4 Loại Móng Nhà 2 Tầng Phổ Biến Và Lưu Ý Quan Trọng Khi Thi ...
Có thể bạn quan tâm
Móng nhà 2 tầng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà. Khi thiết kế xây dựng nhà 2 tầng việc lựa chọn loại móng nào phù hợp với địa chất đất là yếu tố tạo nên công trình bền vững theo thời gian. Kết cấu móng nhà tốt giúp đảm bảo tải trọng toàn bộ công trình và chịu lực ép của các tầng phía trên.
Móng nhà là bộ phận kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của công trình. Công đoạn thi công móng là bước quan trọng đầu tiên quyết định đến chất lượng tuổi thọ công trình nhà 2 tầng hình thành trong tương lai. Có nhiều phương pháp thi công móng trong xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, kết cấu móng khác nhau lại phù hợp với những nền đất khác nhau. Vậy nên, phương án xây móng nhà 2 tầng cần được tính toán và căn cứ trên địa chất đất cụ thể.
Hành trình: Hoàn thiện nhà 2 tầng
Làm rõ từng chặng đường trong hành trình hoàn thành ngôi nhà
Hành trình: Hoàn thiện nhà 2 tầng
Làm rõ từng chặng đường trong hành trình hoàn thành ngôi nhà
Tổng hợp những mẫu nhà 2 tầng đẹp
Dự toán chi phí xây nhà 2 tầng
Thời gian xây nhà 2 tầng mất bao lâu?
Các loại móng phù hợp cho nhà 2 tầng
Quy trình xây nhà 2 tầng chuẩn cho gia chủ lần đầu xây nhà
Thi công nhà 2 tầng từ bản vẽ đến thực tế
Các loại móng nhà 2 tầng phổ biến
Như anh chị cũng đã biết móng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng một ngôi nhà, vì nó đảm bảo tính ổn định và an toàn cho công trình. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định của móng, cần phải xem xét nhiều yếu tố quan trọng như diện tích và hình dạng của ngôi nhà, kiến trúc và thiết kế của công trình, địa chất và tải trọng. Đặc biệt, khi xây dựng một ngôi nhà 2 tầng, lựa chọn loại móng phù hợp sẽ rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định và độ an toàn cho công trình.
Trong phần nội dung dưới đây, Đất Thủ sẽ giới thiệu cho anh chị các loại móng nhà 2 tầng phổ biến nhất hiện nay, kèm theo đó là các thông số cơ bản để giúp anh chị có thể lựa chọn được loại móng phù hợp cho công trình của mình.
1. Móng đơn nhà 2 tầng
Khái niệm
Móng đơn (còn được biết đến với tên gọi móng cốc) là loại móng đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau. Chúng có giá thành rẻ nhất, tác dụng chịu lực phụ thuộc vào mác bê tông và thành phần cấu tạo. Móng đơn thường được sử dụng dưới chân cột nhà hay cột điện… có độ chịu lực ở giới hạn trung bình. Phù hợp với những khu vực có địa chất tốt.
Dựa theo độ cứng, móng đơn được chia thành 3 loại để dễ phân biệt. Đó là móng cứng, móng mềm hoặc móng cứng hữu hạn.
Giới hạn diện tích xây dựng
Giới hạn tổng diện tích xây dựng chung cho móng đơn thường là khoảng 50m2, tuy nhiên, nếu đất có độ bền cao hoặc đất được san lấp và nén chặt, diện tích có thể tăng lên tối đa 70m2. Điều này đảm bảo rằng móng đơn có thể chịu được tải trọng của công trình xây dựng một cách ổn định và an toàn.
Giới hạn tải trọng có thể chịu được
Trong trường hợp xây dựng nhà 2 tầng, việc sử dụng móng đơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như diện tích xây dựng chung, tải trọng của công trình, độ sâu móng, độ dày lớp đất trên móng và độ bền của đất. Diện tích tải truyền thường rơi vào khoảng dưới 8m2/ một cột. Giới hạn tải trọng của móng đơn thường dao động từ 100 kN/m2 đến 400 kN/m2 (10 tấn/m2 – 40 tấn/m2), tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và ổn định của công trình, cần phải tính toán và thiết kế móng đơn cụ thể cho từng trường hợp xây dựng.
2. Móng băng nhà 2 tầng
Khái niệm
Móng băng được ứng dụng nhiều trong các công trình nhà 2 tầng. Bởi giá thành vừa phải, khả năng chịu lực tốt, độ lún đều và dễ thi công. Móng băng có chân đế mở rộng chạy dài theo các trục cột, tạo thành khối đế vững chắc. Phù hợp với những vùng có địa chất thông thường và địa chất tốt.
