32 đề Ôn Tập Hè Lớp 2 Lên Lớp 3 Môn Tiếng Việt - Khoa Học

Ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn tiếng Việt được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Dưới đây là 32 đề thi quý thầy cô, quý phụ huynh tham khảo hướng dẫn học sinh ôn tập hè, chuẩn bị kiến thức lên lớp 3. Dưới đây là nội dung chi tiết của từng đề. Mời quý thầy cô cũng như quý phụ huynh tham khảo.

Đề ôn hè lớp 2 lên 3

  • Đề 1
  • Đề 2
  • Đề 3
  • Đề 4
  • Đề 5
  • Đề 6
  • Đề 7
  • Đề 8
  • Đề 9
  • Đề 10
  • Đề 11
  • Đề 12
  • Đề 13
  • Đề 14
  • Đề 15
  • Đề 16
  • Đề 17
  • Đề 18
  • Đề 19
  • Đề 20
  • Đề 21
  • Đề 22
  • Đề 23
  • Đề 24
  • Đề 25
  • Đề 26
  • Đề 27
  • Đề 28
  • Đề 29
  • Đề 30
  • Đề 31
  • Đề 32

Đề 1

Câu 1. Điền g hoặc gh:

a. Chú Hùng đang cưa ...ỗ.

b. Con đường thật gập ...ềnh.

c. Cô giáo ...i vào sổ những bạn đi học muộn.

d. Sau cơn mưa, cành cây bị ...ãy rất nhiều.

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?”

a. Mẹ em là y tá.

b. Người em yêu quý nhất là ông nội.

c. Cô giáo em rất xinh đẹp.

d. Ông ấy là một người tốt bụng.

Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được được in đậm dưới đây:

a. Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.

b. Bố mẹ rất vui vì Hoa được điểm mười.

c. Hoa phượng nở đỏ rực vì mùa hè đã về.

d. Vì quá mải chơi, ve không có gì ăn vào mùa đông.

Câu 4. Tả một mùa mà em yêu thích nhất, trong đó có sử dụng kiểu câu Ai làm gì?

Đề 2

Câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ con vật. Đặt câu với hai từ vừa tìm được.

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a. Các bạn học sinh đang chơi nhảy dây trên sân trường.

b. Trong nhà, mẹ em đang ru em gái ngủ.

c. Bố của Chi làm việc ở trong bệnh viện.

d. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng.

Câu 3. Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn thơ sau:

“Những con mốiBay raMối trẻBay caoMối giàBay thấpGà conRối rít tìm nơiẨn nấpÔng trờiMặc áo giáp đenRa trậnMuôn nghìn cây míaMúa gươmKiến

Hành quânĐầy đường”

(Mưa, Trần Đăng Khoa)

Câu 4. Viết một đoạn văn tả ngôi trường yêu dấu của em.

Đề 3

Câu 1. Tìm các từ chỉ:

a. Cây cối

b. Nghề nghiệp

c. Con vật

d. Thời tiết

Câu 2. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:

a. Nóng

b. Mưa

c. Xấu

d. Hiền

e. Gầy

g. Cao

h. To

Câu 3. Đặt câu cho bộ phận được in đậm:

a. Để học sinh dễ hiểu bài, cô giáo đã lấy thêm một vài ví dụ.

b. Em cố gắng học hành chăm chỉ để bố mẹ cảm thấy tự hào.

c. Hàng ngày, bác lao công đều dọn dẹp để trường học luôn sạch sẽ.

d. Hôm qua, em cùng với Lan đi mua quà để tặng mẹ nhân dịp sinh nhật.

Câu 4. Viết một đoạn văn tả một loại quả mà em thích, trong đó có sử dụng mẫu câu Ở đâu?

Đề 4

Câu 1. Đặt câu với các từ sau:

a. công an

b. nhà văn

c. ca sĩ

d. nông dân

e. kiến trúc sư

Cho biết các từ trên thuộc nhóm từ chỉ gì?

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Là gì?”

a. Anh trai em đang là sinh viên đại học.

b. Con búp bê này là của bạn Hoa.

c. Em là một học sinh ngoan ngoãn.

d. Mẹ em là một giáo viên dạy Toán.

Câu 3. Đặt 5 câu theo mẫu:

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

Câu 4. Viết một đoạn văn tả một loài chim mà em yêu thích, trong đó có một từ chỉ hoạt động.

Đề 5

Câu 1. Cho đoạn văn:

“Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào.

Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:

- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?

- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.

- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.

Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:

- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?

- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!

Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”

Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:

- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá.”

(Mẩu giấy vụn)

1. Cô giáo đã làm gì khi nhìn thấy mẩu giấy trước cửa?

A. Cô giáo yêu cầu học sinh lắng nghe và cho biết mẩu giấy đang nói gì.

B. Cô giáo yêu cầu một bạn học sinh nhặt giấy lên.

C. Cô giáo đã nhặt mẩu giấy lên.

2. Bạn trai đầu tiên đã trả lời cô thế nào?

A. Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!

