4 Hóa Chất độc Hại ô Nhiễm Môi Trường Trong Sản Phẩm Hàng Ngày

1. Chất Phthalates trong nước rửa chén

Trong nước rửa chén hay các sản phẩm khử trùng, tạo mùi thơm nhà bếp đều tìm thấy các chất chất Phthalates. Không chỉ vậy, chất này còn được tìm thấy trong các loại đồ chơi, đồ nhựa kém chất lượng, "bán rẻ như cho" ở ngoài chợ.

Phthalates là hóa chất độc hại có dạng khí và thâm nhập vào cơ thể con người thông qua hệ hô hấp. Khi tiếp xúc thời gian ngắn, Phthalates sẽ gây rối loan nội tiết tố cho cơ thể. Với đàn ông sẽ bị suy giảm số lượng tinh trùng, ảnh hưởng khả năng sinh sản. Còn với bé gái sẽ bị hành kinh sớm, bé trai sẽ có hành vi ít nam tính hơn.

Bạn lưu ý, hầu hết bảng thông tin thành phần sản phẩm sẽ không ghi tên chất là "Phthalates" mà thay vào đó là "Fragrance" (chất tạo mùi, hương thơm). Vì vậy, khi đọc bảng thành phần sản phẩm nếu thấy có ghi "Phthalates" hoặc "Fragrance" thì không nên mua về sử dụng.

hoá chất

2. Chất Dibutyl phthalate (DBP) trong sơn móng tay

Dibutyl phthalate (DBP) là một chất được sử dụng rất phổ biến trong sơn móng tay. Đây là một chất làm dẻo để kết dính có thể gây hại đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm môi trường nhất là không khí. 

Đối với môi trường, chất Dibutyl phthalate (DBP) sẽ gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, khiến cho bầu khiến quyển của chúng ta nhiễm bẩn, làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây xanh cũng như ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của con người. 

Đối với con người, chất Dibutyl phthalate (DBP) chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư cũng phá hủy và hủy hoại thận, hệ thống hóc môn của cơ thể. Đối với trẻ nhỏ khi tiếp xúc quá nhiều với loại sơn móng tay sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, rối loạn nội tiết, dị ứng. Đối với bé trai có thể bị vô sinh và đối với bé gái có thể gây ra nguy cơ dậy thì từ rất sớm. 

sơn móng tay

3. Long não - sản phẩm sử dụng cho tủ quần áo

Đây chính là một trong những sản phẩm thường được nhiều người sử dụng trong tủ quần áo để chống mối mọt, hút ẩm tủ quần áo… Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong long não chứa naphthalene. Đây là một hóa chất dễ bay hơi tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường tồn tại dưới dạng khí. Như chúng ta đã biết ô nhiễm không khí chính là một vấn đề nguy hiểm nhất của môi trường vì độ phát tán và nguy cơ gây hại rất cao.

Ngoài ra, long não cũng gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu chúng hít phải mùi long não quá nhiều sẽ thường bị buồn nôn, khó thở… thậm chí nặng hơn là có thể tử vọng. 

Long não - sản phẩm sử dụng cho tủ quần áo

4. Chất POPs trong các sản phẩm chăm sóc nông nghiệp

POPs được cảnh bảo là một trong những chất gây ô nhiễm thải vào môi trường qua các hành động của con người thuộc hàng nguy hiểm nhất. POPs chính là tập hợp các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Nói dễ hiểu hơn, POPs chính là thuốc trừ sâu, đây là một sản phẩm dùng rất nhiều trong nông nghiệp. Tuy nhiên, tác dụng phụ cũng như độ nguy hiểm của sản phẩm này là vô cùng đáng báo động. 

Những nguy hiểm của POPs đó chính là: 

  • Đây là một chất cực kỳ khó phân hủy. Đặc biệt POPs chống lại sự phân hủy trong không khí, nước cũng như các trầm tích.

  • POPs có tính tích lũy sinh học cao, nghĩa là POPs được tích lũy trong các “mô sống” với nồng độ so với những chất trong môi trường sống xung quanh sẽ là cao hơn rất nhiều. 

  • POPs có khả năng vận chuyển tầm xa đáng kể. Chính vì thế mà khi sử dụng, chất này có thể phát tán đi rất thông qua không khí, nước, động vật di cư gây lên những hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống tại khu vực xa hàng ngàn km từ bất kỳ nguồn thải nào.

  • POPs là hóa chất độc hại cao và lâu dài thường là nguyên nhân gây nên các bệnh dị tật bẩm sinh ở người và cả động vật. POPs có thể gây ra rối loạn sinh sản, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây ung thư, vô sinh, thậm chí có thể gây tử vong...

  • POPs gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí sẽ rất khó để cải tạo và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con người cũng những các loại động vật, sinh vật có lợi. 

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các loại hóa chất độc hại nào vẫn tồn tại trong các sản phẩm hàng ngày sử dụng. Hãy lưu ý thông tin này và bảo vệ sức khỏe phòng tránh các chất gây hại bạn nhé.

>>> Xem thêm:

  • Tái chế rác thải nhựa

  • Xử lý rác thải sinh hoạt

  • Nước giặt hữu cơ

  • Nước rửa chén hữu cơ

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Các Chất Hóa Học Gây ô Nhiễm Môi Trường