Phương pháp móng nhà 2 tầng thường được chia thành 3 loại: Móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng kết hợp. Chọn móng băng phụ thuộc vào từng nền đất và phương án thiết kế của kiến trúc sư. Nhiệm vụ chính của loại móng này là chống chịu được trọng lượng của ngôi nhà trong quá trình đổ bê tông, tăng khả năng chống chịu của đất.
Giới hạn diện tích xây dựng
Giới hạn tổng diện tích xây dựng có thể chịu được trên một móng bè thường nằm trong khoảng từ 500m2 đến 800m2, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ sâu móng, độ bền của đất và các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình.
Giới hạn tải trọng có thể chịu được
Theo các tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cột của móng bè vào khoảng từ 12m2 đến 16m2. Giới hạn tải trọng của móng bè thường nằm trong khoảng từ 1000 kN/m2 đến 2000 kN/m2 (100 tấn/m2 – 200 tấn/m2).
3. Móng cọc nhà 2 tầng
Khái niệm
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài, được tạo thành bởi các vật liệu chắc chắn như bê tông, xi măng cốt thép… tạo nên khối móng vững chắc cho công trình. Loại móng này thường được ưu tiên cho những công trình xây dựng trên địa hình phức tạp. Hay xây nhà trên nền đất yếu, dễ sụt lún như đất ao, hồ… Hiện nay có 2 loại cơ bản: móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
Móng cọc có nhiều ưu điểm so với những loại móng nhà 2 tầng khác như: tiết kiệm vật liệu xây dựng, khả năng chịu tải cao, có thể áp dụng công nghệ tiên tiến để thi công. Tuy nhiên, chi phí thi công móng cọc cao hơn so với móng băng và móng đơn. Bởi chúng bao gồm chi phí thi công cọc và chi phí làm đài – giằng móng.
Giới hạn diện tích xây dựng
Theo tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cọc của móng cọc phụ thuộc vào đường kính và khả năng chịu tải của từng loại cọc, thường dao động trong khoảng 0.2m2 đến 2.0m2. Giới hạn tổng diện tích xây dựng của móng cọc cũng tùy thuộc vào loại đất, khả năng chịu tải của từng loại cọc, tuy nhiên, theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tối đa của móng cọc thông thường không vượt quá 400m2.
Giới hạn tải trọng có thể chịu được
Giới hạn tải trọng của móng cọc phụ thuộc vào loại cọc và đường kính của cọc. Các loại cọc thông dụng như cọc khoan nhồi, cọc đúc sẽ có giới hạn tải trọng khác nhau, thông thường từ 1000 kN/m2 đến 5000 kN/m2 (100 tấn/m2 – 500 tấn/m2).
4. Móng bè nhà 2 tầng
Khái niệm
Móng bè có mức giá thi công cao nhất trong các loại móng nhà. Giúp dàn trải sức nặng và hạn chế tình trạng lún không đồng đều. Kết cấu móng bè thường được xây dựng ở nơi có nền đất yếu, dễ lún như đất cát, ao hồ. Khi xây nhà 2 tầng thường rất ít sử dụng móng bè do trọng tải không quá lớn.
Giới hạn diện tích xây dựng
Giới hạn tổng diện tích xây dựng có thể chịu được trên một móng bè thường nằm trong khoảng từ 500m2 đến 800m2, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ sâu móng, độ bền của đất và các yêu cầu kỹ thuật khác của công trình.
Giới hạn tải trọng có thể chịu được
Theo các tiêu chuẩn xây dựng, diện tích tải truyền trên một cột của móng bè vào khoảng từ 12m2 đến 16m2. Giới hạn tải trọng của móng bè thường nằm trong khoảng từ 1000 kN/m2 đến 2000 kN/m2 (100 tấn/m2 – 200 tấn/m2).
Việc lựa chọn loại móng phù hợp là cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà, bảo đảm tính an toàn và ổn định của công trình. Tuy nhiên, để chọn được loại móng phù hợp, cần phải xem xét đến nhiều yếu tố như thiết kế, đặc tính của nền đất, loại đất và điều kiện thời tiết trong khu vực xây dựng. Các kỹ sư kết cấu sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp dựa trên yêu cầu bố trí công năng trong thiết kế. Tuy nhiên, để đảm bảo được sự tối ưu nhất cho ngôi nhà, cần phải có sự tư vấn và hỗ trợ từ đơn vị có đầy đủ phòng ban và chuyên gia trong lĩnh để có được những phương án thi công tốt nhất.
Thi công móng nhà 2 tầng cần lưu ý những gì?
Khi làm móng nhà 2 tầng, chủ nhà cần lưu ý những gì? Đất Thủ xin chia sẻ 5 lưu ý giúp anh chị tránh được những sai lầm trong quá trình thi công móng.
