4 Cách Trị Chứng Ra Nhiều Mồ Hôi
Có thể bạn quan tâm
1. Ra nhiều mồ hôi có phải là bệnh không?
Ra nhiều mồ hôi không phải là một bệnh mà nó là hệ quả của một số bệnh khác.
Việc bài tiết mồ hôi của cơ thể là quá trình đào thải nhiệt lượng và độc tố tự nhiên, do hệ thần kinh thực vật gồm hệ giao cảm và phó giao cảm chi phối. Khi hệ giao cảm bị hưng phấn quá mức, quá trình giải phóng chất dẫn truyền thần kinh bị kích thích và tăng lên, tuyến mồ hôi hoạt động liên tục không kiểm soát được. Rối loạn thần kinh thực vật dẫn đến tăng tiết mồ hôi không kiểm soát được, hay còn gọi là tăng tiết mồ hôi vô căn do rối loạn thần kinh thực vật.
Ngoài ra một số vấn đề sức khỏe khác như cường giáp, đái tháo đường, nhiễm trùng, ung thư, mắc bệnh tim mạch, rối loạn đường huyết, thay đổi nội tiết thời kỳ tiền mãn kinh, hạ đường huyết… cũng gây ra mồ hôi nhiều.
2. Cách chữa chứng ra nhiều mồ hôi nhiều
Với chứng ra mồ hôi nhiều do vấn đề sức khỏe gây ra, cần dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh, chứng ra mồ hôi sẽ hết. Không điều trị chứng ra mồ hôi trong những trường hợp này.
Riêng với chứng tăng tiết mồ hôi vô căn do rối loạn thần kinh thực vật, hiện nay y học đang áp dụng những phương pháp điều trị sau:
2.1. Thuốc chống ra nhiều mồ hôi chứa muối nhôm
Đây là lựa chọn đối với trường hợp tăng tiết mồ hôi mức độ nhẹ, trên vùng da nhỏ như nách, tay, chân, đầu, trán…
Các thuốc này chứa nhôm clorua, nhôm zirconi, nhôm chlorohydrate… Khi dùng (thoa, bôi, xịt) trực tiếp lên bề mặt da, các hoạt chất sẽ tạo thành nút bịt kín lỗ chân lông và đọng lại trong các ống dẫn mồ hôi khiến mồ hôi không thể bài tiết ra ngoài.
Thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng 24 giờ, sau đó thuốc bị rửa trôi và mất tác dụng. Vì thế các thuốc này chỉ có hiệu quả tạm thời nên phải sử dụng liên tục. Nên sử dụng thuốc vào buổi tối, sau khi tắm, lau khô...
Phương pháp này chỉ thích hợp cho những người bị ra nhiều mồ hôi (trường hợp nhẹ). Với tình trạng tăng tiết mồ hôi nặng thì thuốc ít hiệu quả. Hơn nữa, thuốc có thể gây kích ứng da khi dùng dài ngày, do đó không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ. Tác dụng phụ của thuốc chứa muối nhôm có thể gây kích ứng da, khó chịu, bỏng rát, khó chịu… nhất là với người có cơ địa nhạy cảm.
Không để thuốc dính vào các vùng niêm mạc, mắt.
2.2. Chữa ra nhiều mồ hôi bằng thuốc uống
Ngoài các thuốc muối nhôm tác dụng tại chỗ, thì một số thuốc có thể được kê đơn: Glycopyrolat, benzotropin, propanthelin, oxybutynin…
Đây là các thuốc nhóm kháng cholinergic có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm nhằm giảm tiết mồ hôi toàn thân.
Để dùng thuốc an toàn, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều và thời gian sử dụng. Thuốc chỉ sử dụng một đợt ngắn ngày vì có nhiều tác dụng phụ.
Thuốc có thể phát huy tác dụng sau uống khoảng 30 phút, hiệu quả kéo dài từ 4 - 6 tiếng, đến khi bị đào thải hết ra ngoài. Khi ngừng thuốc thì tuyến mồ hôi vẫn có thể bài tiết nhiều trở lại.
Thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng, mắt mờ, khó tiểu, táo bón, hạ huyết áp, chóng mặt… và nhiều tác dụng phụ toàn thân khác. Do đó các bác sĩ cũng hạn chế chỉ định sử dụng thuốc kháng cholinergic, trừ khi đã cân nhắc giữa lợi ích và hạn chế của thuốc. Bệnh nhân cần thận trọng, nhất là với người lớn tuổi.
Một số người mắc bệnh tăng nhãn áp, có tiền sử tắc nghẽn đường niệu, liệt ruột, nhược cơ… không được sử dụng thuốc nhóm này. Do vậy, cách tốt nhất là chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Tùy thuộc tình trạng bệnh nhân, nếu có lo lắng quá mức, bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm giúp giảm sự lo lắng, từ đó làm giảm tình trạng tăng tiết mồ hôi.
2.3. Trị chứng ra nhiều mồ hôi bằng tiêm botox
Thuốc tiêm botox đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để điều trị chứng ra nhiều mồ hôi ở các vị trí: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, trán.
