4 Cách Dán Lại Ly Thủy Tinh Bị Vỡ - Bao Bì Xanh

Trong quá trình sử dụng, đôi lúc chúng ta làm vỡ ly, chẳng hạn như trượt tay làm rơi hay đựng ly bằng nước nóng. Đừng vội vứt bỏ những chiếc ly yêu thích, bởi vẫn còn rất nhiều cách dán ly thủy tinh bị vỡ siêu đơn giản mà trông như mới. Cùng xem ngay nhé!

1. Nguyên nhân khiến ly thủy tinh dễ bị nứt khi đựng nước nóng

Các loại ly làm từ thủy tinh được đánh giá cao về tính an toàn và độ bền cao. Đặc biệt, với khả năng chịu nhiệt cao lên tới 400 độ C nên ly thủy tinh có thể đựng được mọi thức uống dù lạnh hay nóng.

Mặc dù vậy, ly thủy tinh vẫn có một nhược điểm là rất dễ bị nứt vỡ khi sử dụng, nhất là khi dùng đựng nước nóng. Nguyên nhân khiến ly nước nóng dễ vỡ là do bị sốc nhiệt.

Hiểu một cách đơn giản, khi rót nước nóng vào ly, lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài ly chưa kịp dãn nở đồng đều, khi nhiệt độ vượt quá giới hạn cho phép của nó thì gây ra sức ép, dẫn đến hiện tượng nứt và vỡ vụn.

Ly thủy tinh vỡ do sốc nhiệt

Ly thủy tinh bị nứt vỡ do sốc nhiệt

Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến ly thủy tinh dễ bị nứt khi đựng trà nóng, cà phê nóng hoặc nước sôi. Có thể kể đến như sau:

+ Quy trình sản xuất ly thủy tinh không đạt tiêu chuẩn: Ly thủy tinh thường được đưa vào lò ủ để đảm bảo tính chất nhiệt lý đồng nhất trước khi đưa ra thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhiều nhà sản xuất bỏ qua khâu này khiến sản phẩm không có sự đồng nhất, dễ bị nứt vỡ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

+ Do mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng: Các sản phẩm không có khả năng chịu nhiệt nhưng lại được dãn nhãn mác chịu nhiệt hoặc hàng nhái kém chất lượng nhưng có nhãn của các thương hiệu nổi tiếng. Nếu mua phải những ly thủy tinh dỏm này, rất dễ bị bể vỡ trong quá trình sử dụng.

+ Do dùng không đúng cách: Ly thủy tinh có nhiều loại khác nhau và tùy thuộc vào mỗi sản phẩm mà khả năng chịu nhiệt cũng như cách sử dụng cũng khác nhau. Vậy nên, nếu bạn dùng sản phẩm sai cách thì có thể khiến ly bị hư hỏng, nứt vỡ và phải vứt bỏ chúng, gây lãng phí.

2. 4 mẹo dán lại ly thủy tinh bị vỡ siêu nhanh & đơn giản

Ly thủy tinh không chất độc hại, an toàn cho sức khỏe mà vẫn mang lại nét đẹp cao cấp và sang trọng cho không gian ngôi nhà, phòng làm việc của bạn. Thế nhưng, trong quá trình sử dụng, ly thủy tinh lại rất dễ vỡ do bị va đập, sốc nhiệt…

Trong trường hợp ly bị vỡ nhưng vẫn có thể khắc phục được, bạn đừng vội vứt bỏ chúng. Thay vì đó có thể tận dụng các mẹo nhỏ sau để hàn gắn và tái sử dụng lại ly thủy tinh bị bể.

2.1 Dùng keo dán chuyên dụng

Đây là cách dán ly thủy tinh bị vỡ mà nhiều người sử dụng nhất. Tùy vào từng mức độ bể vỡ hoặc mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn dòng keo phù hợp. Vậy nên chọn loại keo dán nào thích hợp nhất?

Keo dán ly cốc thủy tinh

Keo dán ly cốc thủy tinh

Khi nhắc đến các loại keo dán thông dụng thì chắc hẳn 502 là cái tên mà nhiều bạn nghĩ tới nhất. Đây là dòng keo chuyên dụng để dán đồ gỗ, tre, vải, kính… với ưu điểm nhanh khô và độ bám dính tốt.