1. Khảo sát thực trạng địa hình
Công việc này rất quan trọng, ảnh hưởng tới việc bố trí hay lựa chọn giải pháp xây móng. Mọi công đoạn tính toán trọng tải đều căn cứ dựa trên nền địa chất này. Tùy vào những vị trí công trình mà sẽ có những giải pháp thi công móng phù hợp nhất.
2. Lựa chọn phương án thiết kế thi công móng phù hợp
Nếu như nền đất bình thường, chủ nhà nên lựa chọn các mẫu móng băng. Với khu vực địa chất tốt, anh chị có thể tham khảo phương án kết cấu móng đơn. Tuy nhiên nếu như các công trình có vị trí nằm cạnh ao, hồ, có địa chất yếu và hay lún nền. Thì phương án xử lý móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu mà chủ nhà nên dụng là móng cọc để đảm bảo tải trọng công trình.
3. Thi công phải tuân thủ theo các mẫu thiết kế
Sau khi khảo sát địa chất và lựa chọn phương án thi công móng. Cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn thi công nhà 2 tầng. Thi công đúng với thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu công trình. Nhất là đối với các khu vực có tính chất địa lý có nền đất yếu thì càng phải cần có phương án xử lý móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu lại càng trở nên quan trọng. Quyết định phần lớn sự bền vững của căn nhà sau này.
4. Sử dụng nguyên vật liệu thi công móng chất lượng
Kết cấu móng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng ít nhiều đến tuổi thọ của công trình. Vậy nên, chất lượng nguyên vật liệu thi công móng như xi măng, sắt thép, đá, gạch… nên sử dụng những loại đảm bảo chất lượng, độ bền cao.
5. Lựa chọn nhà thầu uy tín chuyên nghiệp
Nhà ở là công trình quan trọng, nên chủ nhà thường tìm hiểu và so sánh mức giá giữa nhiều đơn vị thầu. Chủ nhà không nên quá chú tâm đến các đơn vị có chi phí xây nhà 2 tầng quá thấp. Mà bỏ qua uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu. Nếu lựa chọn đơn vị không chuyên nghiệp, công trình của anh chị sẽ không đảm bảo chất lượng. Khó khắc phục hậu quả sau này, tốn kém chi phí cải tạo và sửa chữa.
Một số câu hỏi thường gặp khi xây móng nhà 2 tầng
Kích thước móng đơn nhà 2 tầng bao nhiêu là đủ ?
Kích thước móng đơn cho một ngôi nhà 2 tầng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cấu trúc của công trình, loại đất và tải trọng dự kiến. Tuy nhiên, để đưa ra một ước lượng thông thường, kích thước móng đơn thường được thiết kế có chiều dày từ 30cm đến 60cm và chiều rộng từ 60cm đến 120cm.
Việc thiết kế kích thước móng đơn sẽ được thực hiện bởi kỹ sư xây dựng hoặc kiến trúc sư chuyên nghiệp, dựa trên các yếu tố kỹ thuật cụ thể của công trình và thông qua việc xem xét các yếu tố địa chất địa phương. Kỹ sư sẽ tính toán tải trọng dự kiến, đặc điểm đất, và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn xây dựng để đưa ra kích thước móng đơn phù hợp với công trình nhà 2 tầng cụ thể.
Nhà 2 tầng ép cọc bao nhiêu tấn ?
Số lượng tấn cọc ép cần cho một ngôi nhà 2 tầng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diện tích căn nhà, cấu trúc công trình, loại đất và tải trọng dự kiến. Để xác định số lượng cọc ép cần thiết, cần thực hiện một nghiên cứu kỹ thuật cụ thể và tính toán tải trọng địa kỹ thuật.
Do đó, để biết chính xác số lượng tấn cọc ép cần cho một ngôi nhà 2 tầng, tốt nhất là tư vấn và hợp tác với một kỹ sư xây dựng hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này để thực hiện các phép tính kỹ thuật và đưa ra đánh giá cụ thể dựa trên yêu cầu và điều kiện của công trình nhà bạn.
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về móng nhà 2 tầng cùng một số lưu ý khi thi công móng. Hy vọng bài đã giúp quý anh chị hiểu hơn về móng nhà trong xây dựng nhà 2 tầng.
