31 Đề Thi Tiếng Việt Lớp 3 Học Kì 2 Có đáp án

16 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 năm 2023 - 2024 có đáp ánĐề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

16 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 là tài liệu tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 dành cho các bạn học sinh tham khảo. Các đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt này bao gồm các đề đọc viết chính tả, tập làm văn, đọc hiểu giúp luyện đề thi chuẩn bị cho kì thi học kì 2 Tiếng Việt 3 sắp diễn ra.

  • Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều
  • Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo
  • Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức

1. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Sách mới

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

  • GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
  • Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

(Hà Ánh Minh)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ? (0,5 điểm)

A. 6 nhạc cụ.

B. 7 nhạc cụ.

C. 8 nhạc cụ.

Câu 2: Các ca công nam và nữ ăn mặc trang phục như thế nào ? (0,5 điểm)

A. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội mũ; nữ mặc áo dài kèm khăn.

B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.

C. Nam và nữ đều mặc áo dài, quần thụng và đầu đội khăn xếp.

Câu 3: Tác giả đã miêu tả khung cảnh thuyền rồng như thế nào? Em hãy đánh dấu X vào ý đúng: (1 điểm)

A. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.

B. Giữa thuyền là một sàn gỗ bào nhẵn có mui tròn được trang trí lộng lẫy.

C. Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.

D. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn bầu, sáo và cặp sanh.

Câu 4: Vì sao Huế được coi là quê hương của áo dài Việt Nam? (0,5 điểm)

A. Vì người dân Huế tôn sùng, trân trọng và đều sử dụng áo dài trong các dịp lễ lớn.

B. Vì người dân Huế mặc áo dài đẹp nhất Việt Nam.

C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

Câu 5: Theo em, từ “lữ khách” trong bài được hiểu như thế nào?(0,5 điểm)

A. Khách du lịch

B. Người đi đường xa

C. Khách tham quan

Câu 6: Kể tên 4 thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Chỉ ra một câu trong bài đọc có hình ảnh so sánh. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm)

thành phố, lộng lẫy, rộng thoáng, ca công, tì bà, dìu dịu, bảo tàng

- Từ ngữ chỉ đặc điểm:..............................................................................

- Từ ngữ chỉ sự vật:.................................................................................

Câu 9: Em hãy đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)

........................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Sắc màu

Bảng màu theo tay các họa sĩ nhí vào từng bức tranh, khiến cho không gian thêm rạng rỡ. Bạn thì vẽ ngôi nhà đại dương xanh biếc, điểm thêm vài cánh buồm trắng, buồm nâu và những con sóng nhấp nhô. Bạn thì vẽ cánh đồng làng quê mùa gặt. Trong tranh, sắc vàng tươi mới của lúa hòa với ánh mặt trời lấp lánh.

(Bảo Hân)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của emvề một cảnh đẹp của đất nước ta.

Gợi ý:

  • Giới thiệu bao quát cảnh đẹp.
  • Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.
  • Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó.

VnDoc GOLD

Nhắn tin Zalo: 0936.120.169 để được hỗ trợ

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. 8 nhạc cụ

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.

Câu 3: (1 điểm)

- Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.

- Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

Câu 5: (0,5 điểm)

B. Người đi đường xa.

Câu 6: (1 điểm)

- Thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam: chèo, chầu văn, quan họ, ca trù, xẩm,...

Câu 7: (0.5 điểm)

- Thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 8: (0.5 điểm)

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: lộng lẫy, rộng thoáng, dìu dịu.

- Từ ngữ chỉ sự vật: thành phố, ca công, tì bà, bảo tàng.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Thành phố Đà Lạt về đêm thật lộng lẫy,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

  • Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước ta, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
  • Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu 1:

Quê hương em có bãi biển Sầm Sơn vô cùng nổi tiếng. Hè năm nào cũng vậy, bố mẹ lại đưa em đi tham quan và du lịch ở bãi biển Sầm Sơn. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây mới đẹp làm sao! Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Khi em đứng trước bờ biển lắng tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Tất cả giống như một bức tranh được vẽ bởi họa sĩ tài ba vậy. Em cảm thấy vô cùng tự hào về những nét đẹp của quê hương mình. Em còn vô cùng yêu mến người dân nơi đây, họ thân thiện và dễ mến.

Mẫu 2:

Vào kì nghỉ hè năm ngoái, cả gia đình em cùng đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh nơi đây giống hệt như một bức tranh. Trong chuyến đi, em đã được ghé thăm rất nhiều địa điểm nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng tẩm của các vị cua, điện Hòn Chén và núi Bạch Mã. Cảnh mà làm em ấn tượng nhất là dòng sông Hương đầy thơ mộng. Trên dòng sông Hương có cây cầu Tràng Tiền nổi tiếng bắc qua. Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của Huế, em cảm thấy con người nơi đây rất ôn hòa, nhẹ nhàng.

>> Viết đoạn văn nói về tình cảm, cảm xúc của em với một cảnh đẹp mà em biết

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NGƯỜI BẠN MỚI

Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:

- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…

- Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói.

Bà mẹ bước ra hành làng và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù.

Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu:

- Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa.

- Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà.

Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:

- Em nhường chỗ cho bạn…

Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.

(Mạnh Hường dịch)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? (0,5 điểm)

A. Nhỏ nhắn và xinh xắn .

B. Nhỏ bé và bị gù .

C. Đáng yêu và dịu dàng .

Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn ? (0,5 điểm)

A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới .

B. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ không quý mến người bạn mới .

C. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ cảm thấy lo lắng, bất an.

Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? (0,5 điểm)

A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn .

B. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn .

C. Vui vẻ với bạn trước mặt thầy giáo và nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp .

Câu 4: Em thấy các bạn học sinh trong truyện là người như thế nào? (0,5 điểm)

A. Ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến bất cứ ai .

B. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng .

C. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn .

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? ( 1 điểm)

.....................................................................................................

Câu 6: Nếu em có một người bạn có ngoại hình đặc biệt như bạn Ô-li-a, em sẽ làm gì để khiến bạn không cảm thấy tự ti về bản thân? (1 điểm)

......................................................................................................

Câu 7: Viết lại các tên riêng có trong bài đọc và phân chúng thành 2 loại sau (0,5 điểm)

- Tên người: ....................................................................................

- Tên riêng địa lí:..............................................................................

Câu 8: Tìm câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc. (0,5 điểm)

Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: (1 điểm)

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long . Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về các loại sách ... sách bách khoa .. tri thức ... học sinh ... từ điển Tiếng Anh ... sách bài tập toán và Tiếng Việt .. sách dạy chơi cờ vua ... sách dạy tập y-o-ga ... sách dạy chơi đàn oóc...

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết hoặc đã học.

Gợi ý:

- Người anh hùng đó là ai?

- Người anh hùng đó tài giỏi và có chí lớn như thế nào?

- Người đó có công lao và đóng góp gì cho đất nước?

- Nêu tình cảm của em đối với người anh hùng đó?

Đáp án Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Nhỏ bé và bị gù.

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới .

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn.

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: trong cuộc sống, nhiều người không may mắn có được ngoại hình như mong muốn, chúng ta không nên kì thị, phân biệt đối xử, chê bai và chế giễu họ.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân. Ví dụ: quan tâm, giúp đỡ bạn,...

Câu 7: (0.5 điểm)

- Tên người: Kốt-ski, Ô-li-a.

- Tên riêng địa lí: Tôm-ski, Nga.

Câu 8: (0.5 điểm)

- Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo .

Câu 9: (1 điểm)

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long . Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về các loại sách: sách bách khoa, tri thức, học sinh, từ điển Tiếng Anh, sách bài tập toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-o-ga, sách dạy chơi đàn oóc.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Bài làm:

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong suốt những năm đó, biết bao anh hùng đã đứng lên để lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập cho dân tộc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Nguyễn Trãi - vị tướng tài ba đã giúp quân ta giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống lại quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi (1380 - 1442), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi quân Minh đến xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là quân sư cho Lê Lợi trong nhiều trận đánh quan trọng. Không chỉ có tài năng quân sự, mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông được UNESCO công nhận là Danh nhân quân sự thế giới. Em rất ngưỡng mộ Nguyễn Trãi.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 3

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

MÙA THU TRONG TRẺO

Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bồng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sao ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy mặt nước giống hết một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì.

Trong hồ rộng, sen đang lụi dần. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới có vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức...