Vậy với ly thủy tinh bị bể, keo 502 có dán được không? Thực tế, dù keo 502 được xem là loại keo thông dụng để dán đồ nhưng với ly thủy tinh bị bể thì hầu như nó không có tác dụng. Thay vào đó, bạn cần tới một dòng keo chuyên dụng khác.

Hiện nay, bạn có thể tìm thấy nhiều dòng keo chuyên dụng để dán đồ thủy tinh bị bể vỡ, chẳng hạn như nhựa acrylic, keo Silicone, keo UV (keo tàng hình), keo Epoxy, Glass Glue…

Theo đó, các loại keo này đều có chứa chất gốc epoxy vô cùng linh hoạt. Khi dán các mảnh thủy tinh sẽ phản ứng với các phân tử trên bề mặt cần dán và hình thành các liên kết rất tốt. Công đoạn dán ly bị vỡ bằng keo diễn ra theo 4 bước sau:

Bước 1: Rửa sạch các mảnh vỡ thủy tinh bằng xà phòng và nước. Sau đó lau khô các mảnh vỡ. Mục đích chính là làm sạch bụi bẩn, giúp tăng độ bám dính cho keo và đảm bảo vệ sinh cho chiếc ly.

dán thủy tinh

Bước 2: Bôi keo dọc các mảnh vỡ, sau đó dùng tay gắn các mảnh vỡ lại với nhau và giữ chặt trong khoảng 60 giây. Lưu ý, đây là khâu cực kì quan trọng quyết định đến hiệu quả dán, vậy nên bạn phải tiến hành một cách cẩn thận và tỉ mỉ.

Bước 3: Phơi khô vật dụng vừa dán ngoài ánh nắng mặt trời hoặc bằng đèn UV để làm cứng keo, tăng độ kết dính. Đối với những mảnh vỡ lớn, bạn có thể dùng nẹp để cố định trong thời gian đợi keo dán khô.

Bước 4: Cạo lớp keo dư thừa (nếu có). Trong quá trình dán có thể keo ở vết nứt sẽ chảy ra ngoài và dư, tạo thành một vết keo khô gây mất thẩm mỹ. Do đó, bạn nên dùng lưỡi dao cạo nhẹ các vết keo khô dư thừa để giúp sản phẩm đẹp mắt hơn.

2.2 Dùng lòng trắng trứng gà dán ly thủy tinh

Ngoài cách dùng keo chuyên dụng, bạn cũng có thể sử dụng tới các nguyên liệu đơn giản, có tại nhà để dán ly thủy tinh bị vỡ. Một trong số đó chính là sử dụng tới lòng trắng trứng gà, một nguyên liệu rất dễ tìm.

Cụ thể, lòng trắng trứng gà có khả năng kết dính các miếng thủy tinh lại với nhau. Từ đó, giúp chiếc ly bị vỡ trở lại bình thường và bạn có thể tiếp tục sử dụng chúng. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trứng gà, tiến hành tách và lấy phần lòng trắng của trứng.

Bước 2: Lấy tăm bông nhúng vào lòng trắng trứng gà rồi quét lên viền các mảnh vỡ. Sau đó ghép chặt các mảnh này lại với nhau. Rồi đợi khô rồi quết tiếp lên nhiều lớp trong khoảng thời gian 30 – 40 phút.

Dán ly bị bể bằng lòng trắng trứng gà

Dán ly bị bể bằng lòng trắng trứng gà

Bước 3: Để cố định trong 30 phút đến 1 tiếng tới khi lòng trắng trứng khô. Dùng khăn mềm thấm nước và lau nhẹ lên vết kết dính để làm sạch ly. Cuối cùng, bạn đã có thể sử dụng lại chiếc ly thủy tinh rồi.

2.3 Dùng tỏi

Có vẻ khá lạ và bất ngờ nhưng tỏi có thể giúp dán lại những mảnh vỡ thủy tinh bị vỡ một cách hiệu quả đấy. Tỏi được xem như là một chất kết dính tự nhiên. Bởi vì nó chứa hợp chất sucrose khác nhau được gọi là fructans ở nồng độ cao.