B. Em sẽ nhặt mẩu giấy lên.

C. Bạn Lan là người vứt mẩu giấy ra lớp.

3. Bạn gái sau đó đã làm gì?

A. Nhặt mẩu giấy lên

B. Đồng ý với bạn trai

C. Nhặt mẩu giấy lên và trả lời cô giáo rằng mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”

4.Ý nghĩa của câu chuyện?

A. Câu chuyện khuyên chúng ta phải thật thà.

B. Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ.

C. Câu chuyện khuyên chúng ta nên giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.

Câu 2. Đặt câu với các từ sau:

a. học tập, lao động

b. nguy hiểm, hung dữ

Câu 3. Đặt dấu câu thích hợp:

“Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói:

- Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!

Hà người khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên hỏi ()

- Thật không ạ ()

- Thật chứ!

Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn:

- Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa ()

Thầy giáo cười () Hà cũng cười.”

(Bím tóc đuôi sam)

Câu 4. Em hãy kể về cây bàng ở trường mình.

Đề 6

Câu 1. Chép chính xác bài văn sau:

Sự tích cây vú sữa

1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

2. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chính. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.

3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng ở khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Câu 2. Thi tìm nhanh các từ:

a. Chỉ loài chim

b. Chỉ muông thú

Câu 3. Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình (khoảng 5 đến 7 câu)

Câu 4. Tả người mẹ yêu quý của em, trong đó có sử dụng một câu theo kiểu Ai là gì?

Đề 7

Câu 1. Cho bài thơ sau:

Tự xa xưa thuở nàoTrong rừng xanh sâu thẳmĐôi bạn sống bên nhauBê Vàng và Dê Trắng.

Một năm, trời hạn hánSuối cạn, cỏ héo khôLấy gì nuôi đôi bạnChờ mưa đến bao giờ?

Bê Vàng đi tìm cỏLang thang quên đường vềDê Trắng thương bạn quáChạy khắp nẻo tìm BêĐến bây giờ Dê TrắngVẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”

(Gọi bạn)

1. Hai nhân vật trong bài thơ là?

A. Bê Vàng và Dê Trắng

B. Bê Vàng và Ong Nâu

C. Da Trắng và Ong Nâu

2. Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?

A. Trong rừng sâu thẳm

B. Trong ngôi nhà chung

C. Trên cánh đồng xanh mướt

3. Điều gì đã xảy ra với Bê Vàng khi đi tìm cỏ?

A. Bê Vàng tìm thấy rất nhiều cỏ.

B. Bê Vàng quên mất đường về

C. Bê Vàng gặp phải Chó Sói.

4. Dê Trắng đã làm gì khi không thấy bạn?

A. Dê Trắng chạy đi tìm Bê Vàng.

B. Dê Trắng bỏ mặc bạn.

D. Dê Trắng chờ Bê Vàng trở về.

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?

a. Bố em đang tưới cây trong vườn.

b. Các bạn học sinh đang làm bài kiểm tra.

c. Chúng em đã làm bài tập về nhà từ hôm qua.

d. Chương trình văn nghệ vừa mới bắt đầu.

Câu 3. Hãy viết lời đáp lại trong các trường hợp sau:

a. Em làm hỏng chiếc bút của bạn Lan.

b. Em đến muộn, bạn Hà giúp em trực nhật.

c. Em không cẩn thận làm vỡ lọ hoa mà mẹ rất thích.

d. Một bạn học sinh trả lại em số tiền đánh mất.

Câu 4. Kể về bà ngoại của em.

Đề 8

Câu 1. Nối:

Nghề nghiệp

Công việc

1. giáo viên

a. trồng rau, nuôi gà, bón phân, cuốc đất…

2. ca sĩ

b. viết văn, làm thơ…

3. nhà văn

c. giảng bài, dạy học, chấm điểm...

4. nông dân

d. ca hát, nhảy mùa…

Câu 2. Đặt câu hỏi với bộ phận được in đậm:

a. Ca sĩ Tóc Tiên đang biểu diễn trên sân khấu.

b. Cô lao công đang quét dọn đường phố.

c. Em là học sinh lớp 2.

d. Em giúp mẹ rửa bát để được đi chơi.

Câu 3. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:

Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói ()

- Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng ()

Cô giáo đã hiểu, cô ôm em vào lòng ()

- Em hãy hái hai bông hoa nữa, Chi ạ () Một bông hoa cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ () vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

Khi bố khỏi bệnh () Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa đẹp mê hồn ()

(Bông hoa niềm vui)

Câu 4. Kể về thầy cô giáo cũ của em.

Đề 9

Câu 1. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:

a. dũng cảm

b. thật thà

c. nhanh nhẹn

d. mập mạp

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a. Hôm qua, tôi và Hồng đã đi xem phim.

b. Bố em sẽ đi công tác về vào cuối tuần.

c. Bộ phim đó sẽ được chiếu vào chủ nhật.

d. Năm nay, chúng em được đi tham quan ở lăng Bác.

Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào đoạn văn sau:

... có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều … . Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm … khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị … đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

(bí mật, thức ăn, Ngày xửa ngày xưa, ngập lụt)

(Chuyện quả bầu)

Câu 4. Tả cây thước mà em đang dùng.

