4 Cách Để Vượt Qua Sự Rụt Rè - Tâm Lý Học Ứng Dụng
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết mọi người đều cảm thấy rụt rè tại một thời điểm nào đó, nhưng đối với vài người, sự rụt rè có thể làm người đó uể oải đến mức không muốn tham gia vào các tình huống xã hội vốn quan trọng đối với mục tiêu cá nhân hoặc chuyên môn. Những người nhút nhát muốn gần gũi với người khác nhưng lại sợ bị từ chối hoặc hắt hủi, vì vậy nên họ né tránh cả những hoạt động xã hội mà họ muốn tham gia.
Họ thường xuyên cảm giác cô đơn và bị cô lập – những cảm xúc làm tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề như trầm cảm hoặc lo lắng. Thỉnh thoảng họ sẽ cố gắng vượt qua sự rụt rè của mình bằng cách tự chữa trị với chất có cồn hoặc thuốc – các nhân tố làm tăng nguy cơ rối loạn sử dụng thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xấu hổ được duy trì qua một vòng luẩn quẩn khi con người tiếp cận với những tình huống xã hội, cảm nhận được nỗi sợ hãi tột độ của sự đánh giá tiêu cực, và sau đó né tránh những tình huống mang lại sự khuây khỏa ban đầu nhưng lại thường dẫn đến cảm giác xấu hổ và tự đổ lỗi. Để đối phó với những cảm giác này, cảm xúc tiêu cực của chúng ta biến thành sự giận dữ và đổ lỗi cho người khác, từ đó gắn mác cho người khác là thiếu quan tâm hay thiếu hỗ trợ – điều này sẽ làm củng cố thêm mong muốn tránh xa họ. Việc cho rằng những kĩ năng xã hội này giống như những kĩ năng khác là một điều phát triển theo thời gian. Sự né tránh những bối cảnh xã hội có thể làm con người trở nên lạc lõng khi ở trong cộng đồng.
Dưới đây là 4 cách để giúp bạn tăng cường năng lực xã hội:
1. Lập kế hoạch
Sự nhút nhát, khác với tính hướng nội – xu hướng tính cách thường được liên tưởng với im lặng và dè dặt, được tiêu biểu bởi khuynh hướng đánh giá quá cao những soi xét tiêu cực. Đó là nỗi sợ to lớn rằng những người khác sẽ đánh giá bạn theo một cách tiêu cực, vì vậy nên khi ở trong môi trường xã hội bạn sẽ dành phần lớn suy nghĩ của mình cho chuyện làm thế nào để không làm điều gì sai trái, thay vì nghĩ về cách làm mọi thứ đúng đắn. Một cách để giảm bớt lo sợ chính là dành nhiều thời gian hơn suy nghĩ về những việc bạn có thể làm để thành công trong tình huống đó. Nếu bạn lo lắng về việc phải nói chuyện phiếm, hãy hỏi bản thân mình một vài câu hỏi giúp bạn bắt đầu những chủ đề thú vị. ”Mình có thể nhắc đến những sự kiện phổ biến nào? Mình cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những chuyện gì? Mình có điểm gì chung với những người ở đó?”
Bạn cũng có thể đưa ra cho bản thân một chiến lược “thoát hiểm”, chỉ cần cố gắng không sử dụng cách trên. Đối mặt với nỗi sợ của mình là cách tốt nhất để vượt qua nó, tuy nhiên cảm thấy bản thân đang ở trong tầm kiểm soát cũng rất quan trọng. Nếu biết bạn có một kế hoạch “thoát hiểm” trong tình huống xấu nhất, bạn sẽ tránh được cảm giác bị mắc kẹt.2. Tò mò về người khác
Nguyên tắc đầu tiên trong cuốn “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie là trở nên quan tâm chân thành đến người khác. Quan điểm này của Carnegie được dựa trên nghiên cứu của nhà tâm lý học Alfred Adler. Ông đã viết, “Những ai không quan tâm đến gã bạn của mình sẽ gặp khó khăn lớn trong cuộc sống.”Trong một bối cảnh xã hội, hãy thử tập trung vào thứ khác ngoài chính bản thân bạn như tập trung sự tò mò vào người khác. Họ là ai và tại sao họ lại ở đây? Sở thích và thói quen của họ là gì? Điều này sẽ đem đến cho bạn một mối bận tâm khác và giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện.
Ai cũng có một câu chuyện để kể. Tìm hiểu xem nó là gì, sau đó ngồi xuống và lắng nghe. Con người luôn thích được nói về bản thân họ. Cách để trở thành người thú vị nhất trong căn phòng là hãy cảm thấy người khác thú vị.
