4 Điều Cần Lưu ý Khi Thiết Kế Hệ Thống Lạnh Chuyên Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Lưu ý khi thiết kế hệ thống lạnh
- 1. Chọn phương pháp cấp dịch dàn lạnh
- 1.1. Phương pháp cấp dịch tiết lưu trực tiếp
- 1.2. Phương pháp cấp dịch kiểu ngập lỏng từ bình giữ mức
- 1.3. Phương pháp cấp dịch bằng bơm cấp dịch
- 2. Chọn thiết bị ngưng tụ
- 3. Chọn môi chất lạnh
- 4. Chọn dầu cho máy lạnh
Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh, việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào sinh hoạt sản xuất để phục vụ cho con người ngày một phổ biến hơn. Hệ thống lạnh dường như là một sản phẩm không thể thiếu trong quá trình bảo quản thực phẩm, hóa chất và nhiều ngành công nghiệp khác. Dường như việc thiết kế hệ thống lạnh sao cho hợp lý, an toàn vẫn là một băn khoăn lớn của tất cả người sử dụng. Hãy để Hải Âu Group giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
1. Chọn phương pháp cấp dịch dàn lạnh
1.1. Phương pháp cấp dịch tiết lưu trực tiếp
– Phương pháp cấp dịch tiết lưu trực tiếp là cách cấp dịch mà môi chất sau tiết lưu đi trực tiếp vào dàn lạnh không qua bất cứ khâu trung gian nào.
– Môi chất lạnh sau tiết lưu đẩy trực tiếp vào dàn lạnh không qua các khâu trung gian nên tổn thất nhiệt thấp. Đây là một phương pháp rất đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị khác đi kèm, chi phí đầu tư thấp.
– Phương pháp tiết lưu trực tiếp có thể dùng van tiết lưu tay hoặc van tiết lưu tự động. Phương pháp này thường được sử dụng đối với các dàn lạnh nhỏ, độ tải nhiệt không lớn, ví dụ như hệ thống lạnh máy điều hòa, kho lạnh thương nghiệp, kho bảo quản, kho chờ đông v.v… Đối với các thiết kế hệ thống lạnh có công suất lớn, phương pháp này có hiệu quả thấp, trong những trường hợp dàn lạnh thiếu nhiều môi chất làm cho thời gian làm lạnh tăng lên đáng kể, đặc biệt ở cuối dàn lạnh.
Hình 1: Mô hình một hệ thống lạnh công nghiệp
Xem thêm: Thực hành 9 bước quan trọng để di chuyển thiết bị lạnh
1.2. Phương pháp cấp dịch kiểu ngập lỏng từ bình giữ mức
– Phương pháp này thường để sử dụng cho các thiết bị bay hơi đòi hỏi có một lượng môi chất và phụ tải nhiệt lớn, thời gian làm lạnh tương đối nhanh nên rất phù hợp trong quá trình thiết kế hệ thống lạnh.
– Thiết bị bay hơi trong hệ thống lạnh cấp dịch kiểu ngập lỏng luôn phải chứa ngập chất lỏng bão hòa. Dịch lỏng được cấp trực tiếp từ bình giữ mức xuống nhờ vào cột áp thủy tĩnh. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch lỏng cho dàn lạnh, mức dịch lỏng tối thiểu trong bình giữ mức luôn được duy trì.
– Vì dàn lạnh luôn chứa đầy dịch lỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt khá cao so với hơi bão hòa khi tiết lưu trực tiếp, giảm đáng kể thời gian làm lạnh.
– Mặc dù bên trong dàn lạnh là môi dịch lỏng, nhưng do tốc độ chuyển động chậm nên hệ thống làm lạnh nhanh hay siêu tốc phương pháp này không đảm bảo yêu cầu nên ta thường bắt buộc sử dụng phương pháp đối lưu cưỡng bức nhờ bơm trong thiết kế hệ thống lạnh.
Hình 2: Hệ thống lạnh cần thiết kế chính xác để đạt hiệu quả
1.3. Phương pháp cấp dịch bằng bơm cấp dịch
Phương pháp cấp dịch bằng bơm cấp dịch được sử dụng trong các thiết bị cấp đông lạnh nhanh.Chính vì cấp dịch bằng bơm thì hiệu quả trao đổi nhiệt rất cao và thời gian làm lạnh giảm là vì: môi chất trong dàn lạnh ở trạng thái lỏng có nhiệt độ rất thấp, môi chất lỏng chuyển động cưỡng bức với tốc độ lớn.
