica, kính cường lực,…bạn nên dán thêm 1 hoặc 2 lớp phin lọc tia UV hay các tia xấu có hại cho sức khỏe
CÁCH ÂM GIẾNG TRỜI
Giếng trời được thiết kế là dạng ống thông giữa các tầng của nhà phố, biệt thự. Ưu điểm là tạo được sự thông thoáng, lấy sáng cho các không gian trong nhà ở. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm đó là có thể dễ dàng gây ra tiếng động, tiếng ồn khi sinh hoạt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của mọi người trong nhà.
Vậy nên khi thiết kế giếng trời phải khắc phục hạn chế tiếng ồn, tạo ra độ phẳng tường của giếng trời bằng cách: Sử dụng các loại đá, các loại giấy dán tường, trang trí thêm cây xanh để hạn chế âm thanh giữa các tầng.
MÁI CHE CỐ ĐỊNH
Đây là loại mái che cho giếng trời phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Nó vừa đơn giản trong lắp đặt, lại có nhiều sự lựa chọn về giá cả. Với những loại mái che này bạn nên sử dụng những vật liệu lấy sáng và chịu nhiệt tốt như tấm poly dày hay kính cường lực. Nên dán thêm những tấm phim cách nhiệt ở mặt trong mái che hoặc lắp thêm ô gió để thoát hơi nóng.
MÁI CHE DI ĐỘNG
Nếu mái che cố định không khiến bạn thoải mái khi muốn tận hưởng gió hay đêm trời sao ngay tại ngôi nhà của mình. Vậy thì mái lợp di động lại có thể làm điều đó. Với mái che di động cho giếng trời bạn hoàn toàn có thể đóng hay mở giếng trời của mình theo sở thích. Tuy nhiên giá thành của mái che di động sẽ đắt hơn mái che cố định.
NHỮNG MẨU GIẾNG TRỜI ĐẸP 2020 KHÔNG THỂ BỎ QUA
Những mẩu giếng trời dưới đây sẽ gửi đến các bạn một số mẫu giếng trời đẹp, phù hợp để xây dựng cho nhà phố, biệt thự,…Tùy vào sở thích, kinh tế của từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn được kiểu thiết kế giếng trời phù hợp. Nhớ tham khảo để lựa chọn được mẫu giếng trời ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng, diện tích ngôi nhà của mình nhé.
Trên đây đội ngũ KTS Nội Thất Phạm Nam vừa đề cập tới giải pháp thiết kế giếng trời cho nhà ống, nhà phố có đặc điểm gì ưu việt? Chắc chắn Quý khách hàng và Độc giả đã có những cân nhắc hợp lý về việc có nên thiết kế giếng trời cho ngôi nhà của mình hay không. Tuy nhiên với cách thiết kế giếng trời phù hợp kiến trúc, các bạn nên tìm kiến trúc tư vấn và thiết kế để mang lại hiệu quả tối ưu cho ngôi nhà nhé.
Từ khóa » Gieng Troi Dep Nhat
-
55+ Mẫu Thiết Kế Giếng Trời đẹp, Thông Minh Nhất 2022
-
36+ Thiết Kế Giếng Trời Đẹp, Tiện Nghi Cho Nhà Phố Xu Hướng 2022
-
20 Mẫu Thiết Kế Giếng Trời đẹp Nhất Cho Nhà ống Thêm Sang
-
37 Mẫu Giếng Trời đẹp Hợp Phong Thủy Bừng Sáng Không Gian Sống
-
Mẫu Giếng Trời Đẹp | Lưu Ý Để Có Thiết Kế Giếng Trời Sinh Khí Tốt
-
10 Mẫu Giếng Trời Cho Nhà Ống Rẻ Đẹp Nhất, Kinh Nghiệm Thiết Kế ...
-
Tiểu Cảnh Giếng Trời đẹp - Xem Ngay 60 Mẫu Mới Nhất
-
35 Mẫu Giếng Trời đẹp Tô điểm Cho Nhà Phố Phá Cách
-
35+ Mẫu Giếng Trời đẹp 2021 - Mẹo Thiết Kế Giếng Trời Tránh Bị Hắt Mưa
-
Giếng Trời Là Gì? 20 Mẫu Giếng Trời đẹp Nhất Cho Nhà ở - Homedy
-
Top 10+ Mẫu Giếng Trời đẹp được Sử Dụng Nhiều Nhất
-
Kinh Nghiệm Làm Giếng Trời Đẹp
-
30+ Mẫu Giếng Trời Đẹp & TIPs Trang Trí Giếng Trời Nhà ống