4 Cách Viết CV Ngành Nhân Sự “dễ ợt”, Công Ty Nào Cũng Nhận

Ngành nhân sự đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng, tố chất làm việc cao. Chính vì vậy, khi bắt đầu làm CV, các bạn phải chuẩn bị đầu tư thật kỹ lưỡng, nắm chắc 4 cách viết CV ngành nhân sự dưới đây, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hạ gục được nhà tuyển dụng.

Nhân sự là một ngành nghề hot ở Việt Nam hiện nay, cơ hội việc làm dồi dào, vị trí làm việc đa dạng: chuyên viên tuyển dụng nhân sự, quản trị nhân sự, nhân viên nhân sự,…Tuy nhiên, ngành này đòi hỏi ứng viên phải có những yêu cầu, tố chất nhất định. Do đó, ngay từ bước đầu, ứng viên phải hết sức cẩn thận từ cách viết CV, từ ngữ ra làm sao, trình bày như thế nào? Dưới đây là 4 cách viết CV ngành nhân sự cực ấn tượng, có trong tay chắc chắn bạn sẽ tự tin chinh phục được nhà tuyển dụng.

TẠO CV HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ TẠI ĐÂY!

  1. Ngành nhân sự là gì?
    1. Định nghĩa
    2. Công việc của quản trị nhân sự
  2. Kỹ năng cần có trong công việc ngành nhân sự
  3. Cách viết CV ngành nhân sự
    1. Điền đầy đủ thông tin cá nhân
    2. Mục tiêu nghề nghiệp
    3. Thành tích nổi bật
    4. Kinh nghiệm làm việc

Ngành nhân sự là gì?

Định nghĩa

Ngành nhân sự được chia thành 2 mảng chính: quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực, đây là một trong những công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào.

  • Quản trị nhân sự: Chức năng cơ bản của quá trình quản trị, họ làm những công việc liên quan đến quản lý hành chính và chính sách lao động.
  • Quản trị nguồn nhân lực: Mang tính chiến lược lâu dài hơn, chiêu mộ và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân viên, lựa chọn, sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức các doanh nghiệp/công ty.

Công việc của quản trị nhân sự

Thông thường ở các doanh nghiệp/công ty, vị trí công việc này được phân bổ làm việc trong phòng nhân sự, đây là phòng ban hết sức quan trọng trong hệ thống cơ quan. Nhiệm vụ của mỗi nhân viên quản trị nhân sự thường ngày là: tuyển dụng, quản lý hồ sơ, đào tạo nhân sự,…

  • Tuyển dụng nhân sự mới cho doanh nghiệp/công ty: Bao gồm các hoạt động (đăng tin tuyển dụng qua các website, báo chí, group tìm việc làm, tiếp theo tổ chức phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục để ứng viên thử việc).
  • Quản lý hợp đồng: Phụ trách, theo dõi hợp đồng cho nhân viên trong doanh nghiệp/công ty, thực hiện các chế độ nghỉ việc hay hết hạn hợp đồng theo quy định, lập báo cáo theo định kỳ báo cáo Ban lãnh đạo.
  • Tiền lương: Tính toán tiền lương hàng tháng cho nhân viên doanh nghiệp/công ty, thông báo các quy định, chính sách (ngày công, số lần đi muộn, số ngày nghỉ,…)
  • Bảo hiểm: Đăng ký và trích nộp tiền các loại bảo hiểm cho nhân viên: Bảo hiểm y tế, xã hội,…Tổng hợp, giải quyết các vấn đề ốm đau, thai sản,…của người lao động.
  • Thực hiện đánh giá năng lực nhân viên dựa trên báo cáo cấp quản lý, từ đó đề xuất thăng tiến tăng lương hay luân chuyển nhân sự.
  • Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên: Lên kế hoạch đào tạo nhân viên (bao gồm: nhân viên cũ, nhân viên mới định kỳ theo tháng, năm) nhằm nâng cao kiến thức, đào tạo kỹ năng làm việc bằng các khóa học khác nhau.
  • Tổ chức các hoạt động gắn kết các nhân viên trong doanh nghiệp/công ty, xây dựng văn hóa, quy tắc ứng xử giữa các thành viên. Đây là mục tiêu lớn mà phòng ban nhân sự đều hướng đến để giúp doanh nghiệp/công ty phát triển bền vững.
4 cách viết CV ngành nhân sự “dễ ợt”, công ty nào cũng nhận - Ảnh 1
Ảnh minh họa – nguồn ảnh: internet.

Kỹ năng cần có trong công việc ngành nhân sự

  • Trau dồi vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực: Trong ngành nhân sự, chuyên môn giỏi chưa đủ, bạn cần phải liên tục cập nhật tin tức mới: pháp luật, chính trị, kinh tế – xã hội,…
  • Tư duy logic, phản biện tốt, xử lý các sự cố nhanh chóng và hiệu quả cho nhân viên.
  • Làm việc khách quan: Ngành nghề này bạn cần có cái nhìn khái quát nhất, sao cho hài hòa, cân đối giữa quyền lợi/nghĩa vụ của công ty và quyền lợi/nghĩa vụ của nhân viên, nếu thiên về một bên nào đó quá, bạn sẽ là người gây bất lợi cho họ.
  • Kỹ năng giao tiếp: là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất không chỉ trong nghề nhân sự mà tất cả các công việc khác đều phải có. Ở đây, đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng ứng xử tốt, làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết.

