Bị Vỡ Thủy Tinh Thể: Nên Làm Gì? Tư Vấn Từ Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
1. Vỡ thủy tinh thể do đâu?
Bị vỡ thủy tinh thể là tai nạn mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải trong quá trình lao động, sinh hoạt hàng ngày. Có thể bị gặp nạn bất ngờ do mảnh kim loại, hạt thóc, đá dăm, mảnh gỗ... vô tình bắn vào mắt xuyên thủng nhãn cầu gây vỡ thủy tinh thể.
Ngoài ra, các đồ vật sắc nhọn, phổ biến trong sinh hoạt ngày thường như: Bút, đồ chơi có góc cạnh sắc nhọn, kéo, đũa, que tính... cũng có thể gây tai nạn về mắt bất kỳ lúc nào nếu ta bất cẩn. Đặc biệt ở trẻ nhỏ chưa ý thức được về sự nguy hiểm có nguy cơ cao gặp phải.
2. Bị vỡ thủy tinh thể nên làm gì?
Vỡ thủy tinh thể là một chấn thương nặng, xử lý cần đòi hỏi chuyên môn cao. Vì vậy khi gặp phải tình trạng này bạn không thể tự xử lý y tế tại nhà, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, khám mắt và xử lý kịp thời.
Các chuyên gia nhãn khoa đầu ngành cho biết,khi gặp chấn thương vỡ thủy tinh thể, sẽ xử lý theo quy trình như sau:
Bước 1: Bệnh nhân được cấp cứu xử trí ban đầu
Bác sĩ sẽ thăm khám mắt và xác định tình trạng thương tổn ban đầu bằng việc xác định được đường vào của dị vật
Kiểm tra mắt cẩn thận, xem xét đường vào, vị trí của dị vật để biết nó đã tổn thương những phần nào của mắt. Dị vật đi xuyên qua giác mạc hay xuyên qua củng mạc? Hoặc có thể xuyên qua cả hai.
Bệnh nhân bị vỡ thủy tinh thể: Thị lực gần như bị mất hoàn toàn, phản ứng tiếp theo là viêm, sưng tấy do thể thủy tinh bị vỡ làm các chất chảy ra, kích hoạt phản ứng viêm màng bồ đào ở mắt.
Bước 2: Phẫu thuật lấy dị vật
Với chấn thương vỡ thủy tinh thể, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao mới xử lý được. Thường bác sĩ phẫu thuật phải xử trí thành nhiều đợt. Cụ thể:
- Khâu đầu tiên là phục hồi giác mạc.
- Khi ổn định mới mổ lấy thủy tinh thể bị vỡ ra và tìm, lấy dị vật ra ngoài.
Bước 3: Hậu phẫu thuật
Quá trình này cũng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao, sát sao theo dõi bệnh nhân vì có thể xảy ra một vài biến chứng nguy hiểm khác.
Với các vật làm vỡ thủy tinh thể như cành cây, vỏ cây... thường có nấm ký sinh trên đó. Bác sĩ ngoài xử lý vấn đề vi khuẩn xâm nhập vào mắt gây ra viêm nhiễm ở mắt còn phải đề phòng cả trường hợp mắt bị nhiễm nấm. Trong quá trình hồi phục bệnh nhân bị nhiễm nấm sẽ phải dùng thêm thuốc kháng nấm.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng sau phẫu thuật cần phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm. Với trường hợp bệnh nhân vừa nhiễm trùng lại nhiễm nấm, dùng chống viêm corticoid sẽ kích thích nấm phát triển mạnh, gây ra bùng phát nấm. Với vấn đề này đòi hỏi sự xử trí khéo léo của bác sĩ.
3. Vỡ thủy tinh thể có nguy hiểm không?
Chấn thương ở mắt như vỡ thủy tinh thể là nguyên nhân thứ 3 có thể gây ra mù lòa vĩnh viễn chỉ sau đục thủy tinh thể và glocom. Thương tổn này thường là loại cấp cứu phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, thái độ xử trí đúng đắn, và quan trọng là kịp thời mới có thể giảm thiểu được phần nào những hậu quả nặng nề do vỡ thủy tinh thể gây ra.
Một khi xảy ra các chấn thương ở mắt, lại là chấn thương nặng như vỡ thủy tinh thể, các biện pháp cấp cứu, khắc phục sau đó chỉ giúp bảo tồn mắt. Giúp cải thiện, hồi phục phần nào thị lực cho mắt sau chấn thương. Xác định sẵn là thị lực sẽ không thể hồi phục được như cũ.
Sau phẫu thuật vỡ thủy tinh thể, có thể để lại sẹo trên giác mạc của bệnh nhân.
4. Lời khuyên từ chuyên gia
Sau phẫu thuật vỡ thủy tinh thể, bệnh nhân cần phải đi kiểm tra mắt định kỳ, thường xuyên để theo dõi tình trạng mắt. Đề phòng những biến chứng có thể xảy ra như: Đục thủy tinh thể, lệch thủy tinh thể...
Để đề phòng các chấn thương về mắt có thể xảy ra bất cứ lúc nào, mọi người nên chú ý bảo vệ mắt trong các hoạt động lao động, sinh hoạt hàng ngày như:
- Đeo kính bảo hộ: Trong các công việc đặc thù như cơ khí, làm mộc, lâm nghiệp... cần trang bị bảo hộ lao động, đeo kính bảo hộ đầy đủ để tránh dị vật bất ngờ bắn vào mắt.
- Chú ý, quản lý tốt trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ chưa tự ý thức được nguy hiểm xảy ra nên người lớn phải hết sức để ý, không để trẻ chơi các món đồ sắc nhọn, không vừa cầm đồ chơi, vừa chạy sẽ rất nguy hiểm, có thể gây sát thương.
Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết các thắc mắc liên quan đến chấn thương vỡ thủy tinh thể. Hi vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, cần thiết. Hãy để lại bình luận phía dưới nếu bạn còn vấn đề cần được tư vấn, hỗ trợ nhé!
Từ khóa » Thủy Tinh Có Vỡ Không
-
(Tuyệt Chiêu) Ly Thuỷ Tinh Không Bị Vỡ Khi đựng Nước Nóng
-
Mẹo Giúp Ly Thuỷ Tinh Không Bị Nứt, Vỡ Khi đựng Nước Nóng
-
Vì Sao đồ Thủy Tinh Hay Vỡ đột Ngột?
-
Cách Xử Lí Khi Ly Thủy Tinh Bị Vỡ Từ A – Z Bạn Cần Biết
-
4 Cách Dán Lại Ly Thủy Tinh Bị Vỡ - Bao Bì Xanh
-
Những Cách Giúp Ly Thuỷ Tinh Không Nứt, Vỡ Khi đựng Nước Sôi
-
Thủy Tinh đập Không Vỡ
-
Thủy Tinh Siêu Bền Rơi Không Vỡ - VnExpress
-
Làm Thế Nào để Cốc Thủy Tinh Không Vỡ Khi Rót Nước Sôi?
-
Mẹo Giúp Ly Thủy Tinh Không Bị Nứt, Vỡ Khi đựng Nước Nóng
-
Bạn đã Nghe đến Chuyện "luộc" Tô Thủy Tinh Khi Mới Mua Về Chưa?
-
Vì Sao Thuỷ Tinh "thép" đột Nhiên Bị Vỡ? - Hóa Học - Hỏi đáp & Tư Vấn
-
Thủy Tinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mẹo Sử Dụng Đồ Dùng Bằng Thủy Tinh Bền Và Đẹp Bạn Nên Biết