Đề 10

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Trong làng nọ có nhà bị cháy. Cả làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy. Riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ :

- Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm.

Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi. Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch.

(Cháy nhà hàng xóm)

1. Trong làng đã xảy ra chuyện gì?

A. Có nhà nọ bị cháy

B. Có người bị mất trộm

C. Có nhà bị sập

2. Bình chân như vại có nghĩa là gì?

A. Vui vẻ, thích thú

B. Không quan tâm, lo lắng gì

C. Xót xa, đau đớn

3. Trong lúc mọi người chữa cháy, người hàng xóm nghĩa gì, làm gì?

A. Trùm chăn, bình chân như vại

B. Nghĩ rằng cháy nhà hàng xóm chứ có cháy nhà mình đâu mà lo.

C. Cả 2 đáp án trên

4. Lời khuyên qua câu chuyện?

A. Khuyên ta cần phải quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hàng xóm láng giềng.

B. Khuyên ta cần phải yêu thương mọi người xung quanh.

C. Khuyên ta phải cố gắng làm tốt mọi việc.

Câu 2. Đặt câu theo mẫu:

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

Câu 3. Tìm các từ ngữ có liên quan đến học tập.

Câu 4. Tả cảnh mùa thu.

Đề 11

Câu 1. Cho bài thơ sau:

Cái trống trường em

Cái trống trường emMùa hè cũng nghỉSuốt ba tháng liềnTrống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trốngTrong những ngày hèBọn mình đi vắngChỉ còn tiếng ve ?

Cái trống lặng imNghiêng đầu trên giáChắc thấy chúng emNó mừng vui quá !

Kìa trống đang gọiTùng! Tùng! Tùng! Tùng!Vào năm học mớiRộn vang tưng bừng.

(Cái trống trường em)

1. Suốt ba tháng hè, trống nằm làm gì?

A. Trống nằm nghỉ ngơi.

B. Trống nằm ngẫm nghĩ.

C. Trống nằm nhớ các bạn học sinh.

2. Theo nhân vật ở trong bài, khi thấy các bạn học sinh, trống cảm thấy như thế nào?

A. vui mừng

B. buồn bã

C. mong đợi

3. Đâu là từ tả hoạt động, suy nghĩ của cái trống?

A. nằm ngẫm nghĩ, buồn, lặng im

B. nghiêng đầu, mừng vui, gọi, giọng vang tưng bừng

C. Cả 2 đáp án trên

Câu 2. Các từ sau dùng để chỉ gì?

a. ăn, uống, ngủ, nghỉ

b. yêu, ghét, quý, mến

c. tốt, xấu, hiền, dữ

d. mèo, gấu, hổ, lợn

Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm:

a. Tối nay, Hoàng phải học bài vì ngày mai sẽ kiểm tra học kì.

b. Hòa là một học sinh gương mẫu.

c. Trời mưa nên vườn cây ngập đầy nước.

d. Tuấn đang tưới cây trong vườn.

Câu 4. Em hãy kể về cảnh đẹp Hồ Gươm.

Đề 12

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

1. Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.

2. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh ấy thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.

3. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của chúng ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng”. Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.

4. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.

Cho đến một đêm, hai anh em cùng ra đồng, rình xem vì sao lại có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau.

(Hai anh em)

a. Chép lại đoạn văn từ “Sáng hôm sau… ôm chầm lấy nhau”.

b. Câu chuyện đã đem đến bài học gì?

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?

a. Hùng gói lại sách vở cũ cẩn thận để đem đi ủng hổ.

b. Để cây cối tươi tốt, chúng ta cần thường xuyên tưới nước.

c. Trong nhà, đồ dùng đều được lau dọn sạch sẽ để có thể sử dụng.

d. Mẹ mua một chiếc xe đạp để cho em đi học.

Câu 3. Đặt câu với các từ sau: giản dị, chăm sóc.

Câu 4. Tả chị gái yêu quý của em, trong đó có sử dụng một từ thuộc từ ngữ về tình cảm.

Đề 13

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Phần thưởng

1. Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.

2. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.

Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.

Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.

3. Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói :

- Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.

Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

1. Na là một cô bé như thế nào?

A. Hiền lành

B. Tốt bụng

C. Chăm chỉ

2. Vì sao Na buồn?

A. Vì Na học chưa giỏi.

B. Vì Na thường bị điểm kém.

C. Vì Na thường đi học muộn.

4. Vì sao Na được phần thưởng đặc biệt?

A. Vì Na học giỏi

B. Vì Na hát hay

C. Vì Na có tấm lòng thật đáng quý.

4. Câu chuyện đem đến bài học gì?

A. Cần chăm chỉ học tập.

B. Khen ngợi lòng dũng cảm.

C. Khuyến khích các bạn nhỏ làm việc tốt.

Câu 2. Kể tên các môn học, đặt câu với một từ chỉ môn học mà em yêu thích nhất.

Câu 3. Cho biết phần in đậm trả lời cho câu hỏi gì?

a. Cô Tuyết Mai là giáo viên chủ nhiệm của lớp em.

b. Bố khen em học tập chăm chỉ.

c. Bạn Hạnh đang kể lại câu chuyện về Bác Hồ.

d. Chúng em tổ chức một trận thi đấu trong sân bóng của trường.

