4 Cách Phân Biệt đậu Phụ Sạch Và đậu Phụ Bẩn - LAVADA

Phan biet dau phu sach va dau phu ban 5
Phan biet dau phu sach va dau phu ban 5
90 / 100 Được cung cấp bởi Rank Math SEO

Đậu phụ là món ăn bổ dưỡng, được lòng nhiều người bởi nó thanh mát, chế biến được nhiều món ngon. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn.

Mục lục ẩn 1 Đậu phụ là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng 2 Lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe 3 Tác hại của việc sử dụng thạch cao làm đậu hủ 4 4 cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn 4.1 1. Hình thức bìa đậu 4.2 2. Về mùi vị 4.3 3. Độ nặng của miếng đậu 4.4 4. Khi chiên rán, chế biến 5 Cách bảo quản đậu phụ được lâu 6 Có liên quan

Đậu phụ là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng

Đậu phụ là một loại thực phẩm được làm từ sữa đậu nành cô đặc, ép thành các khối trắng đặc trong một quy trình khá giống với làm phô mai. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hầu hết đậu nành trên thế giới hiện đang được trồng ở Mỹ và một tỷ lệ rất lớn là biến đổi gen (GMO). Mặc dù GMO đang gây tranh cãi, nhưng nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa thấy chúng có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về điều đó, chỉ cần chọn các nhãn hiệu đậu phụ hữu cơ không biến đổi gen.

Đậu phụ có nhiều protein và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Nó cũng cung cấp chất béo, carbs, và nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Một khẩu phần đậu phụ 3,5 ounce (100gr) bao gồm:

  • Protein: 8gram
  • Carbs: 2 gram
  • Chất xơ: 1 gram
  • Chất béo: 4gram
  • Mangan: 31% RDI
  • Canxi: 20% RDI
  • Selen: 14% RDI
  • Photpho: 12% RDI
  • Đồng: 11% RDI
  • Magie: 9% RDI
  • Sắt: 9% RDI
  • Kẽm: 6% RDI
4 cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn

Điều này làm cho đậu phụ trở thành một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, hàm lượng vi chất của đậu phụ có thể thay đổi tùy thuộc vào chất keo tụ được sử dụng. Đậu phụ ít calo nhưng giàu protein và chất béo. Nó cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng.

Lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe

Sức khỏe tim mạch: Chỉ có một vài nghiên cứu đặc biệt xem xét tác dụng của đậu phụ đối với sức khỏe của tim. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng một lượng lớn các loại đậu, bao gồm cả đậu nành, có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn.

Giảm nguy cơ mắc ung thư vú: Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ ít nhất một lần một tuần có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn khoảng từ 48-56%.

Giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều đậu phụ giúp nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở nam giới thấp hơn 61% và nữ giới là 59%. Hơn nữa, một đánh giá gần đây của cuộc nghiên cứu được thực hiện đối với 633.476 người đã cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành với nguy cơ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa thấp hơn 7%.

Giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt: Các nghiên cứu đánh giá cho thấy đàn ông tiêu thụ lượng các sản phẩm từ đậu nành cao hơn, đặc biệt là đậu phụ, có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn khoảng từ 32%-51%. Các chuyên gia đã xác nhận kết quả cuộc nghiên cứu này, đồng thời khẳng định rằng lợi ích mà isoflavone mang lại có thể phụ thuộc vào lượng tiêu thụ và loại vi khuẩn đường ruột có mặt.

Sức khỏe xương: Dữ liệu khoa học cho thấy, bổ sung 80 mg isoflavone có trong đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm mất xương, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh sớm.

4 cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn

Giảm nguy cơ mắc tiểu đường: Một số nghiên cứu gần đây trên ống nghiệm và động vật cho thấy isoflavone có trong đậu nành có thể tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu. Trong một nghiên cứu được thực hiện đối với phụ nữ mãn kinh khỏe mạnh, bổ sung 100 mg isoflavone mỗi ngày giúp giảm 15% lượng đường trong máu và mức insulin xuống 23%.

Đối với phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh tiểu đường, việc bổ sung 30 gram protein từ đậu nành làm giảm mức insulin xuống 8.1%, kháng insulin 6,5%, cholesterol LDL xấu 7.1% và cholesterol toàn phần 4,1%. Trong một nghiên cứu khác, dùng isoflavone mỗi ngày trong một năm giúp cải thiện độ nhạy insulin và mỡ máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tác hại của việc sử dụng thạch cao làm đậu hủ

Bình thường đậu phụ nguyên chất được làm từ những hạt đậu nành, người làm đậu sẽ dùng giấm hoặc nước chua trong quá trình ủ đậu để cho đậu kết tủa thành váng đậu sau đó cho vào khuôn để làm thành phẩm.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất sử dụng thạch cao trong quá trình làm đậu để cho sản phẩm làm ra được đẹp, trắng, giữ được lâu hơn.

