4 Cú đấm Cơ Bản Trong Boxing - Võ Thuật
Có thể bạn quan tâm
Có 4 cú đấm cơ bản trong quyền anh: đấm thẳng tay trước(cú thọc) – Jab,đấm thẳng tay sau – Straight,móc ngang – Hook và móc lên – Uppercut.
Hướng dẫn bài tập ngực trên hiệu quả cho nam
Video clip hướng dẫn: 8 phút + mỗi ngày = 6 múi
Nếu 1 võ sĩ quyền anh thuận tay phải, thông thường tay trái của anh ta sẽ để đằng trước,và tay phải sẽ để đằng sau. Còn đối với một võ sĩ quyền anh thuận tay trái, các vị trí tay sẽ được đảo ngược lại.
Để rõ ràng hơn,các thảo luận sau đây dành cho người thuận tay phải.
1. Jab – Cú thọc:
The Left Jab – Cú thọc bằng tay trái để phía trước.
Một cú đấm nhanh,được tung ra theo đường thẳng bằng tay trái từ vị trí phòng thủ.
Cú thọc được đi kèm với một vòng quay nhỏ thuận chiều kim đồng hồ của thân và hông.Trong khi nắm tay xoay 90 độ và nằm trên phương ngang khi va chạm.
Khi cú đấm được duỗi thẳng tối đa,vai trái có thể được đưa lên để bảo vệ cằm.Tay phải vẫn ở bên cạnh mặt để bảo vệ hàm.
Sau khi va chạm,tay trái được rút lại nhanh chóng để đưa về vị trí bảo vệ phía trước khuôn mặt.
Cú thọc được nhìn nhận là một cú đấm quan trọng nhất trong kho vũ khí của một võ sĩ quyền anh.Vì nó cung cấp một số lượng hợp lý sự che đỡ của chính nó và để lại ít không gian nhất cho cú phản đòn của đối thủ.
Nó có tầm dài nhất trong tất cả các cú đấm và không nhất thiết phải chuyển trọng tâm khi đấm.
Do sức mạnh tương đối yếu của nó,cú thọc thường được sử dụng như một công cụ để đo khoảng cách,thăm dò sự phòng thủ của đối thủ,quấy rối đối thủ và làm bàn đạp để thực hiện các cú đấm mạnh hơn,uy lực hơn.
Để tăng thêm sức mạnh cho cú thọc,có thể tiến thêm nửa bước chân hay dịch chuyển toàn bộ cơ thể.
Một số võ sĩ nổi tiếng đã gia tăng được tương đối sức mạnh cho cú thọc của họ,sử dụng nó để trừng phạt hay gia tăng áp lực không ngừng lên đối thủ.Có thể để đến những tay đấm như Larry Holmes,Wladimir Klitschko,…
2. Straight – Đấm thẳng tay sau.
The Straight Right – Đắng thẳng bằng tay phải để phía sau.
Một cú đấm mạnh,được tung ra theo đường thẳng bằng tay phải.
Từ vị trí phòng thủ,tay phải được tung ra từ cằm,đi qua cơ thể và vươn tới mục tiêu theo đường thẳng.
Khi cú đấm được duỗi thẳng tối đa,vai phải được đưa lên để bảo vệ cằm.Đồng thời tay trái được co lại che chắn bảo vệ hàm.
Để tăng thêm uy lực,thân và hông xoay ngược chiều kim đồng hồ khi cú cấm được tung ra.Trọng tâm cũng được chuyển từ chân sau sang chân trước,kết quả là gót chân phía sau quay ra ngoài như một điểm tựa cho việc chuyển trọng tâm.Thân người xoay và trọng tâm bất ngờ được chuyển,cú đấm sẽ mạnh hơn.
Giống như cú thọc,một nửa bước chân về phía trước có thể được thêm vào.
Sau khi va chạm,tay phải được rút lại nhanh chóng để trở về vị trí bảo vệ.
Cú đấm này có thể được sử dụng để phản công lại một cú thọc,nhằm vào đầu của đối thủ,nhằm vào thân của đối thủ để phản đòn hoặc dùng để tiếp tục tung một cú móc ngang ngay sau đó.
Cú đấm thẳng tay phải có thể nối tiếp theo sau một cú thọc,tạo thành sự kết hợp kinh điển theo nhịp 1,2.
3. Hook – Móc ngang:
The Left Hook – Móc ngang bằng tay trái.
Một cú đấm dạng nửa đường tròn được tung ra bằng tay trái nhằm vào phía bên phần đầu của đối thủ.
Từ vị trí phòng thủ,khuỷu tay được rút lại phía sau với nắm đấm nằm ngang và uốn cong khuỷu.
Tay phải che chắn để bảo vệ vững chắc phần cằm,đầu gối hơi cong,chuyển trọng tâm lên chân trái,thân và hông xoay theo chiều kim đồng hồ,đẩy nắm đấm ngang qua một cách chắc chắn theo chiều kim đồng hồ tạo thành hình vòng cung phía trước cơ thể và tìm đến mục tiêu.Đồng thời,các bàn chân xoay theo chiều kim đồng hồ, gót chân trái xoay ra phía ngoài.
Sau khi va chạm,đường vòng cung của cú móc ngang kết thúc đột ngột và tay trái được kéo nhanh chóng trở về vị trí phòng thủ.
Một cú móc ngang cũng có thể được nhắm vào những mục tiêu thấp hơn trên cơ thể và kĩ thuật này đôi khi được gọi là “rip” để phân biệt với những cú móc thông thường vào đầu.
Cú móc ngang cũng có thể được tung ra với tay phải,tay phía sau.
