4 Hàm Số Lượng Giác Cơ Bản Sin Cos Tan Cot - Tính Chất Và đồ Thị
Có thể bạn quan tâm
Trong phần này, HocThatGioi sẽ giới thiệu chi tiết hơn cho các bạn về các hàm cơ bản trong lượng giác. Gồm 4 hàm chính là: y = sin(x), y = cos(x), y = tan(x), y = cot(x). Cùng theo dõi ngay nhé.
1. Hàm số y = sin(x).
- Tập xác định: D = \mathbb{R}.
- Tập giá trị: \left [ -1;1 \right ], tức là -1\leq sin(x)\leq 1, \forall x \in \mathbb{R}.
- Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng \left ( -\frac{\pi }{2}+ k2\pi ; \frac{\pi }{2}+k2\pi \right ) và nghịch biến trên mỗi khoảng \left ( \frac{\pi }{2}+ k2\pi ; \frac{3\pi }{2}+k2\pi \right ).
- Hàm số y = sin(x) là hàm số lẻ nên đồ thị hàm số nhận gốc toạ độ O làm tâm đối xứng.
- Hàm số y = sin(x) là hàm số tuần hoàn với chu kì T=2\pi.
- Đồ thị hàm số y = sin(x).
2.Hàm số y = cos(x).
- Tập xác định: D = \mathbb{R}
- Tập giá trị: \left [ -1;1 \right ], tức là -1\leq cos(x)\leq 1, \forall x \in \mathbb{R}.
- Hàm số y=cos(x) nghịch biến trên mỗi khoảng \left ( k2\pi ;\pi +k2\pi \right ) và đồng biến trên mỗi khoảng \left (-\pi + k2\pi ;k2\pi \right ).
- Hàm số y=cos(x) là hàm số chẵn nên đồ thị hàm số nhận trục Oy làm trục đối xứng.
- Hàm số y = cos(x) là hàm số tuần hoàn với chu kì T=2\pi.
- Đồ thị hàm số y=cos(x).
3. Hàm số y = tan(x)
- Tập xác định: D=\mathbb{R} \ { \frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z}}
- Tập giá trị: \mathbb{R}.
- Là hàm số lẻ.
- Là hàm số tuần hoàn với chu kì T=\pi.
- Hàm số y=tan(x) đồng biến trên mỗi khoảng \left ( -\frac{\pi }{2} +k\pi ;\frac{\pi }{2}+k\pi \right ).
- Đồ thị nhận mỗi đường thẳng x=\frac{\pi }{2}+k\pi ,k\in \mathbb{Z} làm một đường tiệm cận.
- Đồ thị hàm số y=tan(x).
4.Hàm số y = cot(x)
- Tập xác định: D=\mathbb{R} \ { k\pi ,k\in \mathbb{Z}}
- Tập giá trị: \mathbb{R}.
- Là hàm số lẻ.
- Là hàm số tuần hoàn với chu kì T=\pi.
- Hàm số y=cot(x) nghịch biến trên mỗi khoảng \left ( k\pi ;\pi +k\pi \right ).
- Đồ thị nhận mỗi đường thẳng x=k\pi,k\in \mathbb{Z} làm một đường tiệm cận.
- Đồ thị hàm số y=cot(x).
Hi vọng sau bài viết này của HocThatGioi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các hàm cơ bản trong lượng giác để có thể vận dụng vào các hàm nâng cao hơn. Nếu thấy bài viết này của HocThatGioi hay và bổ ích thì hãy chia sẻ nó đến bạn bè của mình nhé! Chúc các bạn học tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Toán – Hàm số lượng giác
- Cách tìm tập xác định của hàm số lượng giác chi tiết nhất
Mới nhất cùng chuyên mục
Trọn bộ lý thuyết giới hạn dãy số siêu dễ
Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian siêu dễ.
Ôn tập các dạng đồ thị lớp 10 và 11 cực chi tiết
Trọn bộ Lý thuyết – Bài tập phép đồng dạng cực hay
Phương pháp giải bài toán xác định ảnh trong hệ toạ độ Phép vị tự – bài tập Phép vị tự
10 câu bài tập phép dời hình có lời giải chi tiết nhất
Bài viết mới nhất
-
Giải SGK Bài 17 Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng Chương 6 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Tháng Mười 25, 2023 -
Giải SGK bài 2 Chuyển động biến đổi Chủ đề 2 Vật lí 10 Cánh diều
Tháng Mười 14, 2023 -
Giải SGK bài 5 Tổng hợp và phân tích lực Chủ đề 3 Vật lí 10 Cánh diều
Tháng Mười 14, 2023 -
Giải SGK bài 13 Tập hợp các số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Tháng Mười 9, 2023 -
Giải SGK bài 19 Các loại va chạm Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
Tháng Mười 9, 2023
Từ khóa » Hàm Lượng Giác Sin Cos
-
Định Nghĩa Bằng Tam Giác Vuông
-
Các Công Thức Lượng Giác Toán 10 Đầy Đủ Nhất - Kiến Guru
-
Bảng Công Thức Lượng Giác Sin Cos, Cơ Bản, Nâng Cao đầy đủ Lớp 9 ...
-
Công Thức Lượng Giác Sin, Cos, Tan, Cot đầy đủ Và Bí Kíp Học ...
-
Bảng Công Thức Lượng Giác đầy đủ,chi Tiết,dễ Hiểu - DeThiThu.Net
-
Định Lý Và Công Thức Sin Cos Tan Lớp 9, Lớp 10, Lớp 11, Lớp 12
-
Cách Học Thuộc Nhanh Bảng Công Thức Lượng Giác Bằng Thơ, "thần ...
-
Định Lý Sin, Cos Và Công Thức Sin Cos Trong Tam Giác Chi Tiết Từ A - Z
-
Công Thức Hạ Bậc Sin, Cos, Tan Và Thủ Thuật Lượng Giác
-
Công Thức SIN COS - Bảng Công Thức Lượng Giác Cơ Bản Và Nâng Cao
-
Lý Thuyết Và Các Công Thức Lượng Giác Đầy Đủ Nhất - Marathon
-
Xem Bảng Công Thức Lượng Giác Đầy Đủ - Mathvn