Sống Cân Bằng âm Dương để Bảo Vệ Sức Khỏe

– Trước tắm nên uống cốc nước lọc bằng với nhiệt độ môi trường rùi mới tắm để cơ thể kịp thích nghi sẽ tránh, hạn chế cảm.

– Tắm nên tắm nước nóng lạnh đan xen sẽ tốt cho sức khỏe, dẻo dai về sinh lý. – Khi mồ hôi ra nhiều ( như lúc vận động, xông hơi..) nên tránh quạt , gió. Đi tắm, vệ sinh, lúc quan hệ cũng cần tránh gió, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bởi lúc này cơ thể đang vào thời điểm sung yếu dễ bị cảm mạo nhiều nhất. – Ăn cơm, đi vệ sinh không nên nói nhiều làm hao tổn nguyên khí, ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Bị dính nước mưa nên hứng cốc nước mưa sạch uống. Không thì uống nước âm dương như đã trình bày ở trên.

– Mùa nào nên ăn thức ấy, nên chú trọng sản vật địa phương.

– Chạy nhảy,tập luyên, lao động nặng không nên ngồi ngay để tránh bệnh trĩ.Vì lúc này khí huyết đang lưu thông mạnh,nếu đột ngột ngồi xuống sẽ dồn xuống hậu môn, hạ hãm ứ trệ mà thành bệnh trĩ.

– Đừng chăm tập trái khoa học, buổi sáng dậy quá sớm, hì hục tập thể dục , tưởng tăng cường sức khỏe, nhưng lại dễ sinh tai biến. Tập thể dục vốn rất tốt, nhất lại vào buổi sáng , đặc biệt vào giờ Dần ( 3-5h sáng,thuộc kinh Phế chủ về khí ) rất tốt nhưng nếu tập đột ngột, cường độ cao, chưa kịp uống nước, huyết áp vốn cao rất dễ sinh tai biến. Vấn đề này đã được người Nhật nghiên cứu từ nhiều năm trước.

– Đi ngủ không nên trùm chăn kín đầu sẽ giảm thọ.Bởi quá trình ” thay cũ đổi mới” nguồn cung cấp dưỡng khí cho cơ thể sẽ bị chặn lại, chỉ nhận được độc khí do cơ thể đã thải ra đầu độc lại chính cơ thể mình. Hơn nữa cơ thể con người ngoài thở bằng mũi còn thở bằng huyệt Bách hội trên đỉnh đầu. Do vậy thói quen trùm chăn kín đầu khi đi ngủ lâu dần sẽ làm cơ thể suy yếu bệnh tật, giảm sức đề kháng và rút ngắn tuổi thọ.

– Không nên có tâm lý sợ mùa Đông lạnh lẽo, sợ mùa Hạ nóng lực, càng vậy khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài cơ thể càng kém dần..Do vậy chúng ta nên học cách chấp nhận thích nghi.

– Dù rơi vào nghịch cảnh gì cũng cố gắng cảm xúc thái quá, tìm cách cân bằng lại. Y học cổ truyền từ lâu đã chỉ ra rằng xúc cảm thái quá ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Như lo nghĩ hại Tỳ, tức giận hại Can,buồn rầu hại Phế, kinh hãi hại Thận , vui quá hại Tâm.Thí dụ : người hay căng thẳng stress dễ bị Đại tràng co thắt, nguyên nhân là buồn rầu hại Phế,phế khí chủ về đi xuống, Phế lại có quan hệ ” biểu lý ” với Đại tràng, lúc này khí dẫn huyết dồn xuống ứ trệ mà sinh đại tràng co thắt. Lúc này ta mở một nụ cười thật tươi sẽ giảm ngay co thắt đại tràng. Bởi cười giúp tâm hỏa vượng nên khắc được phế kim..đấy chính là dùng mối quan hệ sinh khắc trong Ngũ hành ( ứng hợp tạng tượng trong cơ thể ) để cân bằng Âm-Dương hóa giải đẩy lui bệnh tật.. Thế nên người xưa trong phép dưỡng sinh chú trong điều Tức ( điều khiển hơi thở), điều Thân ( điều khiển thân xác), điều Tâm ( điều khiển làm chủ tâm trạng) và điều Tâm chính là cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe con người.

– Muốn sống lâu không nên bỏ qua những thực phẩm có vị , chát. Y học cổ truyền chỉ ra rằng vị ngọt vào tỳ dùng nhiều quá béo phì, chóng già, vị cay vào phế dùng nhiều khiến chân âm hao tổn, vị đắng vào tâm dùng nhiều hại khí..Vị chát lại có tính bổ nhưng hơi trệ khiến cơ thể chậm già và kéo dài tuổi thọ. Vị chát có nhiều trong Ổi, Lựu, hạt Sen, đỗ Đen, Hà thủ ô..là những thực phẩm, vị thuốc từ lâu y học cổ truyền chứng minh giúp kéo dài tuổi thọ.. – Nên sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên , mở rộng lòng nhân ái bao dung..đó cũng là bí quyết để giữ gìn sức khỏe.Những ai tìm hiểu về khí công dưỡng sinh ( năng lượng trường sinh học) đều biết rằng gần tim, ở phía sau lưng có một đại huyệt tên gọi là Linh Đài ( hay còn gọi là Luân Xa) chi phối cảm xúc cơ thể . Khi chúng ta duy trì lối sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên , mở rộng lòng nhân ái bao dung thì luân xa này sẽ được mở rộng, đồng nghĩa với việc khí huyết lưu thông điều hòa tốt, chính là yếu tố căn bản tạo nên sức khỏe, tuổi thọ..

Đinh Ngọc Toàn (Y học cổ truyền)

Từ khóa » đẩy âm Khí Ra Khỏi Cơ Thể