Đổ Mồ Hôi Nhiều | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1 – 2% dân số đang mắc phải chứng đổ mồ hôi nhiều, chủ yếu liên quan đến rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Đa số cho rằng đây không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại chỉ cho đến khi họ nhận thức rõ về những tác hại mà nó gây ra. Vậy đổ mồ hôi nhiều là bệnh gì? Liệu có giải pháp nào khả thi để khắc phục hay bạn phải chấp nhận buông xuôi sống chung cả đời với căn bệnh này?
Đổ mồ hôi nhiều là bệnh có tính chất di truyền, gặp phải ở 1 – 2% dân số thế giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và những cách trị hiệu quả ngay tại đây.
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi thực chất là một cơ chế tự làm mát và duy trì thân nhiệt ổn định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng mỗi khi bạn bị sốt, vận động nhiều hay ở trong môi trường nóng bức… và quá trình bài tiết mồ hôi phụ thuộc hoàn toàn vào sự chỉ huy của hệ thần kinh giao cảm.
Với những người bị mắc chứng đổ mồ hôi nhiều thì lượng mồ hôi bài tiết lại vượt quá nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân là do nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức, làm sai lệch tín hiệu truyền đi khiến mồ hôi bài tiết liên tục không thể kiểm soát. Thuật ngữ quốc tế gọi bệnh lý này là Hyperhidrosis, chính là bệnh đổ mồ hôi nhiều.
Yếu tố nguy cơ gây tăng tiết mồ hôi
Đổ mồ hôi có thể do một số yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ dưới đây thì mồ hôi sẽ tăng tiết nhiều hơn:
- Thường xuyên căng thẳng tâm lý quá mức, lo âu kéo dài, thức khuya, mất ngủ, thiếu ngủ…
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị đổ mồ hôi nhiều thì con cái họ có 28% nguy cơ mắc chứng bệnh này.
- Tăng tiết mồ hôi thứ phát do các bệnh như đái tháo đường, cường giáp, gút, rối loạn nội tiết tuổi tiền mãn kinh, ung thư, nhiễm trùng… Trong những trường hợp này, điều trị tốt các bệnh lý nền thì mồ hôi cũng giảm tiết.
- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn chứa gia vị cay…
Đổ mồ hôi nhiều có thể do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức
Tác hại của đổ mồ hôi nhiều
Ra mồ hôi nhiều có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được điều trị tốt, cụ thể:
– Bệnh da liễu: Làn da ẩm ướt với nhiều mồ hôi và các chất bài tiết trên da là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi phát triển gây ra các vấn đề về da như mụn nhọt, ban sẩn, mề đay, nấm da…
– Mất nước: Lượng nước mất đi do tăng tiết mồ hôi toàn thân quá nhiều mà không được bổ sung đầy đủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chân tay bị chuột rút…
– Mùi cơ thể khó chịu: Bản thân mồ hôi không có mùi nhưng vi khuẩn phát triển trên da và bài tiết các sản phẩm thải sẽ gây ra mùi cơ thể khó chịu.
– Vấn đề tâm lý: Người bị ra mồ hôi toàn thân khó tránh khỏi tâm lý lo lắng, tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, tâm tính trở nên cáu bẳn, hay gắt gỏng và đáng lo ngại nhất là dẫn tới trầm cảm.
Đổ mồ hôi toàn thân có di truyền không?
Với những người bị tăng tiết mồ hôi toàn thân nguyên phát do rối loạn thần kinh giao cảm (hệ thần kinh điều khiển hoạt động bài tiết mồ hôi), bệnh sẽ có xu hướng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này có nghĩa là nếu bố mẹ bạn bị đổ mồ hôi toàn thân thì bạn cũng có 28% nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.
Tuy nhiên với những trường hợp tăng tiết mồ hôi thứ phát do bệnh lý như cường giáp, tiểu đường… chứng đổ mồ hôi lại không có tính chất di truyền.
Các phương pháp điều trị bệnh ra mồ hôi nhiều
Sử dụng chất chống ra mồ hôi ngoài da
Đây là cách đơn giản nhất trị mồ hôi nhiều. Các chất chống ra mồ hôi đều chứa muối nhôm, khi thoa lên da sẽ bịt kín lỗ chân lông nhằm ngăn mồ hôi thoát ra. Thông thường, chúng thường được bào chế dưới dạng xịt, lăn hoặc bột bôi xoa.
Liệu pháp ion (Iontophoresis)
Phương pháp này sử dụng dòng điện 1 chiều với cường độ thấp chạy qua một loại dung dịch dùng để ngâm chân, tay nhằm ức chế tuyến mồ hôi tiết ra quá nhiều. Người bệnh cần phải tiến hành nhiều lần để có được kết quả mong muốn.