Câu 4. Tả quả măng cụt.

Đề 14

Câu 1. Tìm từ trái nghĩa:

a. dày

b. trầm

c. đen

d. chơi

e. sáng

g. đêm

h. trên

Câu 2. Chọn từ chỉ nghề nghiệp thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a. Các bác … đang làm việc trên cánh đồng.

b. … Tóc Tiên vừa hát xong bài “Cây đàn sinh viên”

c. … đang giảng cho chúng em về bài toán khó.

d. Đội tuyển Việt Nam với các … mặc trang phục màu đỏ.

Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân dưới đây:

a. Lan không phải là một người bạn tốt.

b. Ngày mai, mẹ em sẽ đi công tác về.

c. Theo quy định của trường, học sinh không được vứt rác bừa bãi ra sân trường.

d. Cây cối trong vườn nghiêng ngả do trận bão hôm qua.

Câu 4. Kể về một trận bóng chuyền mà em đã được xem, trong đó có sử dụng câu Ai làm gì?

Đề 15

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:

- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về người bạn của con.

- Vâng! - Nai Nhỏ đáp - Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên.

Cha Nai Nhỏ hài lòng nói:

- Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo cho con.

Một lần khác, chúng con đang đi dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy như bay.

- Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo.

Nai nhỏ nói tiếp:

- Lần khác nữa, chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác đang đuổi bắt cậu Dê non. Sói sắp tóm được Dê non thì bạn con đã kịp lao tới, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói ngã ngửa.

Nghe tới đây, cha Nai Nhỏ mừng rỡ nói:

- Đó chính là điều tốt nhất. Con trai bé bỏng của ta, con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.

(Bạn của Nai Nhỏ)

1. Khi Nai Nhỏ xin được đi chơi xa cùng bạn, cha của Nai Nhỏ đã yêu cầu điều gì?

A. Nai Nhỏ hãy kể về người bạn của mình.

B. Nai Nhỏ hãy đưa người bạn đến gặp cha.

C. Cả 2 đáp án trên

2. Khi Nai Nhỏ và bạn gặp lão Hổ, bạn của nai nhỏ đã làm gì?

A. Đánh bại lão Hổ.

B. Kéo Nai Nhỏ chạy đi nơi khác.

C. Dụ lão Hổ đi nơi khác để Nai Nhỏ trốn thoát.

3. Khi thấy gã Sói hung ác đang đuổi bắt cậu Dê non, người bạn của Nai Nhỏ đã làm gì?

A. Kéo Nai Nhỏ bỏ chạy.

B. Kéo Nai Nhỏ đến cứu Dê non

C. Lao tới, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói ngã ngửa.

4. Người bạn tốt là người như thế nào?

A. Sẵn lòng giúp người, cứu người.

B. Chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn với bạn.

C. Cùng bạn vui chơi.

Câu 2. Tìm các từ:

a. Chỉ đồ dùng học tập (Ví dụ: hộp bút)

b. Chỉ tính cách của con người (Ví dụ: hiền lành)

Câu 3. Đặt câu với các từ: bạn thân, giúp đỡ, yêu thương.

Câu 4. Tả cảnh mùa đông, trong đó có một câu sử dụng dấu phẩy.

Đề 16

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

“Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.”

(Trích truyện Khỉ và cá sấu)

a. Tìm một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

b. Tìm từ trái nghĩa với từ: cao lớn.

c. Đặt một câu với từ: trái tim, dòng sông.

Câu 2. Cho biết các bộ phận in đậm sau trả lời cho câu hỏi gì?

a. Hồng là một học sinh chăm ngoan và học giỏi.

b. Gần đây, hoa quả trong vườn đều biến mất không rõ nguyên nhân.

c. Vì thời tiết quá nóng, nên đàn vịt con đã nhảy xuống ao hết cả.

d. Em mua một chiếc áo để tặng mẹ nhân dịp sinh nhật.

Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:

Một hôm trong lúc đi chơi () cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi ()

- Bà ơi, bà làm gì thế ()

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo ()

Cậu bé ngạc nhiên ()

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được ()

Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài ()

(Trích Có công mài sắt, có ngày nên kim, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)

Câu 4. Tả một người bạn thân của em, trong đó có sử dụng câu Ai là gì?

Đề 17

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Ông bị đau chânNó sưng nó tấyĐi phải chống gậy

Khập khiễng, khập khàBước lên thềm nhàNhấc chân quá khóThấy ông nhăn nhóViệt chơi ngoài sânLon ton lại gần,Âu yếm, nhanh nhảu:“Ông vịn vai cháu,Cháu đỡ ông lên.”

Ông bước lên thềmTrong lòng sung sướngQuẳng gậy, cúi xuốngQuên cả đớn đauÔm cháu xoa đầu:“Hoan hô thằng bé!Bé thế mà khoẻVì nó thương ông.”

(Trích Thương ông)

a. Người ông trong bài bị làm sao?

b. Cậu bé trong bài đã làm gì để giúp ông?

c. Qua bài thơ, chúng ta thấy được điều gì?