(Nguyễn Văn Chương)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dấu hiệu nào báo trước mùa thu đang đến? (0,5 điểm)

A. Bầu trời tự nhiên cao bồng lên và trong xanh.

B. Những đám mây đen ùn ùn kéo từ phía chân trời tới.

C. Những trận mưa ào ạt như trút nước.

Câu 2: Nối sự vật ở cột A với từ ngữ miêu tả ở cột B sau cho phù hợp. (0,5 điểm)

Cột ACột B
1. Bầu trờia. ào ào, trút nước
2. Dòng sôngb. cao, xanh trong
3. Senc. lăn tăn gợn sóng
4. Tiếng cuốc kêud. đang lụi tàn
5. Những trận mưae. thưa thớt, ra rả

Câu 3: Vì sao dòng sông “thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi” ? (0,5 điểm)

A. Vì mùa thu nước trong xanh hơn mùa hè.

B. Vì mùa thu không có những trận mưa ào ạt như trút nước.

C. Vì mùa thu có những đám củi rều bèo bọt.

Câu 4: Nội dung chính của bài đọc là gì? (0,5 điểm)

A. Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu.

B. Miêu tả vẻ đẹp của các sự vật trong hồ sen.

C. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu và mùa hè.

Câu 5: Theo em, tình cảm của Thanh đối với quê hương như thế nào? (1 điểm)

...............................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu bày tỏ tình cảm của em đối với một cảnh đẹp của quê hương em. (1 điểm)

...............................................................................................................

Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: oi bức, thong thả. (0,5 điểm)

.......................................................................................................................

Câu 8: Từ so sánh được sử dụng trong câu sau là từ ngữ nào? (0,5 điểm)

Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần.

A. To như.

B. Như cái sàng.

C. Như.

Câu 9: Chuyển câu “Các bạn đến thăm làng quê” thành một câu khiến. (1 điểm)

.......................................................................................................................

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô định dẹp yên biên thành.

Đô kì đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là bá phục, hai là bá vương.

Uy danh động đến Bắc phương

Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) về một nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học.

Gợi ý:

- Giới thiệu nhân vật em yêu thích.

- Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.

Đáp án Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

A. Bầu trời tự nhiên cao bồng lên và trong xanh.

Câu 2: (0,5 điểm)

1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – e; 5 – a

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Vì mùa thu không có những trận mưa ào ạt như trút nước.

Câu 4: (0,5 điểm)

A. Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu.

Câu 5: (1 điểm)

Tình cảm tha thiết, gắn bó của Thanh đối với mùa thu trên quê hương mình.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân.

Câu 7: (0.5 điểm)

- Oi bức – mát mẻ.

- Thong thả - vội vã.

Câu 8: (0.5 điểm)

C. Như.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Các bạn hãy đến thăm làng quê,...

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nói về một nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm:

Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.

>> Xem thêm: Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

II. Đọc hiểu (6 điểm):

Hai con gà trống

Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại.

Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau chí tử, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm vua. Sau cùng, có một con thắng và một con thua. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang “ò ó o...“ đầy kiêu hãnh để ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ, tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng bay ngang qua chú ý. Thế là con chim ưng sà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở, chờ chết.

Gà trống

Theo Internet

Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (MĐ1). Hai con gà trống trong bài có quan hệ thế nào với nhau? (0,5 điểm)

A. Hai con gà trống trong hai đàn khác nhau.

B. Hai con gà trống do cùng một mẹ sinh ra và nuôi dưỡng.

C. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau.

D. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau nhưng cùng sống trong một nông trại.

Câu 2 (MĐ1). Khi lớn lên, hai con gà trống sống với nhau như thế nào? (0,5 điểm)

A. Rất đoàn kết luôn đi kiếm ăn cùng nhau.

B. Cùng nhau giúp đỡ gà mẹ nhưng không nói chuyện với nhau.

C. Không đoàn kết, suốt ngày cãi vã nhau.

D. Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ mồi cho nhau.

Câu 3 (MĐ1). Hai con gà trống cãi nhau vì chuyện gì? (0,5 điểm)

A. Tranh nhau chỗ ở.

B. Ai cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang hơn.

C. Tranh nhau làm vua của nông trại.

D. Ai cũng tự cho mình là người đẹp đẽ hơn, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại.

Câu 4 (MĐ2). Cả hai con gà trống sau khi đánh cãi nhau đã có kết cục như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cả hai con đều chết.

