CV ứng Tuyển Trái Ngành - TopCV

Đôi khi, trong nghề nghiệp, bạn phát hiện ra một đam mê mới và muốn thay đổi công việc. Hoặc là bạn muốn làm song song nhiều công việc khác nhau để tăng tầm ảnh hưởng cũng như thu nhập của bản thân. Tuy nhiên, để ứng tuyển thành công một vị trí chuyển ngành, trái ngành, ứng viên cần biết chuẩn bị hồ sơ phù hợp và viết một bản CV chỉn chu.

Bài viết hướng dẫn của TopCV dưới đây sẽ giúp ứng viên:

  • Xem ví dụ một bản CV trái ngành nổi bật.
  • Học cách viết CV ứng tuyển CV trái ngành để tăng cơ hội mời phỏng vấn.
  • Mẹo bỏ túi cách viết phần Kỹ năng và Thành tựu trong CV trái ngành.
  • Cách mô tả Kinh nghiệm làm việc trong CV ứng tuyển CV trái ngành phù hợp nhất với mô tả công việc.
Hướng dẫn chi tiết cách viết CV trái ngành
Hướng dẫn chi tiết cách viết CV trái ngành

Cấu trúc tốt nhất cho một bản CV tìm việc trái ngành

Về cấu trúc, CV tìm việc trái ngành nên tuân theo những tiêu chuẩn sau:

  • Đặt họ tên, thông tin liên hệ to và rõ ràng nhất ở phần đầu CV.
  • Thời gian kinh nghiệm cần sắp xếp theo thứ tự: Từ gần nhất đến xa nhất.
  • Nên sử dụng các font chữ cơ bản như Arial, Calibri, Quicksand, Time News Roman. Trình bày CV dễ đọc với các đầu mục to rõ, các khoảng trắng được sắp xếp hợp lý. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng trình bày CV của mình, hãy tham khảo các mẫu CV của TopCV.
  • Để tránh bị lỗi định dạng, hãy luôn luôn gửi định dạng PDF cho nhà tuyển dụng.

Về nội dung, những mục chính cần xuất hiện trong CV trái ngành:

  • Header: Bao gồm tên nổi bật nhất, ảnh nếu có và thông tin liên hệ.
  • Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp: 2-3 dòng ngắn gọn mô tả bản thân và những đặc điểm, tính cách của bản thân phù hợp làm với công việc ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc: Các mốc thời gian công việc cùng với mô tả chi tiết nhiệm vụ và thành tựu, kết quả.
  • Học vấn: Mô tả ngắn gọn bằng cấp và quá trình đào tạo cũng như những chứng chỉ, chứng nhận.
  • Kỹ năng: Danh sách ngắn gọn những kỹ năng chuyển đổi đã có.
  • Thông tin khác: Bổ sung những thông tin khác muốn NTD biết bao gồm giải thưởng, chứng chỉ, chứng nhận, sở thích, …

Xem thêm: Viết CV như thế nào cho đúng chuẩn?

Bài viết này có cung cấp thông tin hữu ích cho bạn không? * Không

{{errors.isUseful}}

Vui lòng điền email để nhận thêm các bài viết mới nhất cùng chủ đề

{{errors.email}}

Ngoài chủ đề trong bài viết, bạn còn quan tâm đến những chủ đề nào khác? *

{{errors.theme}}

Submit

Cách viết Mục tiêu/ Mô tả cho CV tìm việc trái ngành

Với phần Mục tiêu/ Mô tả cho CV trái ngành nên viết cô đọng nhất có thể với những điểm nhấn trong kinh nghiệm (Số liệu, thành tích). Nhiều người viết quá chung chung, số khác lại viết quá dài dòng, chiếm khoảng không gian của những nội dung khác. Tốt nhất là chỉ nên viết 1 đoạn văn ngắn 3-4 dòng.

Với đoạn văn ngắn như vậy, có thể chọn viết Mô tả ngắn gọn bản thân hoặc Mục tiêu nghề nghiệp. Về cơ bản thì chuyên gia khuyên rằng:

  • Viết Tóm tắt khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc trái ngành hoặc các công việc liên quan.
  • Viết Mục tiêu nghề nghiệp với những bạn mới tốt nghiệp hoặc ứng tuyển những vị trí level thấp hoặc mới chuyển nghề sang công việc này.

Cách viết hay cho phần Tóm tắt/ Mục tiêu cho trái ngành là hãy đảm bảo ít nhất 3 ý:

  • Background của bạn (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?).
  • Một vài kỹ năng thế mạnh (có liên quan đến công việc trái ngành).
  • Mục tiêu về nghề nghiệp, vị trí cụ thể hướng đến trong 2-3 năm tới.

Lưu ý không sử dụng đại từ ngôi thứ nhất như I, Me, My… và lược bỏ những từ ngữ không cần thiết để giữ đoạn văn ngắn gọn nhất có thể.