Câu 2. Cho biết các bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi gì?

a. Trong vườn, các loài hoa đang thi nhau khoe sắc.

b. Hằng rất đỏng đảnh.

c. Liên là học sinh giỏi của lớp.

d. Chúng em đang đọc bài.

Câu 3. Đặt câu với các từ: nhút nhát, dữ tợn.

Câu 4. Em hãy viết một đoạn văn tả con lợn.

Đề 18

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Có một khu du lịch ven biển mới mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn: hình như ở bãi tắm có cá sấu.

Một số khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn:

- Ông chủ ơi! Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không, ông?

Chủ khách sạn quả quyết:

- Không! Ở đây làm gì có cá sấu!

- Vì sao vậy?

- Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều cá mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ cá mập.

Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn một giọt máu.

(Cá sấu sợ cá mập)

1. Tin đồn gì đã xuất hiện trong khu du lịch?

A. Ở bãi tắm có cá sấu

B. Ở bãi tắm cá mập

C. Ở bãi tắm có cá voi

2. Ông chủ khách sạn đã trả lời thế nào khi các vị khách hỏi về việc bãi tắm có cá sấu?

A. Ông chủ khách sạn nói rằng ở đây có cá sấu.

B. Ông chủ khách sạn quả quyết bãi biển không có cá sấu.

C. Ông chủ khách sạn từ chối trả lời câu hỏi.

3. Vì sao ông chủ khách sạn quả quyết bãi biển không có cá sấu?

A. Vì những vùng biển sâu có nhiều cá mập.

B. Vì đây là bãi biển, cá sấu không sống ở biển.

C. Vì những vùng biển sâu có nhiều cá mập, mà cá sấu thì sợ cá mập.

4. Theo em, cá sấu hay cá mập nguy hiểm hơn? Vì sao?

Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Ngày xưa, có hai vợ chồng người ... kia quanh năm ..., cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn … . Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ … chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi … .

(Kho báu)

(hai sương một nắng, mặt trời, nông dân, đàng hoàng, làm lụng)

Câu 3. Tìm từ trái nghĩa với:

a. no

b. gần

c. chìm

d. khôn

e. xuôi

g. ngọt

Câu 4. Viết một đoạn văn tả hoa sen.

Đề 19

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.

Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:

- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.

Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.

Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

1. Ai là người đã đến cầu hôn Mị Nương?

A. Sơn Tinh

B. Thủy Tinh

C. Cả 2 đáp án trên

2. Hùng Vương đã yêu cầu những lễ vật gì?

A. một trăm ván cơm nếp, hai trăm nếp bánh chưng

B. voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao

C. Cả 2 đáp án trên

3. Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?

A. Vì Sơn Tinh mang lễ vật đến trước.

B. Vì Sơn Tinh tài giỏi.

C. Vì Sơn Tinh đã đánh bại Thủy Tinh

4. Ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Sơn Tinh rất tài giỏi

B. Mị Nương rất xinh đẹp.

C. Nhân dân ta đã kiên cường chống lũ.

Câu 2. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?

a. Lan chăm chỉ nên bạn học rất giỏi.

b. Em đi học thật sớm vì hôm nay có bài kiểm tra.

c. Mùa hè đã đến nên thời tiết rất nóng.

d. Trời vừa mưa nên rất mát mẻ.

Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:

Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không () Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt ()

- Sao lại không vào () Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ()

Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng () cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng ()

- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu () Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

(Trích Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)

Câu 3. Từ nào khác với các từ còn lại:

a. chăm chỉ, siêng năng, cần cù, lười biếng

b. hoa hồng, hoa lan, quả ổi, hoa huệ

c. bác sĩ, anh trai, giáo viên, nông dân

d. máy tính, ô tô, xe máy, tàu hỏa

Câu 4. Tả em gái yêu quý của em.

Đề 20

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Có cậu học trò nọ vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao, một chiếc thấp. Bước tập tễnh trên đường, cậu lẩm bẩm:

- Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn? Hay là tại đường khấp khểnh?

Vừa tới sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo. Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao, thầy bảo:

- Em đi nhầm giày rồi. Về đổi giày đi cho dễ chịu!

Cậu bé chạy vội về nhà. Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày, ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói:

- Đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao.

(Đổi giày)

a. Tìm các từ trái nghĩa.

b. Câu “Cậu bé chạy vội về nhà” thuộc mẫu câu gì?

Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm dưới đây?

a. Chiếc cầu được xây dựng để mọi người đi lại dễ hơn.

b. Chú sóc nhỏ trốn trong hốc cây.

c. Vừa nãy, trời vẫn còn nắng nóng chói chang.

d. Vì chăm chỉ, nên kết quả học tập của Lan rất tốt.

Câu 3. Đặt câu với các từ sau: trường học, bạn tốt.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn về em và trường em, trong đó có một câu theo mẫu Ai là gì?

Đề 21

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Ở thành phố Tí Hon, nổi tiếng nhất là Mít. Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì.

Tuy thế, dạo này Mít lại ham học hỏi. Một lần, cậu đến thi sĩ Hoa Giấy để học làm thơ. Hoa Giấy hỏi:

- Cậu có biết thế nào là vần thơ không?

- Vần thơ là cái gì?

- Hai từ có phần cuối giống nhau thì gọi là vần, Ví dụ: vịt - thịt, cáo - gáo. Bây giờ cậu hãy tìm một từ vần với bé.

- Phé! - Mít đáp.

- Phé là gì? Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ.

- Mình hiểu rồi. Thật kì diệu! - Mít kêu lên.

Về đến nhà, Mít bắt tay ngay vào việc. Cậu đi đi lại lại, vò đầu bứt tai. Đến tối thì bài thơ hoàn thành.

(Mít làm thơ)

1. Ai là người nổi tiếng nhất ở thành phố Tí Hon?

A. Hoa Giấy

B. Mít

C. Ong vàng

2. Vì sao Mít lại được mọi người bằng cái tên như vậy?

A. Vì cậu có thân hình nhỏ bé.

B. Vì cậu rất nhanh nhẹn.

C. Vì cậu chẳng biết gì.

3. Mít đến tìm Hoa Giấy để làm gì?

A. Để học làm thơ

B. Để học viết chữ

C. Để học làm toán

Câu 2. Các câu sau được viết theo mẫu nào?

a. Tôi là học sinh lớp 2.

b. Em đang làm bài tập Toán.

c. Hoa là người bạn tốt nhất của em.

d. Mẹ của em rất xinh đẹp.

Câu 3. Đặt câu với các từ sau: học sinh, cô giáo.

Câu 4. Tả cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.

Đề 22

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Sông Hương là một ... phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có ... riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một ... có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu ... của da trời, màu ... của lá cây, màu ... của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

(Sông Hương)

(xanh biếc, màu xanh, bức tranh, xanh non, vẻ đẹp, xanh thẳm)

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a. Trên cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

b. Món quà nằm trong chiếc hộp màu đỏ.

c. Những cuốn sách nằm trên bàn là của em.

d. Dưới nước, đàn cá đang tung tăng bơi lượn.

e. Nhà Hòa nằm trên phố Hoa Hồng.

Câu 3. Từ nào khác với các từ còn lại?

a. cặp sách, bút mực, bóng bay, thước kẻ

b. nước ngọt, trà sữa, cà phê, kem ốc quế

c. trái đất, đám mây, sao hỏa, sao mộc

d. chạy nhảy, hiền lành, độc ác, tốt bụng

e. rễ cây, cành cây, con ong, lá cây.

Câu 4. Tả cảnh mùa hè.

Đề 23

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Bé rất thích chó nhưng nhà Bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bác hàng xóm. Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.

Một hôm, mải chạy theo Cún, Bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn Bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của Bé sưng to, vết thương khá nặng nên Bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.

Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho Bé. Nhưng khi các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:

- Con muốn mẹ giúp gì nào?

- Con nhớ Cún, mẹ ạ!

Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang chơi với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê,... Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, Cún muốn chạy nhảy, nô đùa. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc chạy đi chơi được.

Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của Bé đã lành hẳn. Nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành.

(Trích Con chó nhà hàng xóm)

1. Bạn ở nhà của Bé là ai?

A. Một người bạn hàng xóm.

B. Cún Bông, con chó của bác hàng xóm.

C. Mi Sa, con mèo mẹ tặng cho Bé.

2. Khi bé bị thương, Cún đã giúp bé như thế nào?

A. Tìm người tới giúp

B. Băng lại vết thương

C. Đưa Bé đến bác sĩ

3. Cún đã làm cho Bé vui vẻ như thế nào?

A. Ở bên cạnh Bé: khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê...

B. Mua cho bé thật nhiều đồ ăn ngon.

C. Cả 2 đáp án trên

4. Câu chuyện cho thấy điều gì?

A. Tình cảm của con người với vật nuôi trong gia đình.

B. Tình cảm bạn bè chân thành.

C. Tình yêu thương giữa mọi người trong gia đình.

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?

a. Em và Hòa đã đi chơi công viên tối qua.

b. Con ong đang hút mật.

c. Các cầu thủ chơi đá bóng trên sân.

d. Bác thợ xây đang sơn nhà.

Câu 3. Điền dấu câu thích hợp:

a. Hôm qua () mẹ đã đưa em đi mua sách vở.

b. Hùng nói với mẹ () “Con muốn ăn món sườn xào chua ngọt”.

c. Những cuốn sách này đã cũ () Mẹ em đem cất vào trong kho.

d. Ở lớp, tôi có bốn người bạn thân là Hùng () Hòa () Hải và Tuấn Anh.

Câu 4. Viết một đoạn văn tả hoa đào.

Đề 24

Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Bốn ... mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà ... góp chuyện:

- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho ... tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho ... nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công … mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều … .

(Chuyện bốn mùa)

(đáng yêu, cây lá, nàng tiên, vui vẻ, ấp ủ, học sinh)

Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.

a. Chiếc bút đang nằm trên bàn.

b. Ngày mai, em sẽ về quê ngoại.

c. Hoàng Đức là một cậu bé đáng yêu.

d. Trong bể, những con cá đang bơi lượn tung tăng.