4 cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn

Thạch cao dùng trong công nghiệp thành phần chủ yếu là canxi sunfat không tinh khiết chứa nhiều tạp chất, trong đó có các kim loại nặng như chì (Pb), cadimi (Cd)… rất độc hại cho sức khỏe.

Mặt khác, khi lượng lớn thạch cao vào trong cơ thể, hệ thống tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi lớp thạch cao bám vào thành ruột gây rối loạn hệ tiêu hóa. Nếu sử dụng đậu phụ chứa hàm lượng thạch cao lớn sẽ dẫn đến các bệnh về thận.

Không chỉ trong chế biến, nếu đậu phụ làm ra không được bảo quản tốt thì dù công nghệ sạch hay bẩn cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm nấm, khuẩn cũng gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

4 cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn

Bạn có thể nhận biết đậu phụ sạch và đậu phụ bị nhiễm thạch cao thông qua 4 dấu hiệu sau:

1. Hình thức bìa đậu

Nếu nhìn về vẻ bề ngoài của những miếng đậu thì thanh đậu chứa hóa chất thạch cao sẽ bắt mắt, màu trắng đẹp, bóng đậu hơn rất nhiều. Trong khi đó đậu nguyên chất sẽ không được bóng bên ngoài vì không có độ đàn hồi.

Đặc biệt, nếu đậu nguyên chất cầm lên bóp nhẹ sẽ bị nẻ vết chân chim ra, cầm mềm tay. Nhưng đậu thạch cao, nếu cầm lên bóp nhẹ không thấy đậu bở ra vẫn dai và có độ đàn hồi.

4 cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn

2. Về mùi vị

Đậu có chứa hóa chất thường không có mùi vị hoặc mùi vị của loại đậu này không nức, không có vị của hạt đậu nành. Ngược lại, đậu sạch tự làm tuy xấu mã hơn nhưng lại thơm nức mùi của đậu nành và có vị béo ngậy hơn.

Bên cạnh đó, khi mua đậu phụ về, nếu ăn thấy đậu phụ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng là đậu phụ được làm theo cách an toàn, không chứa thạch cao. Còn nếu có vị hơi chát thì đó là đậu phụ chứa nhiều thạch cao.

Đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Nấm có thể sinh sôi rất nhanh trên những khay ép không được vệ sinh kỹ, qua tay người làm và cả trong quá trình bày bán. Vì vậy, khi chọn lựa, nên bỏ qua những miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua.

3. Độ nặng của miếng đậu

Dựa vào độ nặng của sản phẩm, bạn cũng có thể phân biệt đậu phụ chứa thạch cao và đậu phụ sạch nhanh chóng.

Đậu phụ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu phụ sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng sử dụng nhiều thạch cao thì đậu càng cứng và nặng tay hơn.

4 cách phân biệt đậu phụ sạch và đậu phụ bẩn

4. Khi chiên rán, chế biến

Đậu sạch và đậu dùng thạch cao khi chiên giòn lên cũng có sự khác nhau đáng kể. Đậu sạch có màu vàng tươi hơn so với màu vàng cháy của đậu chứa thạch cao. Do đó bạn cần lưu ý:

  • Không nên mua đậu phụ rán sẵn vì khó phân biệt được đậu chứa thạch cao hay không.
  • Tránh chọn mua những loại đậu phụ có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì có thể đó là mùi vị của phụ gia.
  • Nên bỏ qua những miếng đậu phụ có vị chua vì có thể đậu phụ đã bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản.

Cách bảo quản đậu phụ được lâu

Khi mua đậu non ở siêu thị về nên bảo quản ngay vào tủ lạnh. Nếu không sử dụng hết thì cũng phải cho sản phẩm vào hộp đậy kín, rồi cho vào tủ lạnh, và vẫn phải lưu ý hạn sử dụng.

Đối với những đậu phụ mua từ chợ thì càng phải bảo quản cẩn thận hơn và cũng chỉ lưu ý sử dụng trong ít ngày. Khi mua đậu phụ về cần rửa sạch, rồi cho vào hộp, đổ ngập nước, sau đó cho vào tủ lạnh. Để bảo quản được lâu, cần thay nước, để cho đậu được tươi ngon.

Với các cách bảo quản như trên, ta có thể giữ được đậu từ 5 – 7 ngày. Nếu nước ngâm đậu có màu vàng thì cũng không có nghĩa là đậu đã hỏng, vì nước màu vàng đậm đặc đó là do sữa đậu nành ở trong đậu tiết ra, chúng sẽ bị phân huỷ khi gặp nước.

Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này thì các bạn cũng sẽ có được những kiến thức cơ bản để phân biệt đâu là đậu sạch, đậu bẩn để tránh mua phải thực phẩm không tốt cho sức khỏe gia đình mình.

Có liên quan

Từ khóa » đậu Hũ Bẩn