Tiêm Botox
Botox (botulinum toxin A) được tiêm vào vùng da tiết nhiều mồ hôi như tay, chân, nách, mặt… để ngăn chặn giải phóng các tín hiệu thần kinh kích thích tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Bạn có thể phải tiêm botox nhiều lần, hiệu quả giảm mồ hôi ra nhiều có thể kéo dài gần 1 năm.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị ra mồ hôi nhiều là thuốc kháng cholinergic (oxybutynin, glycopyrrolate…); thuốc chẹn beta giao cảm (atenolol, metoprolol…); thuốc an thần (diazepam, clonazepam…). Thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, do vậy việc sử dụng thuốc không được coi là một giải pháp dài hạn để điều trị tăng tiết mồ hôi.
Sử dụng thảo dược trong điều trị đổ mồ hôi nhiều
Sử dụng thuốc tây có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ do đó việc ứng dụng thuốc trong điều trị mồ hôi vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy không ít người đã tìm đến những liệu pháp từ thảo dược để trị chứng mồ hôi nhiều bởi tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Trong đó phải kể đến các loại thảo dược như Sơn thù du, Thiên môn đông, Hoàng kỳ…
Với khả năng ổn định hệ thần kinh giao cảm tương tự như các thuốc kháng cholinergic của Thiên môn đông (theo nghiên cứu Viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand, Ấn Độ) cùng với tác dụng săn se bề mặt da để làm giảm tiết mồ hôi, kháng khuẩn của Sơn thù du; những thảo dược này không chỉ giúp ngăn mồ hôi tiết ra, mà còn ngăn vi khuẩn phát triển gây mùi khó chịu.
Nghiên cứu về tác dụng của Hoàng Kỳ trong điều trị mồ hôi trộm được thực hiện tại Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cũng cho thấy: khi cho bệnh nhân dùng 2ml dịch chiết Hoàng kỳ 2 lần mỗi tuần sau 3 – 4 liệu trình, mỗi liệu trình tương đương 3 tháng và cách nhau 2 tuần, người bệnh đã hết hẳn hoặc giảm mồ hôi trộm, ăn ngon, ngủ tốt và tinh thần cũng trở nên thoải mái hơn.
Phẫu thuật cắt hạch giao cảm (ETS)
Cắt hạch thần kinh giao cảm là một thủ thuật xâm lấn được dùng trong điều trị mồ hôi nhiều ở tay, nách. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là sẽ gây đổ mồ hôi bù trừ, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn ở những vùng thân dưới như đùi, bẹn, lòng bàn chân hoặc lên cả đầu, mặt… Một số biến chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm khác của phương pháp này là tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, đau dây thần kinh liên sườn, dị ứng thuốc gây mê…
Nạo hút tuyến mồ hôi
Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho trường hợp mồ hôi ra nhiều ở vùng nách. Các bác sỹ sử dụng năng lượng laser để phá hủy và hút bỏ tuyến mồ hôi dưới cánh tay. Biến chứng có thể gặp phải sau nạo hút tuyến mồ hôi là nhiễm trùng, hoại tử da, bầm tím, sẹo lồi, xơ hóa ngay trên bề mặt da, mất cảm giác vùng da dưới cánh tay do các thụ thể cảm nhận cũng bị phá hủy theo tuyến mồ hôi.
Phương pháp MiraDry®
Đây là phương pháp mới nhất trong điều trị mồ hôi nhiều ở nách. Phương pháp này sử dụng năng lượng vi sóng với tần số 5800 MHz chiếu trực tiếp vào vùng da dưới cánh tay để loại bỏ tuyến mồ hôi. Chi phí cho 1 liệu trình MiraDry® thường khá cao vì vậy nó chưa được phổ biến tại nước ta.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Những Người đổ Mồ Hôi Nhiều
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều, Vì Sao? | Vinmec
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều: Tốt Hay Không Tốt? | Vinmec
-
Ra Mồ Hôi Nhiều Là Bệnh Gì? Hiểu để Không Chủ Quan • Hello Bacsi
-
Giải đáp: Ra Nhiều Mồ Hôi Có Tốt Không? Giải Pháp Khắc Phục Là Gì?
-
Nguyên Nhân Gây Ra đổ Mồ Hôi Nhiều
-
Làm Gì Khi đổ Mồ Hôi Quá Nhiều?
-
4 Cách Trị Chứng Ra Nhiều Mồ Hôi
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều: Nỗi Niềm Không Phải Ai Cũng Hiểu! - YouMed
-
Đổ Mồ Hôi Nhiều Là Bệnh Gì Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ - YouMed
-
Tăng Tiết Mồ Hôi - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Vì Sao Cơ Thể Bỗng Dưng Tiết Ra Quá Nhiều Mồ Hôi
-
Cảnh Báo Về Sức Khỏe Khi đổ Mồ Hôi Nhiều
-
Đổ Mồ Hôi Trộm Cảnh Báo Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Tăng Tiết Mồ Hôi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị