4 Cách Mở Bài Thương Vợ ấn Tượng Nhất

Hướng dẫn 4 cách mở bài “Thương vợ” độc đáo, ngắn gọn xúc tích giúp ghi điểm đối với giám khảo. Hãy cùng Mamnonabc.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé !

Cách mở bài Thương vợ không nên quá dài dễ mất cân đối bài văn nhưng cũng không nên quá ngắn sẽ không diễn đạt hết ý. Vậy mở bài như thế nào vừa ngắn gọn súc tích, nổi bật vấn đề mà vẫn đảm bảo tính sáng tạo.

mở bài thương vợ
mở bài thương vợ

Table of Contents

  • 1.  Đọc hiểu tác phẩm Thương vợ
  • 2.  Cách mở bài trực tiếp
  • 3. Cách mở bài gián tiếp
  • 4. Mở bài quy nạp
  • 5. Mở bài tương liên

1.  Đọc hiểu tác phẩm Thương vợ

Trước hết cần đọc tác phẩm Thương vợ để hiểu về linh hồn của tác phẩm.

  • Tú Xương sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi giữa nửa thực dân, nửa phong kiến.
  • Tác giả Trần Tế Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, ông luôn phê phán sâu cay những mặt trái xã hội nên giọng thơ thường chua cay và đanh đá. Thơ Tú Xương dù là trữ tình hay trào phúng đều thể hiện cái nhìn sắc sảo và đầy nhân văn.
  • Thương vợ là bài thơ tiêu biểu của Tú Xương. Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhà thơ đối với vợ, sự đồng cảm sâu sắc. Bài thơ được cấu tạo làm bốn phần theo kết cấu đề, thực, luận, kết, ca ngợi đức hi sinh của người phụ nữ và sự thông cảm của người chồng.
  • Ngôn ngữ dung dị, đời thường.

2.  Cách mở bài trực tiếp

Mở bài tác phẩm Thương vợ  theo cách trực tiếp là đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận và phân tích.

Ví dụ 1:

Nhà thơ Tú Xương là một trong những nhà thơ trào phúng của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh những tác phẩm mang ý nghĩa trào phúng phê phán, lên án xã hội cũ, tác giả còn để lại nhiều áng văn thơ trữ tình độc đáo. Phải kể đến là tác phẩm “Thương vợ” – một trong những tác phẩm tiêu biểu để lại nhiều giá trị cho độc giả. 

Ví dụ 2:

Tú Xương là nhà thơ trào phúng nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ngòi bút văn chương sắc sảo, lấy tiếng cười là vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay của chế độ xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến. Bên cạnh những áng văn trào phúng, Tú Xương còn có một số bài thơ trữ tình như “Thương vợ” thể hiện nỗi niềm chất chứa của người nho sĩ nghèo nhưng tình người, tình đời sâu đậm.

3. Cách mở bài gián tiếp

Cách mở bài đi từ khái quát đến cụ thể, nêu các ý liên quan sau đó đề cập đến vấn đề và phân tích vấn đề đó.

Ví dụ 1:

Dưới thời phong kiến, thân phận người phụ nữ rẻ mạt và bị coi thường. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực, qua những áng văn thơ đầy nhân đạo trong bài thơ “Thương vợ” của tác giả Tú Xương, người đọc cảm nhận được hình ảnh khắc khổ của người phụ nữ và tình yêu thương đồng cảm của ông đầy biết ơn và quý trọng.

Ví dụ 2:

Viết về phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Có rất nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp đức hạnh của phụ nữ  tuy nhiên ít bài nào ca ngợi vẻ đẹp ấy qua tình cảm chân thành của người chồng như Tú Xương.“Thương vợ” là một bài thơ đã khắc hoạ tiêu biểu hình ảnh bà Tú với nhiều phẩm chất hy sinh, chịu thương khó, nhẫn nại – một vẻ đẹp điển hình cho người phụ nữ Việt Nam.

Hướng dẫn các cách mở bài tác phẩm thương vợ
Hướng dẫn các cách mở bài tác phẩm thương vợ

4. Mở bài quy nạp

Mở bài theo lối quy nạp là nêu nội dung vấn đề và phần thân bài phân tích và xử lý vấn đề. Nếu chọn mở bài Thương vợ theo cách này thì các em có thể triển khai theo mẫu mở bài dưới đây:

Ví dụ:

Tác giả Nguyễn Khuyến khi viết về Tú Xương đã dùng áng thơ đầy cảm xúc:

“Kìa ai chín suối xương không nát

Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”

Áng văn thơ trường tồn với thời gian, sự còn lại của một tài năng nghệ thuật, một nhân cách lớn, một tâm hồn nhân đạo trong nền văn học trung đại: Trần Tế Xương.

Lưu ý: mở bài theo lối quy nạp này phù hợp với đề bài nghị luận văn học yêu cầu phân tích đoạn trích hoặc đoạn có sẵn..

5. Mở bài tương liên

Nhiệm vụ của mở bài “Thương vợ“ theo lối tương liên là tìm một vấn đề tương tự để tìm ra cầu nối liên kết và phân tích vấn đề. Tham khảo ví dụ về mở bài văn theo lối tương liên dưới đây:

Ví dụ:

Nhắc đến nhà thơ trào phúng trung đại thì không thể nào không nhắc đến Tú Xương. Mỗi tác phẩm của ông không nhẹ nhàng nhưng thâm thuý sâu cay, cười mỉa mai trước những sự đời. Giống như Nguyễn Khuyến, Tú Xương cũng có bài tự cười chính bản thân mình như bài “Thương vợ”. Nhan đề bài thơ gợi lên tình cảm yêu thương của ông dành cho người vợ của mình đồng thời thể hiện sự chua xót trước bản thân bất tài vô dụng của Tú Xương.

Để đạt điểm tối đa trong bài văn nghị luận, ngoài phần mở bài Thương vợ, các em cần xây dựng dàn ý chi tiết, phân tích nội dung vấn đề, kết bài tổng kết vấn đề và nêu cảm nhận. Bài viết cần đảm bảo đủ ý, tính sáng tạo, lôi cuốn cảm xúc người đọc.

>> Xem thêm: 5 cách mở bài chiếc thuyền ngoài xa (hướng dẫn chi tiết)

Từ khóa » đặt Tiêu đề Cho Văn Bản Thương Vợ