4 Cách Làm Mất Sữa Mẹ An Toàn, Không ảnh Hưởng đến Sinh Hoạt ...

Mẹ đang đau đầu tìm cách làm mất sữa mẹ an toàn, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của cả mẹ lẫn bé. Cùng Điện máy XANH tham khảo 4 cách làm mất sữa mẹ khoa học, dễ thực hiện qua bài viết này nhé!

1Cách làm mất sữa mẹ nhanh

Giảm cữ bú cho bé

Giảm cữ bú cho bé là phương pháp được đông đảo các mẹ bỉm sữa áp dụng và cho rằng đây là phương pháp làm tiêu sữa mẹ nhanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, không khiến mẹ khó chịu nhiều.

Tuy nhiên, giảm cữ bú cho bé, mẹ cũng cần thực hiện giảm từ từ. Mẹ không nên giảm một cách đột ngột vì nếu làm như vậy mẹ sẽ bị đau nhức bầu ngực và bé sẽ quấy khóc nhiều hơn. Cụ thể mẹ hãy thực hiện theo gợi ý sau:

  • Ngày đầu tiên: Cho bé bú tầm 5 phút mỗi 2 - 3 giờ.
  • Ngày thứ hai: Rút ngắn thời gian cho bú lại thành 5 phút mỗi 4 - 5 giờ.
  • Ngày thứ ba: Mẹ hãy điều chỉnh thời gian hút vừa đủ sao cho mẹ không cảm thấy khó chịu.

Cứ như vậy, bạn giảm dần cữ bú và thời gian bú của bé, tuyến sữa mỗi ngày được kích thích ít hơn sẽ tiết ra sữa ít hơn. Lâu dài, bạn sẽ thấy sữa mẹ hoàn toàn mất đi.

Giảm cữ bú cho bé

Ưu - nhược điểm của phương pháp này:

  • Ưu điểm của giảm cữ bú cho bé: Là phương pháp thủ công nên tuyệt đối an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Nhược điểm của giảm cữ bú cho bé: Tốn nhiều thời gian để có thể cai sữa hoàn toàn cho bé và làm mất sữa cho mẹ.

Thực phẩm làm mất sữa mẹ

Mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm gây mất sữa mẹ vào thực đơn hàng ngày để đẩy nhanh quá trình mất sữa mẹ. Những loại thực phẩm có khả năng làm mất sữa mẹ như:

  • Thức ăn cay, nóng như mì gói và tỏi.
  • Chất kích thích: cà phê, trà, rượu, bia,...
  • Thực phẩm khác: măng, lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà,...

Bạn lưu ý, khi sử dụng những thực phẩm trên, bạn không nên cho bé bú nữa vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Thực phẩm nào gây mất sữa

Ưu - nhược điểm khi sử dụng thực phẩm làm mất sữa:

  • Ưu điểm của thực phẩm làm mất sữa mẹ: Nguyên liệu dễ tìm mua, dễ thực hiện, an toàn và không tốn kém nhiều thời gian.
  • Nhược điểm của thực phẩm làm mất sữa mẹ: Tùy thuộc cơ địa của từng mẹ mà hiệu quả sẽ khác nhau.

Sử dụng thuốc làm mất sữa

Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc gây mất sữa mẹ nhanh chóng. Những loại thuốc này có khả năng ức chế tiết hormone prolactin, làm tuyến sữa ngừng tiết sữa.

Tuy nhiên, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định sử dụng thuốc để làm mất sữa. Khi sử dụng thuốc này, nó có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, dễ bị tụt huyết áp, chóng mặt và nhiều tác dụng phụ khác. 

Sử dụng thuốc làm mất sữa

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thuốc làm mất sữa:

  • Ưu điểm của sử dụng thuốc làm mất sữa: Ức chế tiết sữa và làm mất sữa mẹ nhanh chóng và dễ dàng tìm mua ở các tiệm thuốc tây.
  • Nhược điểm của sử dụng thuốc làm mất sữa: Không phù hợp với tất cả mọi người, gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Hút sữa thay vì cho con bú

Trong thời gian đầu cai sữa cho bé, sữa mẹ vẫn sẽ về liên tục do cơ thể chưa thích nghi kịp. Trong trường hợp này, bạn cần hút sữa ra khỏi bầu ngực để mẹ tránh bị căng tức ngực do sữa về nhiều.

Tương tự như giảm cữ bú, bạn cần kéo dài thời gian giữa các lần hútmỗi lần hút sữa nên hút nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ nên hút khi bầu ngực có sữa, tránh tình trạng quá căng sữa mới hút, như vậy sẽ làm dáng ngực bị xẹp và xấu đi.

Hút sữa ít kích thích đầu ti mẹ hơn, nhờ đó tuyến sữa tiết ra ít hơn, hiệu quả mất sữa sẽ nhanh hơn so với giảm cữ bú của bé.

Sử dụng máy hút sữa điện đơn Philips Avent SCF301/01 thay vì cho con bú.

Sử dụng máy hút sữa điện đơn Philips Avent SCF301/01 thay vì cho con bú.

Ưu và nhược điểm của phương pháp hút sữa để làm mất sữa mẹ:

  • Ưu điểm của hút sữa thay vì cho con bú: Dễ thực hiện, an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Nhược điểm của hút sữa thay vì cho con bú: Cần thời gian để sữa mất hoàn toàn.

2Những lưu ý trong quá trình làm mất sữa

Giống như quá trình cai sữa cho bé, quá trình làm mất sữa cũng cần thời gian. Bạn không nên lạm dụng vào những phương pháp làm mất sữa nhanh vì có thể gây ra phản ứng phụ không đáng có.

Trong quá trình làm mất sữa, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như:

  • Viêm vú: Tình trạng này xuất hiện khi ngực bạn vẫn chứa nhiều sữa nhưng bạn lại không dùng máy hút sữa để hút hoặc dùng tay vắt hết sữa ra. Sữa bị tắc nghẽn, từ đó hình thành khối u. Ngoài ra, sữa tiến vào mô vú có thể gây ra tình trạng viêm vú. Khi gặp tình trạng này, nếu bạn không điều trị sớm có thể bạn sẽ bị áp xe vú và làm nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tắc tia sữa: Khi sữa về gây căng tức ngực mà mẹ không hút ra kịp thời có thể gây nên tình trạng tắc tia sữa ở mẹ. 

Do đó, khi bạn cảm thấy cơ thể có gì bất thường, không khỏe hay sốt, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!

Những lưu ý trong quá trình làm mất sữaXem thêm:
  • Mẹ ít sữa phải làm sao? Nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục
  • 4 cách lấy lại sữa mẹ đã mất đơn giản và hiệu quả nhất mẹ nên thử
  • Cách cai sữa cho bé khoa học, an toàn và hiệu quả nhất mẹ bỉm nên biết

Với các thông tin cũng như bí quyết được chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng bạn đã tìm được cách giúp làm mất sữa mẹ an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Từ khóa » Chó Mẹ Bị Căng Sữa Phải Làm Sao