Trẻ ra quá nhiều mồ hôi- Xử lý thế nào
Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi có đáng ngại?
Thuốc chứa độc tố botulinum toxin A do vi khuẩn Clostridium botulinum tiết ra, có tác dụng ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.
Như trên đã phân tích, quá trình bài tiết mồ hôi do hệ thần kinh giao cảm chi phối. Khi nó hưng phấn quá mức gây ra mồ hôi nhiều. Khi tiêm, botox làm ức chế tín hiệu thần kinh nên mồ hôi sẽ bài tiết ít hơn tại nơi được tiêm.
Để điều trị hiệu quả và an toàn, botox phải được tiêm từng lượng rất nhỏ vào nhiều vị trí khác nhau trên vùng da đổ mồ hôi. Do đó quá trình tiêm phải do bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện.
Sau khoảng 4-5 ngày tiêm, thuốc bắt đầu phát huy hiệu quả. Tác dụng giảm tiết mồ hôi có thể kéo dài từ 4 tháng trở lên, tối đa là 12 tháng, sau đó thuốc mất tác dụng, có thể tiêm lại liệu trình điều trị.
Tác dụng phụ thường gặp là gây đau, yếu cơ tại vùng điều trị. Ngoài ra thuốc còn, gây sụp mí, chóng mặt, đau đầu…
2.4. Giảm mồ hôi bằng điện di ion
Biện pháp này được áp dụng để giảm tiết mồ hôi vùng tay chân, có thể áp dụng trường hợp đổ mồ hôi nhiều ở nách.
Người bệnh sẽ ngâm bàn tay, bàn chân khoảng 20-40 phút trong một khay nước có dòng điện một chiều cường độ thấp chạy qua. Điện di ion sẽ ức chế tạm thời hoạt động của các tuyến mồ hôi. Liệu trình điều trị cần thực hiện ít nhất 2-4 lần/tuần trong khoảng 6 tháng đầu tiên, sau đó duy trì 1 lần/tuần.
Biện pháp này khá an toàn, nhưng các trường hợp phụ nữ mang thai, người cấy máy tạo nhịp tim hoặc thiết bị kim loại (trồng răng), mắc bệnh tim mạch, đông kinh… không được sử dụng .
2.5. Phẫu thuật cắt hạch giao cảm
Phẫu thuật cắt hạch giao cảm là một biện pháp điều trị chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi, loại các hạch giao cảm ở ngực. Đây chính là nơi trung gian tiếp nhận tín hiệu từ hệ thần kinh thực vật trước khi gửi đến các tuyến mồ hôi.
Sau phẫu thuật, tình trạng mồ hôi tay, chân, nách không còn, nhưng bệnh nhân có nguy cơ gặp phải một số biến chứng: Khô rát da tay quá mức, tràn khí, tràn dịch màng phổi, giảm nhịp tim, sụp mí mắt, đau ngực, nhiễm trùng, dị ứng thuốc gây mê…
Ngoài ra, có thêm tình trạng tăng tiết mồ hôi bù trừ nghiêm trọng ở chân, bụng, lưng, đùi… có thể gây khó chịu hơn trước phẫu thuật.
Vì thế phẫu thuật cắt hạch giao cảm là biện pháp cuối cùng, khi những liệu pháp khác không hiệu quả. Phương áp này cũng chỉ áp dụng với trường hợp ra nhiều mô hồi tay, nách và không có tác dụng với vùng thân dưới.
Ra nhiều mồ hôi không phải chứng bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền toái nên nhiều người tìm mọi cách để cải thiện tình trạng này. Nhưng để lựa chọn cách điều trị chứng tăng tiết mồ hôi toàn thân phù hợp với từng người không đơn giản. Do đó cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng cho bản thân. Tốt nhất là nên đi khám bệnh tại chuyên khoa thần kinh hoặc da liễu.
Khi có chỉ định điều trị, cần kiên trì theo đúng liệu trình để có kết quả tốt nhất.
Mời độc giả xem thêm video:
Đến nay, viêm gan bí ẩn ở trẻ đã ghi nhận tổng cộng 250 ca mắc trên toàn thế giới | SKĐS
Từ khóa » Những Người đổ Mồ Hôi Nhiều
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều, Vì Sao? | Vinmec
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều: Tốt Hay Không Tốt? | Vinmec
-
Ra Mồ Hôi Nhiều Là Bệnh Gì? Hiểu để Không Chủ Quan • Hello Bacsi
-
Giải đáp: Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Giải Pháp Khắc Phục Là Gì?
-
Nguyên Nhân Gây Ra đổ Mồ Hôi Nhiều
-
Làm Gì Khi đổ Mồ Hôi Quá Nhiều?
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều: Nỗi Niềm Không Phải Ai Cũng Hiểu! - YouMed
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều Là Bệnh Gì Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ - YouMed
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tăng Tiết Mồ Hôi - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Vì Sao Cơ Thể Bỗng Dưng Tiết Ra Quá Nhiều Mồ Hôi
-
Cảnh Báo Về Sức Khỏe Khi đổ Mồ Hôi Nhiều
-
Đổ Mồ Hôi Trộm Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Tăng Tiết Mồ Hôi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị