4 Cách điều Trị Hiện Tượng Mất Cân Bằng âm Dương Trong Cơ Thể

Trung y luôn đề cập đến việc giữ sức khỏe bằng cách cân bằng âm dương. Tuy nhiên, làm thế nào mà ta biết mình đang rơi vào tình trạng thừa hay thiếu khí âm/khí dương? Nếu như cơ thể thừa âm khí, chúng ta sẽ bị mắc những bệnh gì và phải điều trị như thế nào?

Triệu chứng mất cân bằng âm dương

Khi bị thừa khí âm trong người, bạn sẽ cảm thấy sức khỏe giảm sút, tinh thần mệt mỏi, mắt thâm quầng, chân tay tê buốt dù trời vào hè, da mặt nhợt nhạt, đau bụng dữ dội trong chu kỳ đèn đỏ.

Ngoài ra, một số triệu chứng như môi nhợt nhạt, sợ lạnh, sợ gió, tiêu chảy, tiểu tiện nhiều lần, chậm đến tháng, máu đông nhiều, đầu lưỡi bị nóng cũng là tiếng chuông báo động về việc thừa âm, thiếu dương.

Nguyên nhân gây mất cân bằng âm dương

Ăn khẩu phần nhiều hơn cơ thể cần có thể gây chứng mất cân bằng âm dương trong cơ thể.

Thói quen ăn uống thừa mứa có thể gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể

Một lý do gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể đến từ thói quen ăn uống phủ phê. Để tiêu hóa thức ăn, máu cần tập trung nhiều ở dạ dày. Khi ta ăn quá nhiều, dạ dày càng phải hoạt động nhiều, đòi hỏi máu lưu thông ở dạ dày nhiều hơn nên không còn cung cấp đủ cho các bộ phận khác trong cơ thể như tim, não, cơ bắp, khiến chúng sản sinh ít nhiệt lượng. Lâu ngày, nhiệt độ cơ thể giảm xuống thành thể hàn, tức là thừa âm khí trong cơ thể.

Ngoài ra, thói quen lười vận động, thường xuyên ngồi lâu ở một chỗ, uống quá nhiều nước giải khát, ăn không đủ dưỡng chất, uống nhiều rượu, hút thuốc cũng dẫn đến tình trạng cán cân âm dương không thể thăng bằng.

Cách điều trị chứng mất cân bằng âm dương

Để chữa các triệu chứng thừa khí âm không khó. Bạn cần thực hiện kết hợp các liệu pháp sau:

1. Luyện tập để đưa máu lưu thông lên mặt

Các biểu hiện của thừa âm khí như mắt thâm quầng, chân tay lạnh, da mặt xanh xao là do máu lưu thông không đều, khi mạch máu bị tắc nghẽn trong thời gian dài sẽ khiến cho da mặt tái xanh.

Biện pháp để chữa trị là bạn nên tập trồng cây chuối. Tư thế trồng cây chuối đưa phần tim bạn lên cao hơn phần đầu. Nhờ vậy, hoạt động này mượn tác dụng của trọng lực nhằm giúp máu lưu thông đến mặt nhanh hơn.

Tư thế trồng chuối, hoặc các tư thế yoga tương tự, rất hữu ích cho việc lưu thông mạch máu. Ảnh: Instagram Hồ Ngọc Hà @hongocha

Ngoài tư thế trồng cây chuối, bạn còn có thể đứng thẳng rồi gập người sao cho đầu chạm chân để đẩy máu lưu thông lên mặt. Lưu ý, khi tập các tư thế này, bạn phải hít thở đều.

Tư thế gập nửa người này vừa giúp máu lưu thông lên đỉnh đầu, vừa giúp luyện độ dẻo dai của cơ thể.

2. Ăn uống cẩn thận

Để phòng ngừa tình trạng bị thừa khí âm, bạn nên kiêng ăn đồ lạnh vào buổi sáng, không uống nhiều rượu bia vào buổi tối. Khi trời lạnh, bạn nên ăn thịt đỏ có khí nóng như dê, bò; không ăn kem và uống nước giải nhiệt. Ăn gia vị cay như ớt, quế hoặc rau thơm, hành cũng giúp bạn tăng khí dương.

3. Mát-xa làm nóng cơ thể

Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn hãy xoa hai tay vào nhau. Tiếp đến, xoa lên hai bàn tay lên hai mắt đang nhắm, ấn từ 5–10 lần, tiếp tục nhắm mắt lại để an thần. Việc này sẽ hạn chế khí lạnh lưu thông quá nhiều trong cơ thể gây cản trở tuần hoàn máu.

4. Ngâm chân

Để cân bằng âm dương trong cơ thể, hãy ngâm chân và mát-xa với muối biển giúp lưu thông máu.

Ngâm chân và mát-xa với muối biển giúp lưu thông máu. Ảnh: Instagram @natural_by_nature_06

Muốn thải khí âm trong cơ thể, bạn phải nâng khí dương lên từ từ. Hãy ngâm chân trong nước nóng mỗi ngày với nhiệt độ nước khoảng 40°C, kể cả trong mùa hè. Mực nước ngâm cần cao khoảng đầu gối, cho vài lát gừng tươi vào nước để giải khí âm nhanh và ngừng ngâm khi cơ thể ra mồ hôi.

>>> Xem thêm: 6 TƯ THẾ TẬP YOGA TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN ĐỂ CẢI THIỆN SỨC KHỎE

Harper’s Bazaar Việt Nam

Từ khóa » đẩy âm Khí Ra Khỏi Cơ Thể