Câu 3. Đặt câu với các từ: nóng bức, mát mẻ.

Câu 4. Viết một đoạn văn tả cảnh mùa xuân. Trong đó có một câu sử dụng đấu phẩy.

Đề 25

Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Có một ... lười học nên không biết chữ. Thấy nhiều người khi đọc sách phải đeo kính, cậu tưởng rằng cứ đeo kính thì đọc được sách. Một hôm, cậu vào một cửa hàng để mua kính. Cậu giở một … ra đọc thử. Cậu thử đến năm bảy … khác nhau mà vẫn không đọc được. Bác bán kính thấy thế liền hỏi: “Hay là cháu không biết đọc?”. Cậu bé … : “Nếu cháu mà biết đọc thì cháu còn phải mua kính làm gì?” Bác bán kính phì cười: “Chẳng có thứ kính nào đeo vào mà biết đọc được đâu! Cháu muốn ... thì phải học đi đã.”

(Mua kính)

(đọc sách, cuốn sách, cậu bé, ngạc nhiên, chiếc kính)

Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a. Chiếc cặp sách được đặt gọn gàng trên bàn.

b. Ông mặt trời lặn dần sau ngọn tre.

c. Những ngôi nhà trong làng mọc san sát nhau.

d. Ở Hà Nội, đường phố rất đông đúc.

Câu 3. Tìm các từ trái nghĩa với:

a. yếu

b. lành

c. già

d. bán

e. nghèo

Câu 4. Tả quả dừa. Trong đó một câu có sử dụng dấu phẩy.

Đề 26

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi sau:

Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lý Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ.

Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ già cao gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.

Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào:

- Chú gác ở đây à?

Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói:

- Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!

Ông cụ vui vẻ bảo:

- Bác đây mà.

- Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà!

Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt:

- Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác?

Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo:

- Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.

(Bảo vệ như thế là rất tốt)

1. Anh Nha được giao nhiệm vụ gì?

A. Bảo vệ Bác trên đường hành quân.

B. Đứng gác trước nhà Bác, để bảo vệ Bác.

C. Canh gác đơn vị ở chiến khu

2. Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác?

A. Anh không biết đó là Bác Hồ.

B. Ai muốn vào nơi ở của Bác thì phải có giấy tờ.

C. Cả 2 đáp án trên

3. Bác Hồ đã khen anh Nha như thế nào?

A. Bác khen anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ như vậy là rất tốt.

B. Bác Hồ khen anh Nha đã làm đúng trách nhiệm của mình.

C. Bác Hồ khen anh Nha là người trung thực, thật thà.

4. Câu chuyện đã cho thấy Bác Hồ là người như thế nào?

A. Lòng nhân hậu của Bác Hồ

B. Bác Hồ rất tôn trọng nội quy

C. Cả 2 đáp án trên

Câu 2. Cho biết bộ phận in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ông ngoại của em rất hiền từ.

b. Chủ nhật tuần tới, trận đấu của lớp 5A và 5B sẽ diễn ra.

c. Em sẽ đi học bơi ở Cung văn hóa của huyện.

d. Trang vẽ bức tranh này để tặng bà ngoại.

e. Mẹ em đang nấu cơm trong bếp.

Câu 3. Điền dấu chấm hay dấu phẩy?

Bin rất ham vẽ () Trên nền nhà, ngoài sân gạch () chỗ nào cũng có những bức vẽ của em, bức thì vẽ bằng phấn () bức lại vẽ bằng than () Thấy thế, mẹ mua cho em một quyển vở vẽ () một hộp bút chì màu và bảo:

- Con vẽ con ngựa của nhà mình cho mẹ xem!

(Thêm sừng cho ngựa)

Câu 4. Kể về anh trai của em. Trong đó có một câu có thành phần trả lời cho câu hỏi Khi nào?

Đề 27

Câu 1. Đọc và trả lời câu hỏi:

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vây, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

(Câu chuyện bó đũa)

1. Câu chuyện có mấy nhân vật?

A. 4

B. 5

C. 6

2. Người cha đã bẻ bó đũa bằng cách nào?

A. Bẻ cả bó đũa

B. Cởi bó đũa ra và bẻ từng chiếc

C. Cả 2 đáp án trên

3. Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?

A. Các con phải yêu thương, đoàn kết

B. Các con phải trung thực

C. Các con phải biết chia sẻ

Câu 2. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai thế nào?

a. Bố em rất nghiêm khắc.

b. Nhà cửa không được sạch sẽ.

c. Chiếc máy tính này đã cũ.

d. Mặt trăng tròn như cái đĩa.

Câu 3. Đặt câu với các từ: oi bức, lạnh giá.

Câu 4. Tả cảnh biển vào buổi sáng.

Đề 28

Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đặc biệt, gấu trắng rất … . Có lần, một ... rời tàu đi dạo. Trên đường trở về, thấy một con ... đang xông tới, anh khiếp đảm bỏ chạy. Gấu đuổi theo. Sực nhớ là ... này có tính tò mò, anh ném lại cái mũ. Thấy mũ, gấu dừng lại, đánh hơi, lấy chân lật qua lật lại ... . Xong, nó lại đuổi. Anh thủy thủ vứt tiếp găng tay, khăn, áo choàng... Mỗi lần như vậy, gấu đều dừng lại, tò mò xem xét. Nhưng vì nó chạy rất nhanh nên suýt nữa thì tóm được anh. May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, vừa sợ vừa rét run ....