B. Con gà trống thắng cuộc đã được làm vua của nông trại.

C. Con gà bại trận còn sống và được làm vua của nông trại.

D. Không phân được thắng bại nên cả hai con đều làm vua của nông trại.

Câu 5 (MĐ3). Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………..

Bài 2. (MĐ3) Đặt 1 câu cảm để nói về hai chú gà trống trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………...

Bài 3 (MĐ2) Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (0,5 điểm)

"Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

Bài 4. (MĐ2) Đọc các câu văn và đoạn thơ dưới đây, tìm các sự vật được so sánh với nhau và hoàn thành bảng sau: (1 điểm)

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2

Câu

Sự vật 1

Từ ngữ so sánh

Sự vật 2

a

……………………

……………………

……………………

b

……………………

……………………

……………………

c

……………………

……………………

……………………

Bài 5 (MĐ2) Viết lại các từ ngữ sau vào 2 nhóm: từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm: (0,5 điểm)

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2

- Từ ngữ chỉ sự vật:

……………………………………………………………………………...........................…….

- Từ ngữ chỉ đặc điểm:

……………………………………………………………………………………...........................

Bài 6 (MĐ3) Điền ch hoặc tr vào ô trống thích hợp và giải các câu đố sau: (1 điểm)

Suốt ngày …ạy bám trên tường

Luôn luôn …ép miệng buồn thương nỗi gì.

Là con ……………

Mình đen mặc áo da sồi

Nghe ...ời …uyển động thì ngồi kêu oan.

Là con ………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết:

Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Hai con gà trống (Đoạn từ đầu đến con nào thắng sẽ được làm vua.)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Bài làm:

Thạch Sanh là nhân vật mà em yêu thích nhất trong các câu chuyện cổ tích. Chàng không chỉ tải giỏi hơn người mà còn có tấm lòng độ lượng, nhân hậu. Thấy kẻ làm ác như chằn tinh, đại bàng thì không cần ai nhờ cũng tự mình chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đặc biệt, tấm lòng vàng của Thạch Sanh còn thể hiện qua chi tiết, chàng tha mạng cho mẹ con Lý Thông. Dù họ đã lừa gạt, hãm hại, dồn chàng vào chỗ chết nhiều lần, nhưng chàng vẫn cho họ cơ hội làm lại. Hành động ấy, khiến hình tượng chàng Thạch Sanh trở nên vô cùng vĩ đại trong lòng em.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Ở NHÀ MÁY GÀ

Những chú gà công nghiệp

Thật khác chú gà nhà

Được ấp trong lò điện

Tự mổ vỏ mà ra

Người đầu tiên chú thấy

Áo choàng trắng thướt tha

Chắc là mẹ mình đấy!

Mẹ đẹp như tiên sa!

Anh em đông hàng ngàn

Chẳng biết ai ra trước

Chẳng biết ai là út

Chẳng ai đòi phần hơn!

Mẹ chiều cả ngàn con

Giải trấu thay đệm mới

Thắp đèn làm lửa sưởi

Máng ăn ăm ắp đầy

Gà mà chẳng ở chuồng

Cả dãy nhà rộng đẹp

Bè bạn cứ vàng ươm

Hát suốt ngày liếp nhiếp.

(Vân Long)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Những chú gà công nghiệp có đặc điểm gì khác so với chú gà nhà? (0,5 điểm)

A. Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

B. Được ấp bằng lò sưởi, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

C. Được ấp bằng lò điện, không tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

Câu 2: Theo em, người mẹ mà chú gà nhắc đến trong khổ thơ 2 là nóivề ai? (0,5 điểm)

A. Mẹ gà mái.

B. Chị em của chú gà.

B. Cô công nhân.

Câu 3: Vì sao chú gà lại không biết ai ra trước, ai là út trong đàn gà?(0,5 điểm)

A. Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.

B. Vì trong đàn, anh em của chú gà đến từ rất nhiều nơi.

C. Vì trong đàn, những chú gà rất giống nhau nên chú không phân biệt được.

Câu 4:“Người mẹ” đã nuông chiều cả ngàn đứa con của mình như thế nào? (0,5 điểm)

A. Giải trấu, thắp lò sưởi và cho chúng ăn.

B. Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.