2. Chọn thiết bị ngưng tụ
Thiết kế hệ thống lạnh cũng cần sử dụng các thiết bị ngưng tụ phù hợp: – Dàn ngưng không khí – Dàn ngưng tụ bay hơi – Bình ngưng ống chùm nằm ngang – Dàn ngưng kiểu tưới
3. Chọn môi chất lạnh
Lựa chọn môi chất lạnh hợp lý là vấn đề rất quan trọng khi thiết kế hệ thống lạnh. – Môi chất amoniac NH3 là chất không gây phá huỷ tầng ozon và hiệu ứng nhà kính. Đặc điểm của NH3 là rất phù hợp với các hệ thống lớn đến rất lớn, do năng suất lạnh riêng thể tích lớn
Hình 3: Kỹ thuật viên kiểm tra giám sát lắp đặt hệ thống lạnh
– Tuyệt đối không nên sử dụng NH3 cho các kho lạnh thực phẩm dạng bảo quản, vì đặc điểm của NH3 là rất độc hại và dễ làm hỏng thực phẩm, nếu xảy ra trường hợp rò rỉ môi chất bên trong các kho lạnh thì rất khó để phát hiện, nếu phát hiện thì đã quá muộn. Khác với các thiết bị cấp đông, máy lạnh hoạt động theo mẻ, hàng hoá chỉ đưa vào làm lạnh trong một thời gian rất ngắn, mỗi lần làm lạnh với số lượng hàng không lớn, các kho lạnh hoạt động trong thời gian dài, hàng hoá được bảo quản hàng tháng, hàng năm, trong quá trình đó sự cố rò rỉ rất lớn vì vậy rủi ro rất cao. Bên cạnh đó kho lạnh là nơi tập trung một khối lượng hàng rất lớn, có thể lên đến hàng nghìn tấn sản phẩm. Giá trị các hàng hoá ở kho lạnh cực kỳ lớn, nếu xảy ra tình trạng rò rỉ môi chất NH3 bên trong các kho lạnh, hàng hoá hư hỏng các xí nghiệp có thể sẽ gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng. Việc thiết kế hệ thống lạnh với kho lạnh sử dụng NH3 chứa đựng rất nhiều nguy cơ và rủi ro cho doanh nghiệp.
– Nên chọn môi chất không làm hư hỏng sản phẩm được bảo quản, không độc hại hay ăn mòn kim loại.
Xem thêm: Phương pháp kiểm tra rò rỉ gas ở thiết bị điện lạnh
4. Chọn dầu cho máy lạnh
Chất lượng và đặc tính của dầu có ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của máy nén. Trong mọi trường hợp cần biết chọn loại dầu tốt nhất. Khi tỷ số nén xác định, nhiệt độ đầu đẩy không cao, dầu tiêu hao ở mức bình thường nên than bám nhiều ở vòng cách của van xả hay các bộ phận chuyển động chóng mòn thì nên kiểm tra:
– Trong dầu có lẫn tạp chất hay không – Dầu có phù hợp với máy hay không – Phẩm chất của dầu – Phán đoán tính chất của dầu rất khó nên chỉ có thể xác định thông qua việc sử dụng.
Hình 4: Dầu máy lạnh rất quan trọng với máy nén hệ thống lạnh
Do vậy nên sử dụng dầu của các thương hiệu có uy tín đã được nhà cung cấp giới thiệu. Những thông số quan trọng của dầu như điểm đông đặc thấp, điểm bắt lửa cao, độ nhớt thay đổi không nhiều khi nhiệt độ thay đổi. Nên bảo quản dầu cẩn thận tránh lọt ẩm, bụi vào bên trong dầu. Việc thiết kế hệ thống lạnh gồm rất nhiều yếu tố quan trọng. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng dịch vụ thiết kế, lắp đặt hệ thống kho lạnh của Hải Âu. Chúng tôi sẽ giúp bạn có những thiết kế và sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Từ khóa » Hệ Thống Làm Lạnh Nh3
-
Hệ Thống Lạnh NH3 - Thiên Hải
-
HỆ THỐNG CHILLER NH3 (R717)
-
Chọn Môi Chất Lạnh Hợp Lý Cho Hệ Thống Lạnh - Thiết Bị, Vật Tư ...
-
Hệ Thống Làm Lạnh Ammonia Hoạt động Ra Sao? - VRcooler
-
Gas Lạnh - Môi Chất Làm Lạnh Là Gì - Tư điện Lạnh Hải Anh
-
Hệ Thống Lạnh NH3 Cool Machine Giá Rẻ
-
HỆ THỐNG LẠNH NH3
-
1 Nguyên Lý Hoạt động Của Sơ đồ Hệ Thống Lạnh Môi Chất NH3.
-
Hệ Thống Lạnh Công Nghiệp NH3
-
Quy Trình Nạp Gas NH3 Cho Hệ Thống Lạnh
-
Nh3 Hệ Thống Lạnh Chất Làm Lạnh Ammonia R717 Loại Công Nghiệp ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Máy Làm Lạnh Amoniac Và Máy Làm Lạnh Môi Chất ...
-
Hệ Thống Lạnh NH3 | Thiết Kế - Lắp Đặt Kho Lạnh