Ví dụ viết mục tiêu trong CV trái ngành:

Có kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực Marketing với khả năng phân tích xu hướng, đánh giá hiệu suất chiến dịch, và sử dụng hiệu quả các công cụ phân tích số. Mong muốn phát triển sâu hơn về kỹ thuật phân tích và mô hình hóa dữ liệu trong môi trường kinh doanh đa dạng.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp khi viết CV ứng tuyển trái ngành
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp khi viết CV ứng tuyển trái ngành

Tạo CV ngay

Cách viết phần Kinh nghiệm trong CV tìm việc trái ngành

Do bạn ứng tuyển một công việc trái ngành, hoặc mới chuyển ngành nên bạn sẽ không có những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển. Khi đó, bất kỳ kinh nghiệm làm việc nào cũng rất quan trọng và hoàn toàn có thể đưa vào CV.

Tips để đưa kinh nghiệm trái ngành vào trong CV là thể hiện được những kết quả thực tế trong công việc trước! Để NTD thấy bạn có thái độ và khả năng học tập, để làm tốt công việc dù có ít chuyên môn và kinh nghiệm.

Các bước hướng dẫn cụ thể để viết phần Kinh nghiệm làm việc trong CV như sau:

  • Bắt đầu ghi những công việc đã làm hoặc có liên quan theo thứ tự từ gần đây nhất, cho đến xa nhất.
  • Những phần không thể thiếu đó là: Tên công việc, Tên công ty/ tổ chức, thời gian làm việc, 5-6 gạch đầu dòng mô tả trách nhiệm và thành tựu của mình.
  • Bổ sung số liệu thể hiện công việc đã đạt chỉ tiêu và kết quả như thế nào. Càng chi tiết càng tốt! Đừng chỉ liệt kê ra những công việc. Vì như vậy không thể hiện được năng lực làm việc.
  • Sử dụng các động từ mô tả mạnh, thuật ngữ ngành, những con số %, đơn vị tỷ lệ để khơi gợi hình dung của NTD để bắt đầu mỗi gạch đầu dòng mô tả kinh nghiệm.
  • Cuối cùng và quan trọng nhất là phải điều chỉnh nội dung CV cho phù hợp với yêu cầu công việc liên quan. Mỗi công ty có thể yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau cho cùng một vị trí. Đặc biệt là khi bạn đang ứng tuyển vị trí trái ngành.
  • Chú ý với mỗi dòng mô tả kinh nghiệm nên chứa hoặc chứng minh cho một kỹ năng bạn đã/ sẽ ghi ở phần Kỹ năng.

Ví dụ:

Chuyên Viên Marketing - Công ty ABC

Tháng 6/2019 – Hiện tại

  • Phân tích và báo cáo về hiệu suất chiến dịch, đạt cải thiện 25% ROI.
  • Sử dụng Google Analytics để theo dõi và tối ưu hóa lưu lượng truy cập web.
  • Quản lý dự án với ngân sách hơn 500 triệu VND, giao tiếp với các bên liên quan để đảm bảo tiến độ.
Kinh nghiệm làm việc cũng rất quan trọng cả khi xin việc trái ngành
Kinh nghiệm làm việc cũng rất quan trọng cả khi xin việc trái ngành

Cách viết phần Học vấn trong CV tìm việc trái ngành

Một số nội dung cần có trong phần Học vấn của CV trái ngành:

  • Liệt kê tên các cơ sở đào tạo, trường, bằng cấp, niên khóa đào tạo.
  • Kinh nghiệm ngoại khóa khi đi học.
  • Có thể nêu thêm các dự án nghiên cứu đã tham gia.
  • Chứng chỉ/ chứng nhận/ vinh danh.
  • GPA không cần thiết ghi vào nhưng nếu điểm cao xuất sắc thì nêu ra cũng tốt.

Nếu CV trái ngành của bạn có vẻ trống trải, hãy làm phần học vấn trở nên nổi bật và khác biệt hơn. Cân nhắc bổ sung thêm các khóa học về ngắn hạn và Online, chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn... Đặc biệt với các bạn mới bắt đầu vào ngành thì càng nên bổ sung về học vấn cho bản thân.

Ví dụ:

Bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh

Đại học XYZ, 2015-2019

  • Tham gia dự án nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu khách hàng.
  • Chứng nhận Google Analytics IQ.

Xem thêm: CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp nên viết như thế nào?

Phần học vấn nên bổ sung thêm các thành tích liên quan để CV của bạn nổi bật hơn
Phần học vấn nên bổ sung thêm các thành tích liên quan để CV của bạn nổi bật hơn

Cách viết phần Kỹ năng trong CV tìm việc trái ngành

Vì bạn đang ứng tuyển trái ngành nên khả năng cao bạn sẽ không có những kỹ năng và kinh nghiệm của công việc. Tuy nhiên, bạn có thể dùng những kỹ năng ở công việc trước để hoàn thành công việc này. Đó là những kỹ năng chung cho bất kỳ công việc nào, là những kỹ năng chuyển đổi. Bạn nên tập trung thể hiện những kỹ năng chuyển đổi của mình trong CV trái ngành, ít kinh nghiệm!