C. Giải chăn đệm, thắp đèn sưởi và dạy chúng hát.

Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào về chú gà trong bài thơ? Vì sao?(1 điểm)

Câu 6: Kể ra 2 điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà (ngoại trừ đặc điểm trong bài thơ đã nói đến).(1 điểm)

Câu 7: Chỉ ra câu thơ trong bài có sử dụng hình ảnh so sánh và điền vào bảng sau: (0,5 điểm)

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Câu 8: Tìm từ có nghĩa giống với từ: rộng, tha thướt.(0,5 điểm)

Câu 9: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.(1 điểm)

Đàn gà có tất ca năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cuncơn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng cua rơm được phơi vậy.

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mênh mông mùa nước nổi

Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng đi qua, như mời gọi ai đó vươn tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.

(Trần Tùng Chinh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.

Gợi ý:

- Tên cảnh vật quê hương.

- Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật.

- Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật.

- Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật.

Đáp án:

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

Câu 2: (0,5 điểm)

Cô công nhân.

Câu 3: (0,5 điểm)

Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.

Câu 4: (0,5 điểm)

Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.

Câu 5: (1 điểm)

HS nêu được hình ảnh mình thích và đưa ra lí do.

Câu 6: (1 điểm)

- Điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà:

+ Gà công nghiệp được nuôi trong trang trại, khá chậm chạp, không nhanh nhẹn.

+ Gà nhà được thả tại vườn nhà, nhanh nhẹn.

Câu 7: (0.5 điểm)

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Mẹ

đẹp

như

tiên sa

Câu 8: (0.5 điểm)

- rộng – to lớn.

- tha thướt – lả lướt/ thướt tha.

Câu 9: (1 điểm)

Đàn gà có tất cả năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cũncỡn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng của rơm được phơi vậy.

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu: Quê hương của em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là Hồ Gươm. Hồ nằm ở gần trung tâm của thành phố Hà Nội. Mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ. Gần hồ còn có đài Nghiên, tháp Bút. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Từ cầu dẫn đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Giữa hồ là tháp Rùa rất độc đáo. Em rất tự hào về cảnh đẹp của quê hương mình.

>> Xem thêm: 10 đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương lớp 3

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão:

- Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó…Từ cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng : “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy !”. Vậy nên liệu tính sao ?

Mọi người xôn xao tranh nhau nói :

- Xin bệ hạ cho đánh !

- Thưa, chỉ có đánh !

Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa :

- Nên hòa hay nên đánh ?

Tức thì muôn miệng một lời :

- Đánh! Đánh!

Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.Nhà vua trẻ, mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh lửa đuốc cháy bập bùng.

(Lê Vân)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Vua Trần Nhân Tông cho tổ chức hội nghị nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)

A. Để tụ họp các bô lão lại nhằm tổ chức tiệc.

B. Để tụ họp các bô lão họp về việc đối phó với quân giặc.

C. Để tụ họp các bô lão tìm ra người xung phong đi đánh giặc.

Câu 2: Các bô lão đã có ý kiến như thế nào?(0,5 điểm)

A. Các bô lão đồng loạt đưa ra ý kiến xin đánh giặc.

B. Các bô lão hỏi vua định hòa hay định đánh.

C. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói, mỗi người một ý kiến.

Câu 3: Thông qua ý kiến của các bô lão, em thấy họ là những người như thế nào?

(0,5 điểm)

A. Họ là những người hèn nhát, tự ti về khả năng chiến đấu của mình trong trận đấu.

B. Họ là những người anh dũng, quyết tâm đánh giặc để bảo vệ nước nhà.

C. Họ là những người không có chứng kiến, chỉ nghe theo ý của vua.

Câu 4: Theo em, vì sao vua tôi và các bô lão đồng lòng trong việc đối phó với quân Mông Cổ? (0,5 điểm)

A. Vì họ mong muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc.

B. Vì họ mong muốn nhân dân rơi vảo cảnh lầm than, khổ cực.

C. Vì họ không còn lựa chọn nào khác.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về vị vua Trần Nhân Tông và các vị bô lão. (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì?(0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8: Tìm các tên riêng được sử dụng trong bài đọc. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một cảnh đẹp của quê hương em.(1 điểm)

........................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

(Võ Văn Trực)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

- Giới thiệu về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

- Em làm việc ấy khi nào? Ở đâu?

- Em làm việc ấy cùng ai? Công việc ấy diễn ra như thế nào?

- Ý nghĩa của việc làm ấy đối với việc bảo vệ môi trường.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Bài làm:

Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và phát triển của con người. Chính vì vậy trường em thường xuyên phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Mỗi ngày ngoài việc quét dọn lớp học, sắp xếp bàn ghế, vào giờ ra chơi chúng em còn thay phiên nhặt rác ở sân trường, thu gom vỏ bánh kẹo. Vì thế sân trường, lớp học luôn sạch sẽ thoáng mát. Bên cạnh đó, chúng em còn phân công chăm sóc, tưới nước, bón phân cho các chậu kiểng, bồn hoa. Ngoài ra, chúng em còn thường xuyên bổ sung thêm cây kiểng, để lắp đầy mảng xanh sân trường. Phong trào này được các bạn hưởng ứng rất tích cực. Vì giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, tạo môi trường học tập thân thiện, sẽ giúp chúng em thêm năng động và yêu thích đến trường hơn. Để mỗi ngày đến trường với chúng em là một ngày vui vẻ và đầy ý nghĩa.

>> Xem thêm: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo - Đề 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

  • GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
  • Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...

(Đoàn Giỏi)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sông Năm Căn thuộc tỉnh nào ở nước ta? (0,5 điểm)

A. Kiên Giang.

B. Cà Mau.

C. Bạc Liêu.

Câu 2: Dòng sông Năm Căn mênh mông ầm ầm đổ ra biển ngày đêm được so sánh với sự vật nào? (0,5 điểm)

A. Thác nước.

B. Biển khơi.

C. Con suối.

Câu 3: Rừng cây hai bên bờ sông được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mọc theo khóm, ngọn cao ngọn thấp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.

B. Mọc dài theo bãi, ngọn cao tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.

C. Mọc theo hàng dài, xanh um tùm, nằm gọn bên bờ sông.

Câu 4: Em hiểu từ “trường thành” trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)

A. Bức thành uốn lượn, mềm mại.

B. Bức thành cao lớn.

C. Bức thành dài, vững chắc.

Câu 5: Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu. (1 điểm)

........................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nhận của em về vùng sông nước nơi đây. (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Tìm các từ ngữ chỉ màu xanh có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8: Tìm một từ có nghĩa giống với từ mênh mông, đen trũi. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 9: Em hãy xếp những từ sau vào đoạn văn sao cho thích hợp. (1 điểm)

giật mình, biến đi, im lặng, rào rào.

Rừng cây ... quá. Mỗi tiếng lá rơi lúc nào có thể khiến người ta ... Gió bắt đầu nổi ... Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần ...

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Hương làng

Ở làng tôi, chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn...Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.

(Theo Băng Sơn)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Cà Mau.

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Thác nước.

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Mọc dài theo bãi, ngọn cao tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Bức thành dài, vững chắc.

Câu 5: (1 điểm)

Ví dụ: Khung cảnh dòng sông Năm Căn bao la, rộng lớn.

Câu 6: (1 điểm)

HS nêu cảm nhận của mình.

Ví dụ: hấp dẫn người đọc bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thiên nhiên Cà Mau sinh động, trù phú,đa màu sắc, màu xanh của rừng đước, của sông nước...

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ chỉ màu xanh: xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.

Câu 8: (0.5 điểm)

mênh mông –bao la; đen trũi – đen nhẻm

Câu 9: (1 điểm)

Rừng cây im lặng quá. Mỗi tiếng lá rơi lúc nào có thể khiến người ta giật mình. Gió bắt đầu nổi rào rào. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

  • Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, viết về làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
  • Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm:

(1) Một đồ dùng mà em luôn dùng khi đi chọ chính là chiếc cặp sách. (2) Cặp sách của em được làm từ chất liệu da giả, có thể chống thấm nước, giúp sách vở an toàn nếu có nhỡ gặp mưa bớt chợt. (3) Toàn bộ cặp có màu xanh da trời rất đẹp và nổi bật. (4) Cặp chỉ gồm một ngăn chính có hình hộp chữ nhật, lớn như cái gối ngủ nhỏ, nên có thể để sách vở rất thoải mái. (5) Phần nắp cặp được thiết kế như nắp hộp, có thể lật lên rồi đóng lại dễ dàng. (6) Để giúp cố định nắp cặp, thì phần đầu nắp có hai miếng nam châm nhỏ màu bạc, vừa khít với mảnh nam châm trên mặt trước thân cặp. (7) Phía sau, là hai quai đeo to bằng khoảng hai ngón tay, có thể tùy chỉnh độ dài. (8) Mặt trong của quai có lót lớp lông mịn, nên khi đeo lên không hề bị đau vai, dù cặp có đựng khá nhiều đồ dùng. (9) Em luôn giữ gìn cặp thật cẩn thận, nên dù đã dùng nhiều tháng nhưng cặp sách của em vẫn còn sạch đẹp như mới.

>> Bài tham khảo: Viết đoạn văn ngắn tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo - Đề 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

ANH EM NHÀ CHIM SẺ

Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!” Bác Quạ nói. Sẻ em liền háo hức bay theo bác Quạ.

Sẻ anh mải mê nghe hát, khi nhớ đến lời mẹ dặn thì trời đã tối rồi. Bữa tiệc trà vui quá, khiến Sẻ em cũng quên mất việc mẹ giao. Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.

Về đến nhà, hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ. Sẻ mẹ nhẹ nhàng bảo: “Không sao, hai con biết nhận lỗi là tốt. Nhưng giá như hai con nhớ lời mẹ dặn thì tối nay nhà mình đã có ngô để ăn rồi.”.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sẻ mẹ giao cho hai anh Sẻ nhiệm vụ gì? (0,5 điểm)

A. Đi kiếm thóc về cho bữa tối.

B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.

C. Đi kiếm hạt dẻ về cho bữa tối.

Câu 2: Khi đang bay, Sẻ anh và Sẻ em đã gặp những ai? (0,5 điểm)

A. Sẻ anh gặp bác Quạ, cô Họa Mi, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.

B. Sẻ anh gặp bác Quạ, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.

C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.

Câu 3: Vì sao Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn? (0,5 điểm)

A. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nhạc và thưởng thức tiệc trà ở bờ ao.

B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.

C. Vì Sẻ anh mải đi thưởng thức tiệc trà, Sẻ em mải đi nghe nhạc ở bờ ao.

Câu 4: Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Hai anh em thú nhận với mẹ và bị mẹ la mắng.

B. Hai anh em bị mẹ phạt bay đi hái ngô.

C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)

......................................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một sự việc mà em khiến bố mẹ phiền lòng. (1 điểm)

......................................................................................................................

Câu 7: Từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”? (0,5 điểm)

.......................................................................................................................

Câu 8: Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để làm gì? (0,5 điểm)

.......................................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp. (1 điểm)

.......................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bên ô cửa đá

Buổi sáng em ngồi học

Mây rủ nhau vào nhà

Ông mặt trời khó nhọc

Đang leo dốc đằng xa.

Lảnh lót tiếng chim ca

Kéo nắng lên rạng rỡ

Cả khoảng trời bao la

Hiện dần qua ô cửa.

Trong bếp còn đỏ lửa

Hương ngô thoảng ra ngoài

Ria đường dăm chú ngựa

Đứng nghe em đọc bài.

(Theo Hoài Khánh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngăn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Gợi ý:

- Quê hương/nơi em sinh sống ở đâu?

- Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương/nơi em sinh sống?

- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

- Tình cảm của em với quê hương/nơi em sinh sống như thế nào?

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.

Câu 2: (0,5 điểm)

C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: khi có người lớn giao nhiệm vụ, dặn mình làm một công việc nào đó, chúng ta không nên xao nhãng, lơ là đến những thứ tác động xung quanh, nên nghiêm túc, chỉnh chu thực hiện công việc đó.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân.

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”: thú nhận mọi chuyện với mẹ.

Câu 8: (0.5 điểm)

Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để báo hiệu sau đó là lời nói của nhân vật.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Ôi, cảnh đẹp nơi đây thật là hùng vĩ!,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Mẫu:

Quê hương nơi em đang sống tuy không đẹp nên thơ nhưng cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn sót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng em kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao. Nó gửi gắm ước mơ về một tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê. Thêm vào đó, con sông Hồng quanh năm mải miết chảy bồi đắp phù sa cho hai hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Chúng em đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt, ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kỳ. Chao ôi! Quê hương của em thật đẹp biết bao nhiêu!

>> Tham khảo: Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo - Đề 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi. K hi biết sự tình ông già nói với cô bé:

- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh , hai cánh , ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?

Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn.