3. Hãy tạo cho mình mình một vai trò
Rất nhiều người ngại giao tiếp xã hội tôi từng làm việc cùng là những chuyên gia cực kì thành công, bao gồm bác sĩ, luật sư, giáo sư và chủ doanh nghiệp. Họ thường bình luận về việc họ cảm thấy tự tin thế nào trong công việc, nhưng lại mất tự tin trong những tình huống vai trò của họ không được xác định bằng công việc. Việc có một vai trò sẽ đem lại cho bạn cảm giác có mục đích và định hướng cho cách mình sẽ cư xử như thế nào. Hầu hết mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng muốn được đón nhận và ưa thích. Tôi yêu cầu khách hàng của mình cho bản thân họ một vai trò phải làm người khác cảm nhận theo cách mà họ muốn. Giống như một phần trong kế hoạch của bạn là phải làm cho tình huống xảy ra đúng hướng, hãy chọn một nhiệm vụ cho bản thân mình. Nhiệm vụ của tôi là giúp mọi người cảm thấy thú vị, được ưa thích hoặc chào đón.
4. Nhẹ nhàng hóa cuộc độc thoại bên trong bạn
Những người rụt rè thường hay phê bình bản thân và cuộc độc thoại nội tâm của họ có thể rất gay gắt và bao gồm những thứ họ không bao giờ nói với người khác. Khi bạn phán xét bản thân quá gay gắt, bạn sẽ dễ thừa nhận rằng người khác cũng phán xét bạn theo cách đó. Sự chỉ trích bên trong bạn có thể gây ra nhiều tổn hại về mặt cảm xúc, cướp đi niềm kiêu hãnh và sự an nhiên trong tâm hồn. Cách tốt nhất để chiến thắng sự tự chỉ trích là có một đồng minh kiên cường hơn ở bên cạnh bạn – một tiếng nói nội tại đóng vai trò như người bạn thân nhất của bạn. Hãy bắt đầu để ý đến những điều tốt đẹp về bản thân và học cách phản kháng lại sự tự chỉ trích của bạn. Khi sự chỉ trích bắt đầu nói với bạn rằng không có ai thích bạn, hãy nhắc nhở bản thân rằng chỉ cần bạn thích mình thôi. Bằng cách trò chuyện với bản thân một cách nhẹ nhàng lịch thiệp, những tình huống xã hội sẽ không thể làm bạn tổn thương nhiều như trước nữa vì bạn sẽ không trừng phạt chính mình. Tất cả mọi tình huống xã hội bạn đặt bản thân vào đều là một bài tập kĩ năng sống. Thực hành càng nhiều, bàn càng trở nên thuần thục. Nếu sự rụt rè của bạn tồi tệ hơn thì luôn có những phương pháp điều trị hiệu quả bao gồm trị liệu nhóm và cá nhân, và trong nhiều trường hợp bao gồm cả tọa thiền. Nếu bạn cảm thấy mình có thể được lợi ích từ đó, hãy hỏi ý kiến của một chuyên gia sức khỏe tâm lý.
Bác sĩ Jennice Vilhauer là giám đốc chương trình trị liệu tâm lý cho bệnh nhân ngoại trú tại hệ thống chăm sóc sức khỏe Emory và tác giả của cuốn “Nghĩ tích cực để thành công: Cách sử dụng năng lực tiên đoán của trí óc để vượt qua quá khứ và thay đổi cuộc đời.”
Nguồn: psychologytoday – 4 Ways to Overcome Shyness
CTV Quỳnh Hương
Chia sẻ ý kiến của bạn:
Bài viết liên quan:
Từ khóa » Bớt Nhát Gan
-
10 Cách Vượt Qua Sự Nhút Nhát - Báo Người Lao động
-
Cách để Hết Nhút Nhát Và Trở Nên Tự Tin - WikiHow
-
Cách để Vượt Qua Sự Nhút Nhát - WikiHow
-
Trợ Giúp Người Nhút Nhát: Hướng Dẫn Hoàn Chỉnh để Vượt Qua Tính ...
-
Phá Bỏ Sự Rụt Rè Nhút Nhát để Tự Tin Trong Mọi Tình Huống - Kỹ Năng
-
Nhút Nhát Có Thể Khiến Bạn Kém Hạnh Phúc? - BBC News Tiếng Việt
-
5 Cách Giúp Bé Hết Nhút Nhát - VnExpress Đời Sống
-
Nên Làm Gì để Trẻ Bớt Nhát Gan? - Webtretho
-
Tác Hại Của Sự Nhút Nhát Làm Cản Trở Mối Quan Hệ Xã Hội - Vinmec
-
Nhút Nhát Có Phải Là Bệnh?
-
Làm Gì để Trẻ Vượt Qua Sự Nhút Nhát? | Prudential Việt Nam
-
Cách Dạy Sai, Ba Mẹ Khiến Con Ngày Càng Nhút Nhát - Kynaforkids
-
Tính Nhút Nhát ở Trẻ Em: Bố Mẹ Lơ Là, Con Thiệt Thòi!