Gợi ý cách để viết kỹ năng trong CV thật ấn tượng:

  • Đầu tiên làm danh sách liệt kê tất cả những kỹ năng bạn có. Nếu chưa có kinh nghiệm thì liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến công việc đã có.
  • Đọc kỹ JD và xác định từ khóa nổi bật và bắt buộc có. Ghi lại vào 1 danh sách thứ hai.
  • Nối kết 2 danh sách trên để chọn ra những kỹ năng chung công ty yêu cầu mà bạn đang sở hữu, hoặc những kỹ năng chuyển đổi của bạn.
  • Viết tách riêng Kỹ năng thành một phần nổi bật trong CV trái ngành.
  • Minh chứng cho những kỹ năng này trong phần Kinh nghiệm làm việc, Hoạt động hoặc Học vấn, Chứng chỉ để tăng tính thuyết phục.
  • Tham khảo kỹ thuật Keywords và Buzzwords. Hiểu đơn giản là chọn lọc từ khóa những yêu cầu mà công ty cần về kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn. Rồi những đặc điểm về văn hóa, thương hiệu của công ty (tìm kiếm thông tin trên Google, Website công ty) để cố gắng đưa những từ khóa đó xen kẽ vào các phần nội dung trong CV của bạn. Đương nhiên là chỉ những gì đúng về kinh nghiệm, kỹ năng của bạn thôi nhé. Tránh nói không hay những thứ mình không có, vì NTD hoàn toàn có cách để kiểm tra điều đó.

Ví dụ một số kỹ năng khi bạn muốn ứng tuyển sang ngành Phân tích dữ liệu:

  • Phân tích dữ liệu: Khả năng sử dụng Excel và các công cụ BI để thu thập và phân tích thông tin, từ đó đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả.
  • Quản lý dự án: Có kinh nghiệm tổ chức, lập kế hoạch và theo dõi tiến độ các dự án nhóm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đúng hạn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Biết cách truyền đạt ý tưởng và hợp tác cùng đội ngũ, phòng ban khác
  • Giải quyết vấn đề: Có năng lực đánh giá tình huống và đề xuất giải pháp sáng tạo, giảm chi phí và tối ưu hóa quy trình làm việc.
  • Quản lý thời gian: Cân bằng được nhiều dự án cùng lúc với mức độ ưu tiên hiệu quả.
Bạn có thể chọn lọc những kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu trong JD để viết CV
Bạn có thể chọn lọc những kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu trong JD để viết CV

Cách viết các phần bổ sung cho CV tìm việc trái ngành

Nếu CV của bạn vẫn chưa đủ đầy đặn, có thể cân nhắc bổ sung phần Thông tin khác trong CV. Ở phần này có thể đưa ra:

  • Chứng chỉ.
  • Tình nguyện/ Ngoại khóa.
  • Ngoại ngữ.
  • Sở thích.
  • Professional Website/ Linkedin Portfolio.

Xem thêm: Cách viết sở thích trong CV tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Tham khảo mẫu CV xin việc trái ngành

Trái ngành nên ghi CV như thế nào? Dưới đây là cụ thể mẫu CV xin việc trái ngành bạn có thể tham khảo để dễ dàng hoàn thiện bản CV của mình

Mẫu CV xin việc trái ngành cho vị trí Phân tích dữ liệu
Mẫu CV xin việc trái ngành cho vị trí Phân tích dữ liệu

Cách viết Cover Letter tìm việc trái ngành

Thông tin liên hệ của bạn

Thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng

Kính gửi anh/chị [Tên],

Đoạn 1: Bạn đang ứng tuyển vị trí gì, công ty nào, vì sao bạn biết đến vị trí này? Một lý do (kỹ năng, kinh nghiệm gì) khiến bạn nghĩ rằng mình hợp vị trí này. Một số điều bạn thích về tổ chức.

Đoạn 2: Kể về những lần bạn sử dụng kỹ năng tốt để đem lại hiệu quả cho công ty và đạt thành tích như thế nào. Mong muốn đóng góp gì cho công ty?

Đoạn 3: Kết thư ngỏ ý về một buổi phỏng vấn để trao đổi kỹ hơn về những kỹ năng và giá trị bạn có thể làm.

Xin cảm ơn,

[Tên bạn]

Bạn có thể tham khảo các mẫu Cover Letter ứng tuyển CV trái ngành của TopCV ngay dưới đây!

Tạo Cover Letter ngay

Trên đây là những hướng dẫn để bạn có một bản CV trái ngành thật chi tiết. Khi viết CV xin việc trái ngành, điều quan trọng nhất là làm nổi bật khả năng linh hoạt và sự sẵn lòng học hỏi. Bạn cần chú trọng vào việc chuyển tải các kỹ năng có thể áp dụng được trong ngành mới và mô tả cách những kinh nghiệm trước đây có thể thúc đẩy thành công trong lĩnh vực bạn đang hướng tới. Chúc bạn ứng tuyển thành công!

Xem thêm: Cách gửi email kèm CV xin việc chuẩn chỉnh

Từ khóa » Cách Viết Cv Trái Ngành