B. Cô bé sống với bố mẹ trong xa hoa, tráng lệ.

C. Cô bé mồ côi, sống ở ven đường.

Câu 2: Ông lão đã nói gì với cô bé sau khi biết sự tình? (0,5 điểm)

A. Ông lão bảo cô hái những bông hoa trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

C. Ông lão bảo cô chỉ cần hái bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

Câu 3: Vì sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ đẹp hơn.

B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.

C. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ là bông hoa đặc biệt nhất để dành tặng mẹ.

Câu 4: Theo em, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì thông qua câu truyện trên? (0,5 điểm)

A. B iểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao của một người con gái.

B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ .

C. Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

Câu 5: Thông điệp được gửi gắm là gì? (1 điểm)

..........................................................................................................

Câu 6: Trong cuộc sống, em thể hiện sự hiếu thảo đối với người thân trong gia đình bằng những cách nào? (1 điểm)

.............................................................................................................

Câu 7: Tìm 5 từ ngữ chỉ đặc điểm được sử dụng trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)

.............................................................................................................

Câu 8: Tìm từ ngữ có trái nghĩa với các từ sau: buồn bã, khó khăn. (0,5 điểm)

............................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa hồng. (1 điểm)

.............................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn lá, hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

(Theo Vũ Tú Nam)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ .

Câu 5: (1 điểm)

Thông điệp: gửi gắm câu chuyện xúc động về tình mẫu tử, là lòng hiếu thảo của người con. Lòng hiếu thảo vượt lên mọi chông gai và tạo nên kì tích tuyệt vời.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân. Ví dụ: biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng ,...

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: dột nát, hiếu thảo, nhỏ, to, trắng.

Câu 8: (0.5 điểm)

- buồn bã – vui vẻ.

- khó khăn – thuận lợi/ dễ dàng.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Vườn hoa hồng trải dài như một tấm lụa đỏ giữa vườn .

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu 1:

(1) Trong một năm, trường em tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị và bổ ích, nhưng em thích nhất là hoạt động thi đấu thể thao thuộc Hội khỏe Phù Đổng. (2) Đó là một ngày hội tuyệt vời được tổ chức trong tháng 11, với sự tham gia của học sinh toàn trường. (3) Các môn thể thao trong hội thi được công bố từ trước đó hai tuần, để chúng em đăng kí và luyện tập. (4) Nào là bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, kéo co, nhảy bao bố… (5) Suốt cả hai tuần đó, không khí thể dục thể thao ở trường em được đẩy lên rất cao, bởi bạn nào cũng quyết tâm dành giải thưởng. (6) Đến những ngày diễn ra hội thao, cả trường em được nghỉ học để cùng nhau thi đấu và cổ vũ. (7) Bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt bởi tiếng reo hò, cổ vũ của tất cả mọi người khiến em cảm thấy mình cũng hân hoan đến lạ. (8) Những cảm xúc tuyệt vời của ngày hội thao ấy, đến nay vẫn khiến em nhớ mãi không quên.

Mẫu 2:

Hôm qua, trường em tổ chức “Lễ hội mùa xuân”. Lễ hội tổ chức vào dịp năm mới Nhâm Dần ở sân trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm chào đón năm mới Nhâm Dần đã về. Lễ hội thu hút được toàn bộ giáo viên và học sinh của trường tham gia. Mỗi lớp sẽ có một gian hàng bày bán mặt hàng của lớp mình. Toàn bộ số tiền bán hàng sẽ đem ủng hộ cho các bạn học sinh nghèo ở vùng cao. Gian hàng của lớp em bán các đồ dùng trang trí cho ngày Tết như: lì xì, câu đối,…. Rất nhiều khách hàng đến mua. Chúng em cảm thấy rất vui vẻ và thích thú khi tham gia hoạt động.

>> Xem thêm: Thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích lớp 3

2. Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều năm 2023 - 2024

  • 31 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2
  • 18 Đề thi Toán lớp 3 học kì 2
  • Bộ đề thi tiếng Anh lớp 3 học kì 2
  • Bộ 10 đề thi Tin học lớp 3 học kì 2
  • 12 đề thi học kì 2 lớp 3 theo Thông tư 27

3. Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 năm 2023 - 2024

  • Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3
  • Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 môn Toán
  • Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt
  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn tiếng Anh lớp 3
  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 3

Ngoài 16 đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay khác như Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán; Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Anh mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt!

Từ khóa » Các đề Thi Cuối Năm Lớp 3 Môn Tiếng Việt