Cách viết CV ngành nhân sự

Bản CV chuyên nghiệp, sáng tạo là vũ khí lợi hại dễ dàng hạ gục được nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kỹ năng viết CV xin việc không phải ai cũng làm được và thực hiện thành thạo, đặc biệt trong ngành nhân sự. Trước hết, chúng ta cần nắm rõ 5 lưu ý khi viết CV xin việc:

  • Đảm bảo đầy đủ thông tin của bản thân.
  • Nghiên cứu kỹ càng vị trí công việc theo yêu cầu tuyển dụng.
  • Cần nêu rõ kinh nghiệm, thành tích rõ ràng.
  • Trình bày CV trong 1 mặt A4 (bởi quá dài sẽ không trọng tâm, nhà tuyển dụng đọc CV chỉ từ 5-10 phút).
  • Nếu nhà tuyển dụng có cung cấp format CV, bạn nên sử dụng nó.
4 cách viết CV ngành nhân sự “dễ ợt”, công ty nào cũng nhận - Ảnh 2
CV xin việc – nguồn ảnh: internet.

Điền đầy đủ thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là một trong những yếu tố cần thiết trong CV xin việc ngành nhân sự. Nội dung trong phần này là để nhà tuyển dụng biết được ứng viên đó là ai? Bạn cần liệt kê các thông tin sau: Họ và tên, Năm sinh, Số điện thoại, Email, Địa chỉ liên hệ. Bên cạnh đó, bạn đừng quên đính kèm ảnh đại diện, để tạo thiện cảm cho người xét duyệt CV của bạn.

Đồng thời, bạn nên lập một địa chỉ Email có đầy đủ họ tên của mình để thể hiện được sự chuyên nghiệp, đồng thời giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm được thông tin của bạn.

Ví dụ: [email protected].

Mục tiêu nghề nghiệp

Trong phần này, bạn nên thể hiện là người có định hướng và cầu tiến. Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành nhân sự, chỉ 2-3 câu giới thiệu ngắn gọn, đây là cách viết CV ngành nhân sự có thể ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng, đánh bật các ứng viên khác. Một số cụm từ chuyên ngành: năng lực cốt lỗi, chiến lược quản trị nhân sự, văn hóa doanh nghiệp,…

Thành tích nổi bật

Để tao CV online ấn tượng, bạn nên dành thời gian viết những thành tựu của bản thân. Đây là chiến lược được trình bày trong hồ sơ để nổi bật hơn bất kỳ ứng viên nào khác.

Trong thành tích học tập, bạn nên sắp xếp theo thứ tự thời gian, từ xa đến gần. Cụ thể như: Thời gian học – Trường – Ngành – Điểm phẩy (hệ 4/hệ10).

Ví dụ: 2013-2017 – Đại học Nội Vụ – Quản trị nhân lực – 3,5/4-8,2/10.

Bên cạnh đó, bạn có thể viết điểm môn chuyên ngành phù hợp với công việc nhân sự để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra bạn nên bổ sung thành tích cao trong học tập của mình ở phía dưới.

Ví dụ: Học bổng của dự án X năm 2015, Thủ khoa tốt nghiệp của Trường Đại học Nội Vụ – Chuyên ngành Quản trị nhân lực năm 2017,..

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất trong CV hành chính nhân sự. Đây là chuyên mục để nhà tuyển dụng thấy được năng lực cũng như quá trình bạn đã làm việc từ trước đến nay.

Bạn nên viết theo thứ tự thời gian như quá trình học tập, từ xa đến gần. Cụ thể như: Thời gian làm việc – Công ty – Vị trí làm việc – Công việc đã làm – Kết quả đạt được. Ngoài ra, bạn có thể thêm vài dòng mô tả về quy mô, ngành nghề công ty…

Ví dụ: 10/2017-3/2018: Công ty cổ phần truyền thông X – Nhân viên nhân sự – Tuyển dụng được 100 nhân sự, lên kế hoạch tổ chức 100 lớp đào tạo kỹ năng chuyên môn cho nhân viên công ty.

4 cách viết CV ngành nhân sự “dễ ợt”, công ty nào cũng nhận - Ảnh 3
Ảnh minh họa – nguồn ảnh: internet.

Ngành nhân sự được đánh giá là bộ phận không thể thiếu đổi với bất kỳ doanh nghiệp/công ty nào. Đặc biệt, cơ hội việc làm của chúng ngày càng mở rộng với nhiều ứng viên. Để ứng tuyển thành công vào vị trí này, chúng ta cần hoàn thiện bản CV thật đặc sắc. Hy vọng, với 4 cách viết CV ngành nhân sự bên trên, các bạn có thể dễ dàng thực hiện được bản CV cho mình.

Từ khóa » Cách Viết Cv Trái Ngành