4 Bước Xoa Bóp Tim Ngoài Lồng Ngực Ai Cũng Phải Biết - HDCARE

Ngưng tim là một trong những biểu hiện của đột quỵ. Nếu nạn nhân là người thân, bạn bè của bạn, hay thậm chí là một người xa lạ, thì ngay lúc đó, bạn làm gì? Bạn có đủ am hiêu hay bình tĩnh để xử lý tình huống? Chỉ với 5 phút, bạn đã có thể trang bị cho bản thân một kỹ năng cứu người mà ai cũng cần phải biết: xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Khi nào thì thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực?

Ngừng tim nghĩa là khi bạn áp tai vào lồng ngực nạn nhân, thì không nghe tim đập, và sợ mạch không thấy mạch đập. Việc cần làm lúc này là gọi ngay xe cấp cứu HD CARE 0909.450.500, và trong khi chờ xe đến thì thực hiện sơ cứu tại chỗ: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Kiểm tra tình trạng nạn nhân

Tại sao phải thực hiện sơ cứu tại chỗ?

Bạn đã biết các con số sau đây chưa:

  • 4 phút, tim ngừng đập
  •  Từ 4 đến 6 phút, não tổn thương
  •  Từ 6 – 10 phút, não tổn thương nặng
  •  Sau 10p, não hoàn toàn tử vong
  • Tỷ lệ tử vong là 50% chính là khoảng thời gian khoảng 3 phút sau khi ngừng tim

Nước xa không thể cứu lửa gần. Việc sơ cứu nạn nhân trong 3 phút vàng đó thật sự rât quan trọng. Chỉ với 3 phút, nhưng nó quyết đinh sự sống chết của một con người.

4 bước xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng nạn nhân.

Bước 2: Nới rộng quần áo, dây thắt lưng. Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng. Người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân.

Bước 3: Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái.

Vị trí đặt tay trên lồng ngực khi xoa bóp tim

Bước 4: Tiến hành ép ngực. Từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, rồi nới lỏng tay ra. Vừa ép vừa đếm thật to, để có thể điều chỉnh độ nhanh chậm thích hợp.

  • Đối với người lớn, trẻ em trên 1 tuổi: 100 lần/ phút.
  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: hơn 100 lần/phút
  • Đối với trẻ sơ sinh: 120 lần/phút

Như vậy, đối với người càng nhỏ tuổi, thì số lần ép tim trong mỗi phút càng nhiều. Điều đó có nghĩa là tốc độ ép tim cho trẻ dưới 1 tuổi càng nhanh hơn người lớn

Lưu ý:

Nếu nạn nhân vừa ngừng tim vừa ngưng thở, phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt.

  • Đối với người bình thường: 15 lần ép tim, thổi ngạt 2 lần
  • Đối với trẻ sơ sinh: 3 lần ép tim, thổi ngạt 1 lần.

Người tiến hành ép tim phải giữ được bình tĩnh để thực hiện các quy trình đúng cách.

Trong trường hợp bạn bối rối, không biết xử lý thế nào, bạn có thể điện ngay cho HD CARE: 0909.450.500, để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất có thể.

Sau khi bệnh nhân tự thở được, cần đưa ngay đến Cơ sở Y Tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

HD CARE

Email: ctyhdcare@gmail.com

Tel No: 0909.450.500

Add: 700 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, TP. HCM.

Từ khóa » Xoa Bóp Tim