Chó Mẹ Bị Viêm Tuyến Sữa Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị Ra Sao?

Trong thời kỳ làm mẹ, chó của bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trong đó có bệnh viêm tuyến sữa. Bởi vậy để tìm hiểu về bệnh viêm tuyến sữa ở chó, bạn đọc hãy đón xem bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến việc chó mẹ bị viêm tuyến sữa có nguy hiểm hay không và cách chữa trị hiệu quả. 

Nguyên nhân làm cho chó mẹ bị viêm tuyến sữa

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó mẹ bị viêm tuyến sữa. Sau đây là những yếu tố cơ bản như:

– Tổn thương tuyến sữa do móng vuốt sắc nhọn của chó con gây ra trong lúc ăn. Do đó vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào vết thương và gây ra viêm nhiễm.

– Tuyến vú của chó mẹ bị tắc nghẽn do tích tụ sữa. Đây gọi là tình trạng viêm vú ứ đọng.

– Cơ thắt núm vú của chó mẹ bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng xung huyết. Sau đó sẽ dẫn đến bệnh viêm tuyến sữa cho chó mẹ.

– Rối loạn nội tiết tố ở chó. Chó mẹ bị căng thẳng dẫn đến viêm.

Như vậy, ta có thể thấy được căn bệnh viêm tuyến sữa ở chó có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Nhiệt độ có quá cao hoặc quá thấp hay các chất hóa học xâm nhập vào cơ thể chó mẹ cũng có thể gây ra viêm tuyến sữa.

Ngoài ra, nếu chó cái mà bị ở những nơi mất vệ sinh, bẩn thỉu thì thường hay mắc bệnh viêm tuyến sữa. Do đó bạn cần phải hết sức chú ý vệ sinh nơi ở cho chó để phòng bệnh nhé!

Căn bệnh viêm tuyến sữa ở chó
Căn bệnh viêm tuyến sữa ở chó

Biểu hiện lâm sàng khi chó mẹ bị viêm tuyến sữa

Sau đây là những dấu hiệu biểu hiện đặc trưng của việc chó mẹ mắc viêm tuyến sữa:

– Chó mẹ trở nên lười vận động, ăn ít đi hẳn, bỏ bữa, chán ăn.

– Tuyến vú bằng mắt thường có thể nhìn thấy bị sưng lên. Chúng sẽ thấy đau khi chó con chạm vào tuyến sữa của mình.

– Phần da trên của tuyến sữa chuyển thành màu đỏ.

– Khi bạn ấn vào núm vú của chó, sữa có thể tiết ra cùng với dịch tiết của chó có mủ vảy xám hoặc nâu xanh. Đây chính là trường hợp viêm tuyến sữa có mủ. Núm vú của chó tiết ra dịch màu xám, máu có lẫn tạp chất.

Nếu không được hỗ trợ thực hiện các biện pháp y tế kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng chó bị “áp xe”. Những vị trí tích tụ mủ sẽ bị vỡ ra. Từ đó, các hạt mô chết cùng với chất mủ màu xám sẽ chảy ra. Như vậy có thể gây nên nhiễm trùng gangren bầu vú.

Biểu hiện lâm sàng khi chó mẹ bị viêm tuyến sữa
Biểu hiện lâm sàng khi chó mẹ bị viêm tuyến sữa

Điều trị dứt điểm tình trạng viêm tuyến sữa của chó

Để điều trị tình trạng chó mẹ bị viêm tuyến sữa, chúng ta có những biện pháp y khoa như sau:

– Liệu pháp Laser: Biện pháp này được thực hiện bằng các thiết bị chiếu Laser đặc biệt. Đối với mỗi lần điều trị bằng phương pháp này, bác sĩ chỉ cần khoảng 1-2 phút là xong rồi.

– Liệu pháp kháng sinh: Thuốc kháng sinh được kê đơn phù hợp với nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến sữa ở chó. Cún của bạn phải được kiểm tra chẩn đoán để xác định rõ nguyên nhân rồi mới có được những loại thuốc điều trị sao cho phù hợp.

– Phong tỏa Novocaine: Phương pháp điều trị này được sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến sữa có mủ hay Catarrhal. Việc làm này được thực hiện bằng cách tiêm dung dịch Novocaine để phong tỏa xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Thao tác này được khuyến nghị làm cứ 3 ngày một lần.

Trong giai đoạn hồi phục của bệnh, bạn có thể áp dụng biện pháp cung cấp nhiệt cho tuyến vú. Bạn nên trang bị cho chó một miếng đệm để sưởi ấm, chiếu xạ đèn, ứng dụng parafin.

Trang bị đệm và đèn sưởi cho chó chữa bệnh
Trang bị đệm và đèn sưởi cho chó chữa bệnh

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ozokerite hay còn gọi là sáp núi. Việc sử dụng loại sáp này sẽ giúp làm ấm một cách vô cùng hiệu quả. Nó có thể làm ấm được cho chó ngay cả đằng sau của những lớp mô ở sâu hơn.

Tuy vậy, nếu viêm tuyến sữa lại đi kèm với cả hiện tượng bị “áp xe” thì những phương pháp cung cấp nhiệt lại không được khuyến khích. Như vậy chúng có thể gây ra mủ nặng hơn và dễ dàng xâm nhập được vào những mô khỏe mạnh.

Trong y học hiện nay, thuốc Mastometrin được sử dụng để điều trị bệnh viêm tuyến sữa ở chó. Thuốc này giúp loại bỏ tình trạng viêm và hồi phục được chức năng của nội mạc tử cung.

Thông thường, loại thuốc này được sử dụng cùng với thuốc Travmatin. Hỗn hợp này được tiêm vào cơ bắp hay tiêm vào dưới da của chó bằng một ống tiêm. Quá trình điều trị bằng liệu pháp này sẽ kéo dài từ 3-5 ngày.

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ được về tình trạng chó mẹ bị viêm tuyến sữa. Chúng tôi còn cung cấp những biểu hiện và nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu phát hiện chó mắc bệnh này, bạn cần phải đưa đến ngay các cơ sở bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời và dứt điểm nhất. Đồng thời, bạn chú ý không nên để bệnh diễn ra quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng “áp xe” vô cùng nguy hiểm cho chó. Để theo dõi thêm những thông tin về thú cưng khác, bạn đọc hãy truy cập vào website của chúng tôi thường xuyên nhé!

Từ khóa » Chó Mẹ Bị Căng Sữa Phải Làm Sao