(Gấu trắng là chúa tò mò)

(con vật, chiếc mũ, cầm cập, gấu trắng, tò mò, thủy thủ)

Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.

a. Mẹ mua mua cá để kho với dưa.

b. Để làm bài kiểm tra tốt, em phải học chăm chỉ.

c. Hoa và em đã đọc bài để chuẩn bị cho tiết học ngày mai.

d. Em lấy nước để tưới cây.

Câu 3. Đặt câu với các từ: trung thức, tốt bụng.

Câu 4. Tả ngắn về Bác Hồ.

Đề 29

Câu 1. Các bộ phận được gạch chân dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?

a. Chị gái của em rất xinh đẹp.

b. Hôm qua, em được đi chơi ở vườn bách thú.

c. Bác Hùng mua bánh để tặng cho em.

d. Vì trời mưa, nên em không thể đi chơi.

Câu 2. Kể tên các đồ dùng được sử dụng gia đình.

Câu 3. Đặt câu với các từ: chăm chỉ, học tập.

Câu 4. Tả một đồ dùng trong gia đình của em.

Đề 30

Câu 1. Kể tên các nghề nghiệp.

Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm dưới đây:

a. Mùa thu, những chiếc lá đã ngả sang màu vàng.

b. Em là một học sinh chăm chỉ.

c. Bố em là một bác sĩ.

d. Chị Phương mua ổi để mang đến lớp.

Câu 3. Viết tiếp những câu thơ còn thiếu trong đoạn thơ sau:

Những đêm hèKhi ve veĐã ngủTôi lắng ngheTrên đường Trần Phú………Tiếng chổi treĐêm hèQuét rác…

Những đêm đôngKhi cơn dôngVừa tắtTôi đứng trôngTrên đường lặng ngắtChị lao công….….

Chị lao côngĐêm đôngQuét rác…

(Tiếng chổi tre)

Câu 4. Tả một đồ dùng học tập của em.

Đề 31

Câu 1. Cho văn bản sau:

“Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất.”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở trong sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.”

(Tôi là học sinh lớp 2)

1. Sự kiện gì đã diễn ra trong bài?

A. Ngày khai trường đã đến.

B. Hôm nay là ngày đầu tiên nhân vật tôi đi học.

C. Gia đình của nhân vật tôi sẽ đi du lịch.

2. Vì sao, nhân vật tôi vùng dậy ngay sau khi được mẹ đánh thức?

A. Tôi muốn đi chạy bộ cùng bố.

B. Tôi phải đến trường trực nhật.

C. Tôi muốn đến lớp sớm nhất.

3. Trước các em học sinh lớp 1, tôi cảm thấy như thế nào?

A. Tôi cảm thấy mình lớn bổng lên.

B. Tôi cảm thấy xấu hổ.

C. Tôi cảm thấy tự hào.

Câu 2. Đặt câu với các từ: cảm ơn, xin lỗi.

Câu 3. Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm trong câu sau:

a. Bức tranh của Hồng Hoa đã đạt giải nhất.

b. Mẹ đang nấu ăn trong bếp.

c. Cô Thảo là một bác sĩ nha khoa.

d. Mùa thu, con đường trở nên tuyệt đẹp.

Câu 4. Viết về tiết học Đạo đức của em.

Đề 32

Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đày An Tiêm ra đảo hoang.

Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo.

Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo.

Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.

Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay.

(Mai An Tiêm)

1. Vì hiểu lầm lời nói của Mai An Tiêm, Vua Hùng đã làm gì?

2. Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm đã làm gì để sinh sống?

3. Loại quả mà Mai An Tiên trồng được có đặc điểm gì?

Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:

Nhà tôi ở Hà Nội (...) cách Hồ Gươm không xa. Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm (...) dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê(...) Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Có buổi, người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước (...) Rùa như lắng nghe tiếng chuông đồng hồ trên tầng cao nhà bưu điện, buông từng tiếng ngân nga trong gió. Tôi thầm nghĩ: không biết có phải rùa đã từng ngậm thanh kiếm của vua Lê thắng giặc đó không?

Câu 3. Đặt câu với các từ: cổ kính, bưu điện.

Câu 4. Tả loài chim sơn ca.

Ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn tiếng Việt được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bộ đề cương ôn tập hè từ lớp 2 lên lớp 3 môn tiếng Việt sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh, củng cố kiến thức cũng như nắm vững kiến thức, chuẩn bị tốt cho các lớp tiếp theo của mình. Ngoài việc tham khảo bộ đề ôn hè lớp 2 lên lớp 3 quý thầy cô cũng như các em học sinh có thể tham khảo thêm các môn học khác có tại tài liệu lớp 2, tài liệu lớp 3 này nhé.

Từ khóa » Bài Tập ôn Hè Lớp 2 Lên 3 Tiếng Anh