Nguy Cơ Tiềm ẩn Khi ăn đậu Phụ Sống - PLO

Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn đậu phụ sống

Như với tất cả thực phẩm được bày bán trên thị trường, đậu phụ có thể bị ô nhiễm trong quá trình sản xuất và bày bán. Có một vài cách mà đậu phụ có thể gây bệnh từ thực phẩm, một trong số đó là sự nhiễm bẩn của chính đậu phụ bởi các thiết bị ô uế tại cơ sở chế biến. Đậu phụ cũng có thể bị ô nhiễm bởi người chế biến ví dụ như tay chưa rửa, hắt hơi hoặc ho trên thực phẩm hoặc tiếp xúc với mầm bệnh từ thực phẩm khác, theo Healthline.

nguy-co-tiem-an-khi-an-dau-hu-song-1

Đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu phụ có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Đậu phụ cũng có thể tiếp xúc với mầm bệnh nếu được lưu trữ trong nước bị ô nhiễm. Có nhiều lo ngại về sự an toàn khi mua đậu phụ được bán với số lượng lớn, được lưu trữ trong một thùng nước lớn, nếu nguồn nước không sạch có thể lây nhiễm cho đậu phụ.

Đậu phụ sống cũng có thể có nguy cơ mắc Listeria monocytogenes, một loại vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng bệnh từ thực phẩm. Tuy nhiên, chất bảo quản như nisin thường được sử dụng trên đậu phụ để ngăn chặn nó phát triển.

Ngoài ra, đậu phụ thối (là đậu phụ sống sau khi được lên men) cũng có nguy cơ cao chứa mầm bệnh nguy hiểm từ thực phẩm như Clostridium botulinum, một chất độc có thể gây tê liệt.

Trong khi hầu hết mọi người có nguy cơ ngộ độc thấp khi ăn đậu phụ sống. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc cá nhân có hệ miễn dịch yếu cũng nên thận trọng hơn khi ăn đậu phụ mà không được nấu ở nhà.

Chăm sóc y tế khẩn cấp đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ ai có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng và các biến chứng liên quan như: buồn nôn, nôn , tiêu chảy, nhức đầu, đầy hơi, chuột rút và khí. Các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tiêu chảy ra máu, sốt hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày, nên đưa tới trạm y tế gần nhất.

Lợi ích tiềm năng của việc ăn đậu phụ sống

Đậu phụ sống là một trong những thực phẩm chế biến nhanh và rẻ tiền nhất để bổ sung lượng protein từ thực vật vào chế độ ăn uống hằng ngày. Đây cũng là một nguồn dinh dưỡng tốt chứa các chất như canxi, sắt, magiê, phốt pho và mangan.

nguy-co-tiem-an-khi-an-dau-hu-song-2

Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E và ít calo. Ảnh: Internet

Ăn đậu phụ sống cũng giảm thiểu lượng dầu mỡ và chất béo. Hơn nữa, đậu phụ sông có lượng calo thấp, ít chất béo, điều này làm cho nó tuyệt vời đối với những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng của họ.

Cách ăn đậu phụ sống an toàn.

Đậu phụ có hai loại đậu phụ thường và đậu phụ non. Loại thường là loại ta hay thấy bán ở ngoài chợ, khá chắc, khi rán khó bị vỡ. Còn đậu phụ non hay còn gọi là “đậu phụ lụa” (Silky Tofu) thường được bán trong siêu thị, trông rất mịn, mượt như thạch, ăn mềm và tan trong miệng. Cả hai loại này đều có thể ăn sống.

Trước khi ăn đậu phụ sống phải ép nước cho những thanh đậu phụ, vì nước ảnh hưởng lớn đến hương vị của món này. Vì vậy, khi mua về hãy lấy đậu ra khỏi túi, để ráo nước. Trước khi cắt nhỏ để nấu thì phải ép cho nước thoát ra.

Điều quan trọng nữa là để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, hãy bảo quản đậu phụ theo hướng dẫn của gói. Một số dạng đậu phụ có thể được giữ ở nhiệt độ phòng cho đến khi mở, sau đó cần được làm lạnh. Nhiều dạng đậu phụ được đóng gói riêng lẻ trong nước và làm lạnh. Khi chuẩn bị đậu phụ sống để ăn, sử dụng dụng cụ sạch và đồ chứa được vệ sinh kỹ lưỡng để tránh ô nhiễm chéo. Đồng thời lưu trữ bất kỳ thức ăn thừa vào trong tủ lạnh kịp thời, vì vi khuẩn phát triển tốt nhất khi tiếp xúc với khu vực nguy hiểm từ 40 đến 140 độ F, theo Healthline.

NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH) Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » đậu Hũ Bẩn