Những tay đấm nổi tiếng với cú móc ngang: Joe Frazier và Mike Tyson.
4. Uppercut – Móc lên/Móc ngược:
Một cú đấm theo chiều dọc,được tung lên trên bằng tay phải.
Từ vị trí phòng thủ,thân hơi xoay về bên phải,tay phải hạ thấp xuống dưới tầm ngực của đối phương và đầu gối hơi cong ra phía sau.Tay phải đẩy mạnh lên cằm hay thân của đối phương tạo thành hình vòng cung.Đồng thời,đầu gối đẩy lên nhanh chóng,thân và hông xoay ngược chiều kim đồng hồ và gót chân sau xoay ra ngoài,bắt chước những chuyển động cơ thể của cú đấm thẳng tay sau.
Tác dụng chiến lược của cú móc lên nằm ở hiệu quả của việc “xốc” đối thủ lên,làm đối thủ mất thăng bằng để tung ra những đòn đấm tiếp theo.
Cú móc lên bằng tay phải,tiếp sau đó là cú móc ngang bằng tay trái,một sự kết hợp chết người.Cú móc lên sẽ nâng cằm của đối thủ vào một vị trí dễ bị tổn thương,sau đó cú móc ngang sẽ loại bỏ đối thủ ra khỏi trận đấu.
Đó là những cú đấm cơ bản khác nhau có thể được tung ra nhanh chóng để tạo thành một tổ hợp đòn hoặc đòn liên hoàn.Phổ biến nhất là sự kết hợp cú đấm thẳng tay trước và sau để tạo thành “One Two Combo”.Điều này thường là một sự kết hợp hiệu quả.Vì cú Jab sẽ khóa tầm nhìn của đối thủ với cú Straight,làm cho nó dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Có những cú đấm khác được tung ra với vòng cung lớn hơn cú móc ngang,dựa vào trọng lượng cơ thể và lực hướng tâm trong một vòng cung rộng để “văng” ra cú đấm.Đó có thể là một đòn mạnh,nhưng đó là một cú đấm hoang dã và không hề có sự kiểm soát.Đi kèm với nó là sự mất thăng bằng và nhiều sơ hở.Cung cấp cho đối thủ thời gian và các điểm yếu lộ ra dễ dàng đánh trúng.Vì những lý do này,những cú đấm kiểu như vậy không được coi là những cú đấm thông thường.Các huấn luyện viên thường xem đó như là một dấu hiệu của sự yếu kém về mặt kĩ thuật hay sự tuyệt vọng.Nhưng đôi khi nó đã được sử dụng,vì sức mạnh tiềm năng to lớn,đã hạ gục được những đối thủ không biết tận dụng sơ hở mà nó để lại hoặc đã mất tỉnh táo.
Chú ý:
-Jab là cú đấm được sử dụng tới 60% trong tổng số các cú đấm,đôi khi là 75%.
Đó là cú đấm bận rộn nhất trong Boxing bởi nó có thể được tung ra rất nhanh và không ảnh hưởng mấy đến sự phòng thủ của võ sĩ.
-Straight là cú đấm dễ gây mất thăng bằng hơn Jab,muốn hạn chế điều này có thể thắt chặt cơ bụng,hạ thấp trọng tâm.Hãy trở về trạng thái cân bằng càng nhanh càng tốt sau khi đấm.
-Hook là cú đấm ở tầm gần,nằm ngoài tầm nhìn của đối thủ và rất khó để tránh đỡ.Nhưng nếu đấm quá gần thì sẽ móc vào phía sau gáy đối thủ.
-Uppercut là một cú đấm rất mạnh mẽ và hiệu quả.Mục tiêu phải ở khoảng cách ngắn hoặc tầm trung.Nếu ở xa hơn,sẽ bị giảm bớt uy lực do khuỷu tay không còn cong,kém hiệu quả trong việc truyền lực từ thân và hông,dễ dàng bị phản đòn bởi một cú đấm thẳng.
-Tất cả các cú đấm,đều cần phải được thu về nhanh như lúc nó được tung ra.
Video clip: 20′ tập luyện tại nhà mỗi ngày cho Boxing
[jwplayer player=”1″ mediaid=”68463″]
Nguồn: Vietnamfight.com
Từ khóa » Cách đấm Boxing Cơ Bản
-
Kỹ Thuật đấm Boxing Cơ Bản - Muay Fit Center
-
4 đòn đấm Boxing Cơ Bản Phải Biết
-
Giới Thiệu Các đòn đấm Trong Boxing - Elipsport
-
Kỹ Thuật đấm Boxing Và 8 Lỗi Sai Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Boxing Là Gì? Các Kỹ Thuật Cơ Bản Trong Boxing Bạn Cần Biết
-
5 Kỹ Thuật Boxing Cơ Bản Bạn Có Thể Tự Tập Trong Thời Gian Cách Ly
-
Tập Luyện Boxing Cơ Bản Tập 1 - YouTube
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Boxing Hai đòn Súc 5 & 6 (Uppercut) - YouTube
-
Cách Tập Boxing Tại Nhà đúng Kỹ Thuật Và Chi Tiết Cho Người Mới
-
Học Kỹ Thuật đấm Boxing Cơ Bản Tại Nhà: Dễ Hay Khó?
-
Hướng Dẫn Cách Học Boxing Tại Nhà Cơ Bản Cho Người Mới - 24hsport
-
Tuyệt Chiêu Cách Tập Boxing Với Bao Cát đơn Giản Dễ Hiểu Cho Người ...
-
Cách đấm Bao Cát đúng Kỹ Thuật - Thể Thao
-
Các Bài Tập Boxing Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu - Fit Center