Thương Vợ Của Trần Tế Xương - Ngữ Văn 11 - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Bài giảng dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được hình ảnh bà Tú được tác giả tái hiện trong bài thơ, đồng thời qua đó các em còn cảm nhận đươc tấm lòng của Tú Xương dành cho bà Tú và những đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. Mong rằng bài giảng Thương vợ sẽ giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Trần Tế Xương
b. Tác phẩm Thương vợ
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hai câu đề
b. Hai câu luận
c. Hai câu thực
d. Hai câu kết
2. Bài tập minh họa
3. Soạn bài Thương vợ
4. Hỏi đáp về bài Thương vợ - Trần Tế Xương
5. Một số bài văn mẫu về Thương vợ - Trần Tế Xương
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
- Để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca bất tử với khoảng trên 100 bài gồm nhiều thể loại, nhưng chủ yếu là thơ
- Gồm 2 mảng sáng tác chính: trào phúng và trữ tình
- Tú Xương có hẳn một mảng sáng tác về vợ gồm nhiều thể loại được viết với tất cả niềm thương yêu và trân trọng
b. Tác phẩm
- xuất xứ: Nằm trong những sáng tác của Tú Xương về bà Tú - là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của tác giả viết về bà.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
- Chủ đề: Qua bài thơ, Trần Tế Xương bày tỏ sự tri ân, lòng trân trọng cũng như tình yêu thương và thái độ ăn năn của ông dành cho sự vất vả, hi sinh của vợ.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hai câu đề
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
- Câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh buôn bán làm ăn của bà Tú - một hoàn cảnh vất vả, lam lũ đươc gợi lên qua cách nêu thời điểm, cách nói thời gian.
- "Quanh năm" là suôt cả năm chứ không trừ ngày nào cả, dù mưa hay nắng, vẫn cứ tiếp tục ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm như vậy
- "mom sông": là phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sông gợi sự gian nan, chênh vênh, nguy hiểm của công việc cũng như thân phận người phụ nữ.
- "nuôi đủ" thể hiện sự chịu thương chịu khó của bà Tú. Bời bà phải vất vả cực nhọc, làm lụng gánh vác, tất bạc ngược xuôi chỉ để nuôi đủ "năm con với một chồng"
- Cụm từ "năm con với một chồng" không chỉ nói đến sự vất vả, tần tảo của bà Tú mà còn thể hiện phần nào nỗi niềm riêng, sự tự ý thức của nhà thơ.
⇒ Hai câu thơ gợi nên sự vất vả, gian truân của bà Tú, trong sự xót xa, ngậm ngùi của chính tác giả
b. Hai câu thực
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
- Tác giả mượn hình ảnh "con cò" trong ca dao để nói về bà Tú. Nhưng con cò trong bài thơ không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian.
- Cụm từ "khi quãng vắng" đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm. Và cách đảo ngữ đưa cụm từ "lặn lội" lên đầu câu nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận.
- Sự vất vả mưu sinh của bà Tu được tái hiện trong câu thơ "Eo sèo mặt nước buổi đò đông" - câu thơ gọi tả cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.
⇒ Hai câu thơ gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tần tảo, vất vả, gian nan, buôn bán ngược xuôi của bà Tú đồng thời cũng nói lên tấm lòng xót thương da diết của ông Tú.
c. Hai câu luận
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
- Bà Tú là một người giàu đức hi sinh. Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ bởi "duyên" một mà "nợ" hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con.
- Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng sáng tạo : "nắng, mưa" chỉ sự vất vả, còn "năm, mười" là số lượng phiếm chỉ chỉ nói số nhiều, được tách ra tạo thành một thành ngữ chéo vừa nói lên sự vất vả và gian truân, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
- Đức hi sinh của bà Tú được khắc đậm qua hai cụm từ "âu đành phận", "dám quản công". Dù cho phận mỏng duyên ôi, bà Tú vẫn chấp nhận, cam chịu, không lời oán thán.
⇒ Hai câu thơ cho ta thấy đức tính cao đẹp của bà Tú cả nỗi lòng và sự tinh tế của một người vợ.
d. Hai câu kết
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
- Lời chửi trong hai câu thơ kết mang ý nghĩa xã hội sấu sắc: thói đời bạc bẽo là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ.
- Sự "hờ hững" của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của "thói đời bạc bẽo". Câu thơ "Có chồng hờ hững cũng như không": Tú Xương tự rủa mát mình và cũng là tự phán xét, tự lên án bản thân mình
- Vói cụm từ "thói đời", Tú Xương đã nguyền rủa cái nếp xấu chung của người đời, của xã hôi. Trong sự lên án ấy, ta thấy được chính ông cũng đã trách móc và lên án chính bản thân mình một cách thậm tệ.. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, nhưng Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết và tự phê phán mình một cách nghiêm ngặt. Đó cũng chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, một tấm chân tình chân thật mà ông dành cho vợ
⇒ Hai câu thơ đã khái quát nỗi lòng thương vợ của ông Tú.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề: Nỗi niềm, tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Tú Xương được thể hiện như thế nào qua bài thơ Thương vợ
Gợi ý làm bài:
- Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ
- Dẫn dắt vào vấn đề: Nỗi niềm, tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ Tú Xương qua bài thơ
- Thân bài: (một số nội dung sau)
- Qua bài thơ Thương vợ, ta không chỉ thấy bức chân dung hiện thực qua hình ảnh bà Tú mà còn cả bức chân dung tinh thần của ông Tú. Đằng sau nụ cười trào phúng là cả một tấm lòng của ông Tú, không chỉ là thương mà ở đó còn có cả sự biết ơn chân thành của ông Tú đối với bà Tú
- Tú Xương đã trân trọng, yêu thương biết mấy đối với vợ của mình và tự trách bản thân mình, lên án "thói đời". Như vậy, ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm mà tự xem mình là cái nợ, là cái thiệt thòi mà vợ gánh chịu.