Do đó, bạn có thể lấy tỏi để hàn gắn lại các mảnh vỡ thủy tinh. Bằng cách ép tỏi ra thành nước, sau đó bôi nước này vào các mảnh vỡ và cố định chúng lại với nhau. Cuối cùng để khô trong khoảng 1 ngày trước khi sử dụng như ban đầu.

dùng tỏi dán thủy tinh

2.4 Dùng vân hương và nhựa cây màu trắng

Nói đến vân hương và nhựa cây màu trắng đều là những nguyên liệu khá lạ với nhiều người. Thực chất đây là 2 nguyên liệu thuốc trong Đông y, bạn có thể tìm mua tại các cửa hiệu thuốc.

Cách dán bằng vân hương như sau: Dùng hỗn hợp 2 loại thuốc này hào chung với cồn. Sau đó quét lên các mảnh vỡ và dán chặt lại với nhau. Thao tác tương tự như khi dán các mảnh vỡ bằng trứng gà hay tỏi.

3. Lưu ý cần biết khi thực hiện dán ly thủy tinh

– Những cách dán lại ly thủy tinh bị vỡ nêu trên chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm bị nứt vỡ nhẹ. Khi ly bị bể vỡ nghiêm trọng với nhiều mảnh vụn li ti, bạn cần xử lí đúng cách để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

đeo găng tay khi dán ly

Đeo găng tay khi dán ly thủy tinh

– Để đảm bảo an toàn cho chính mình trong quá trình hàn gắn ly bị vỡ, bạn nên sử dụng tới các đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang y tế, mắt kính… Nhất là trong trường hợp dán sản phẩm bằng các loại keo chuyên dụng.

4. Hướng dẫn dùng ly thủy tinh bền, tránh bể vỡ

Việc dán đồ thủy tinh có thể giúp bạn tái sử dụng lại những vật dụng tưởng chừng như phải vứt bỏ. Thế nhưng thực tế thì thời gian tái sử dụng lại chúng là không cao.

Chính vì vậy, để tăng tuổi thọ cũng như hạn chế ly cốc thủy tinh bị nứt vỡ, cách tốt nhất là bạn phải sử dụng và bảo quản đúng cách, cụ thể hãy luôn nhớ các điều sau:

– Không dùng ly đựng đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây sốc nhiệt khiến chúng bị vỡ. Để khắc phục, bạn có thể luộc ly thủy tinh trước khi sử dụng. Điều này giúp ly quen với sự thay đổi nhiệt độ, tránh bị bể vỡ đột ngột.

– Sử dụng ly nhẹ nhàng, tránh làm rơi rớt hay va đập mạnh. Đặc biệt, không xếp chồng ly lên nhau khi bảo quản, nếu xếp chồng nhất định phải lót các miếng xốp giữa các sản phẩm.

– Bên cạnh đó, bạn nên chọn mua những sản phẩm làm từ thủy tinh có khả năng chịu nhiệt và độ bền cao. Đồng thời nên lựa chọn ly thủy tinh của các thương hiệu uy tín, tuyệt đối không tìm mua các mặt hàng nhái, không có nguồn gốc.

– Cuối cùng, nên đặt các sản phẩm thủy tinh tại nơi an toàn, cao ráo, nhất là với gia đình có trẻ con. Tránh trường hợp trẻ chơi đùa khiến ly bị rơi và vỡ gây nguy hiểm nếu vô tình dẫm phải.

Bên cạnh đó, có 5 cách thường được các bà mẹ nội trợ rỉ tai nhau về việc làm sao để tăng tuổi thọ của những chiếc ly thủy tinh. Quan trọng là tránh khiến ly bị vỡ khi đựng nước nóng. Hãy đọc tiếp bạn nhé!

4.1 Luộc ly thủy tinh

luộc ly

Đối với các loại ly thủy tinh mới mua về, bạn nên luộc qua để tăng độ bền và tuổi thọ cho chúng. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần xếp cốc thủy tinh mới vào trong nồi, đổ nước ngập cốc và tiến hành đun sôi trong 30 phút, đợi nước nguội thì vớt cốc ra.

Việc luộc ly thủy tinh này sẽ giúp ly quen dần với sự tăng nhiệt độ, nhờ vậy chúng sẽ dãn nở đồng đều khi gặp nhiệt. Từ đó có thể khắc phục hiện tượng nứt vỡ khi rót nước sôi để sử dụng.