Bài viết liên quan
27/11/2024Xây Nhà Theo Bản Vẽ Có Sẵn: Nhận Báo Giá Từ Đất Thủ, Nhận Báo Giá Chuyên Nghiệp – Tối Ưu Ngân Sách
Read More 21/11/2024Xây Nhà Trọn Gói Cùng Đất Thủ – Quy Trình Xây Dựng Hiệu Quả, An Tâm Cho Chủ Đầu Tư
Read More 15/11/20245 Lợi Ích Khi Chọn Đất Thủ Là Đối Tác Thiết Kế Thi Công Nhà 2025
Read More 05/11/2024Sự Khác Biệt trong Tiêu chuẩn Thi công hoàn thiện Nhà phố, Biệt thự Cao cấp – Chỉ có tại Đất Thủ
Read More 12/09/2024Trải Nghiệm Chất Lượng Thi Công Chống Thấm Tại Đất Thủ
Read More 11/09/2024Quy Trình & Tiêu Chuẩn Thi Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Đúng Kỹ Thuật, An Toàn
Read MoreBài viết mới nhất
Xây Nhà Theo Bản Vẽ Có Sẵn: Nhận Báo Giá Từ Đất Thủ, Nhận Báo Giá Chuyên Nghiệp – Tối Ưu Ngân Sách
Xây Nhà Trọn Gói Cùng Đất Thủ – Quy Trình Xây Dựng Hiệu Quả, An Tâm Cho Chủ Đầu Tư
5 Lợi Ích Khi Chọn Đất Thủ Là Đối Tác Thiết Kế Thi Công Nhà 2025
Sự Khác Biệt trong Tiêu chuẩn Thi công hoàn thiện Nhà phố, Biệt thự Cao cấp – Chỉ có tại Đất Thủ
Trải Nghiệm Chất Lượng Thi Công Chống Thấm Tại Đất Thủ
Quy Trình & Tiêu Chuẩn Thi Công Nhà Phố Có Tầng Hầm Đúng Kỹ Thuật, An Toàn
Đất Thủ Cung Cấp Giải Pháp Kết Cấu Vững Bền
Tiêu Chuẩn Thi Công Mái Nhật Chính Xác, Đúng Kỹ Thuật
Chuyên mục ngân sách xây dựng
Giá Thiết Kế Nhà Trọn Gói: Cập Nhập Giá Mới Nhất 2024
Chi Phí Pháp Lý Xây Dựng Và Những Điều Cần Biết
Bảng Giá Xây Nhà Phần Thô 2024 Và Cách Tính Giá Xây Dựng Phần Thô
Cách Tính Chi Phí Hoàn Thiện Nhà 2024 Bao Gồm Vật Tư & Nhân Công
Giá Nhân Công Xây Dựng Cách Tính & Những Yếu Tố Tác Động
Cách Dự Toán Chi Phí Nội Thất Khi Xây Nhà Mới Lần Đầu
Chi Phí Xây Tường Rào, Sân Vườn, Cổng: 3 Chi Phí Cần Biết Khi Xây Nhà
Chi Phí San Lấp, Giải Phóng Mặt Bằng: Chi Phí Thường Hay Bỏ Qua
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG ĐẤT THỦ
- Trụ sở chính: 492 Nguyễn Văn Trỗi, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Hotline tư vấn khách hàng: 0933 598 939
- Liên hệ phòng vật tư: 0938 326 823 (Zalo)
- MST: 3702462025
- Email: cskh@datthu.vn
Dịch vụ
- Xây nhà trọn gói
- Thi công xây dựng
- Thiết kế biệt thự
- Thiết kế nhà phố
- Pháp lý xây dựng
- Cải tạo sửa chữa nhà
- Hoàn thiện nhà xây thô
Chính sách
- Chính sách bảo mật thông tin
- Chính sách bảo hành
- Khảo sát chất lượng dịch vụ
- Khảo sát nhu cầu khách hàng
- Phiếu yêu cầu hỗ trợ
- Quy định hình thức thanh toán
Từ khóa » Các Loại Móng Nhà 2 Tầng
-
Xây Nhà 2 Tầng Nên Làm Móng Gì ? Cách Lựa Chọn Móng Chuẩn
-
Các Loại Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng Và Lưu ý Cách Chọn Kết Cấu Móng ...
-
Xây Nhà 2 Tầng Sử Dụng Loại Móng Gì?
-
Móng Nhà 2 Tầng Cách Chọn Móng Nhà Theo Địa Chất
-
Kinh Nghiệm Lựa Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Wedo
-
Nhà 2 Tầng Dùng Móng Gì? - Kiến Trúc Angcovat
-
Kinh Nghiệm Chọn Móng Nhà 2 Tầng, 3 Tầng Phù Hợp Khi Xây Nhà
-
Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ
-
Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng Công Trình Nhà Phố 2022
-
Nhà 2 Tầng Nên Sử Dụng Loại Móng Nào? Chi Phí Xây Móng Nhà 2 Tầng
-
4 Loại Móng Nhà 2 Tầng Trong Xây Dựng Mà Chủ Nhà Nên Biết
-
Kết Cấu Móng Đơn Nhà 2 Tầng Và Thông Tin Cần Biết 2022
-
Kinh Nghiệm Lựa Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng, 3 Tầng Phù Hợp Khi ...