- Dù xuất thân từ nho học nhưng Tú Xương không nhìn nhận thân phận người phụ nữ và vai trò người vợ theo quan điểm nhà nho cũ kĩ mà ông luôn nhìn nhận rất công bằng. Ông dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời khi dám nhận ra những khuyết điểm của mình để day dứt, lên án trong tiếng chửi "thói đời".
- Kết bài:
- Đánh giá và khẳng định vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của Tú Xương
- Nêu sự nhìn nhận, suy nghĩ riêng của cá nhân
3. Soạn bài Thương vợ
Thương vợ là một bài thơ thể hiện những nỗi niềm, tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của nhà văn Tú Xương. Bài thơ bức tranh hiện thực với hình ảnh bà Tú và cả bức chân dung của tinh thần của ông Tú. Để nắm được những nội dung cần đạt khi học bài thơ này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Soạn bài Thương vợ.
4. Hỏi đáp về bài Thương vợ - Trần Tế Xương
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Thương vợ - Trần Tế Xương
Thương vợ là một bài thơ thể hiện sự trân trọng, yêu thương của Trần Tế Xương với người vợ tần tảo sớm hôm của mình. Bài thơ là khúc ca sinh động, là tấm lòng của một người chồng chân thành, ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Để hiểu cụ thể về bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
- Lập dàn ý Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
- So sánh hình tượng người phụ nữ qua hai bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương
- Vẻ đẹp hình tượng bà Tú qua bài Thương vợ của Trần Tế Xương
- Tâm sự mang nỗi niềm thế sự của Trần Tế Xương qua bài Thương vợ
- Phân tích bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương
-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến - Ngữ văn 11 Vịnh khoa thi Hương - Trần Tế Xương - Ngữ văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) - Ngữ văn 11 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11
Toán 11
Toán 11 Kết Nối Tri Thức
Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 11 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 11 KNTT
Giải bài tập Toán 11 CTST
Trắc nghiệm Toán 11
Đề thi giữa HK1 môn Toán 11
Ngữ văn 11
Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 11 Cánh Diều
Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo
Văn mẫu 11
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 11
Tiếng Anh 11
Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST
Tài liệu Tiếng Anh 11
Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 11
Vật lý 11
Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức
Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo
Vật lý 11 Cánh Diều
Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT
Giải bài tập Vật Lý 11 CTST
Trắc nghiệm Vật Lý 11
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11
Hoá học 11
Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức
Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo
Hoá Học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Hoá 11 KNTT
Giải bài tập Hoá 11 CTST
Trắc nghiệm Hoá học 11
Đề thi giữa HK1 môn Hóa 11
Sinh học 11
Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức
Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo
Sinh Học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Sinh học 11 KNTT
Giải bài tập Sinh học 11 CTST
Trắc nghiệm Sinh học 11
Đề thi giữa HK1 môn Sinh 11
Lịch sử 11
Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức
Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Sử 11 KNTT
Giải bài tập Sử 11 CTST
Trắc nghiệm Lịch Sử 11
Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11
Địa lý 11
Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức
Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập Địa 11 KNTT
Giải bài tập Địa 11 CTST
Trắc nghiệm Địa lý 11
Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11
GDKT & PL 11
GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức
GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo
Giải bài tập KTPL 11 KNTT
Giải bài tập KTPL 11 CTST
Trắc nghiệm GDKT & PL 11
Đề thi giữa HK1 môn KTPL 11
Công nghệ 11
Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 11 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 11
Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 11
Tin học 11
Tin học 11 Kết Nối Tri Thức
Tin học 11 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 11 KNTT
Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 11
Đề thi giữa HK1 môn Tin 11
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 11
Tư liệu lớp 11
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi HK1 lớp 11
Đề thi giữa HK1 lớp 11
Đề thi HK2 lớp 12
Đề thi giữa HK2 lớp 11
Tôi yêu em - Pu-Skin
Video bồi dưỡng HSG môn Toán
Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi
Chí Phèo
Hạnh phúc một tang gia
Chữ người tử tù
Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Cấp số cộng
Cấp số nhân
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » đặt Tiêu đề Cho Văn Bản Thương Vợ
-
Các đề Văn Về Thương Vợ (Tú Xương) Thường Gặp Trong đề Thi
-
Các Dạng đề Bài Thương Vợ Chọn Lọc, Cực Hay - Ngữ Văn Lớp 11
-
TOP 17 Bài Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ
-
Bộ đề Đọc Hiểu Thương Vợ Hay Nhất - Top Lời Giải
-
Phân Tích Bài Thương Vợ Ngắn Gọn Và Trọng Tâm - Kiến Guru
-
Thương Vợ - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Ngữ Văn 11
-
5 Bài Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Nhà Thơ Tú Xương, Văn Mẫu 11
-
5 Bài Văn Cảm Nhận Về Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương, Có ...
-
4 Cách Mở Bài Thương Vợ ấn Tượng Nhất
-
Vẻ đẹp Tâm Hồn Của Người Phụ Nữ Việt Nam Qua Hình ảnh Bà Tú
-
Dàn Ý Thương Vợ Của Tú Xương ❤️️10 Mẫu Dàn Ý Phân Tích ...
-
Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ (Tú Xương)
-
Giá Trị Nội Dung Và Nghệ Thuật Trong Thương Vợ - Lớp 11 - Tech12h
-
Kế Hoạch 96/KH-UBND 2022 Thực Hiện Chương Trình Hành động ...