Tuy nhiên, trong cách luộc cốc thủy tinh, bạn cũng cần ghi nhớ các lưu ý sau để mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh gây tổn hại tới ly thủy tinh:

- Không nên cho ly thủy tinh vào nước đang sôi để luộc tức thì. Vì ly thủy tinh chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ cao đột ngột, nếu làm như vậy sẽ khiến ly thủy tinh bị vỡ ngay do sốc nhiệt.

- Trước khi luộc ly, hãy cho vào nồi một chút muối. Cách luộc cốc thủy tinh này có thể giúp ly thủy tinh thích nghi nhanh với nhiệt độ cao.

luộc ly thuỷ tinh với muối

Nên cho muối vào trước khi luộc

- Nên đổ nước ngập ly thủy tinh để bề mặt ly được tiếp xúc với nhiệt toàn bộ, từ đó giãn nở đồng đều, không bị nứt khi dùng đựng thức uống nóng.

- Với cách luộc ly thủy tinh, bạn nên vớt để nguội tự nhiên rồi mới rửa lại bằng nước sạch. Lúc này ly thủy tinh chịu nhiệt tốt hơn. Tuyệt đối không lấy ly thủy tinh vừa luộc bỏ ngay vào nước lạnh vì ly có thể nứt vỡ do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh.

4.2 Dùng thìa inox/ nhôm không làm thủy tinh vỡ khi đựng nước nóng

ùng thìa inox/ nhôm 

Hiện nay nhiều loại ly cốc thủy tinh có thiết kế với độ dày mỏng khác nhau ở phần đáy và thân ly. Do đó, khi rót nước nóng sự dãn nở sẽ xảy ra không đồng nhất nên chúng rất dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.

Để tránh được tình trạng này, một mẹo nhỏ cho bạn chính là hãy tận dụng đến chiếc thìa kim loại như inox hoặc nhôm có tại gia đình. Chỉ bằng cách bỏ chiếc thìa vào trong ly đựng nước nóng là có thể hạn chế nguy cơ nứt vỡ rồi đấy.

Theo các chuyên gia, những chiếc thìa kim loại hay inox, nhôm có tác dụng làm giảm nhiệt độ của nước sôi. Cụ thể hơn, khi rót nước vào ly, thìa inox sẽ bắn ra lớp nước nhỏ làm giảm nhiệt độ và tạo đủ thời gian để thủy tinh dãn nở, giúp ly thủy tinh không vỡ.

4.3 Tráng ly bằng nước ấm

tráng ly bằng nước ấm

Tráng bằng nước ấm để ly thủy tinh không vỡ

Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để luộc ly thủy tinh, một mẹo nhỏ dành cho bạn chính là dùng nước ấm tráng ly trước khi đựng nước sôi. Mục đích là để nâng dần nhiệt độ ly lên, tránh hiện tượng sốc nhiệt.

4.4 Dùng khăn ướt

dùng khăn ướt cho ly thủy tinh

Bạn có thể dùng khăn vải mềm thấm nước, sau đó đặt dưới đáy ly thủy tinh trước khi rót nước nóng vào. Mẹo nhỏ này đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng làm giảm nhiệt, giúp ly thủy tinh chịu nhiệt tốt hơn, dãn nở đồng đều tránh bị nứt vỡ trong quá trình rót nước sôi.

4.5 Rót nước nóng đúng cách

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải rót nước nóng vào ly thủy tinh đúng cách. Cụ thể, trước hết bạn nên đổ hết nước lạnh trong cốc ra, sau đó mới rót nước nóng vào. Lưu ý cần rót từ từ và nhẹ nhàng, tránh

Ngoài ra, nhớ là không nên rót nước sôi quá tràn lên trên thành ly. Bởi vì phần thành ly thường mỏng hơn phần đáy rất nhiều, nếu áp lực nhiệt quá lớn sẽ rất dễ gây vỡ ly.

Hẳn là những chia sẻ về cách dán ly thủy tinh bị vỡ trên đây đã giúp các bạn bỏ túi cho mình được các mẹo hay. Từ đó có thể áp dụng cho chính các sản phẩm bị bể vỡ trong gia đình mình, hạn chế gây lãng phí. Chúc các bạn thành công!

>>>Xem thêm: 5 thương hiệu ly thủy tinh chất lượng có độ bền cao

Từ khóa » Thủy Tinh Có Vỡ Không