Nhà 2 Tầng Nên Sử Dụng Loại Móng Nào? Chi Phí Xây Móng Nhà 2 Tầng
Có thể bạn quan tâm
Cách lựa chọn móng nhà 2 tầng phù hợp với địa chất đất là yếu tố tạo nên một ngồi nhà an toàn và bền vững theo thời gian. Móng nhà là một trong những bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà. 1 Nền móng tốt sẽ giúp nâng đỡ toàn bộ công trình giúp nó bền vững với thời gian. Vậy nhà 2 tầng nên sử dụng loại móng nào? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây để có được sự lựa chọn phù hợp nhất nhé.
Mục Lục
- Cách lựa chọn móng nhà 2 tầng được gợi ý từ Kiến Trúc Sư khi thi công nhà ở dân dụng
- 1. Móng băng nhà 2 tầng
- 2. Móng cọc nhà 2 tầng
- 3. Móng đơn nhà 2 tầng
- 4. Móng bè nhà 2 tầng
- Móng nhà 2 tầng sâu bao nhiêu?
- Móng nhà nên sâu bao nhiêu là hợp lý?
- Làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu
- Chi phí xây móng nhà 2 tầng
- Cách tính chi phí làm móng nhà
- Công thức tính chi phí làm móng nhà cho từng loại móng:
- Tác giả
Nhà 2 tầng đang được nhiều khách hàng lựa chọn bởi chi phí xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình. Tùy vào điều kiện đất, địa hình ở mỗi khu vực mà có thể lựa chọn được loại móng nhà 2 tầng phù hợp.
Cách lựa chọn móng nhà 2 tầng được gợi ý từ Kiến Trúc Sư khi thi công nhà ở dân dụng
Để trả lời được câu hỏi ” nhà 2 tầng nên sử dụng loại móng nào” chúng ta cùng đi tìm hiểu các loại móng có thể sử dụng được cho loại 2 tầng. Các mẫu thiết kế móng nhà 2 tầng có thể sử dụng được như: Móng đơn, móng băng, móng cọc, móng bè. Những loại móng phổ biến được áp dụng nhiều cho nhà 2 tầng như móng băng, móng cọc. Ngoài ra một số khách hàng cũng lựa chọn các loại móng khác như móng đơn, móng bè. Cùng tìm hiểu các loại móng này nhé.
Lựa chọn một mẫu thiết kế nhà 2 tầng phù hợp với tiêu chuẩn yêu cầu của bạn và áp dụng những kinh nghiệm hay trong thi công nhà ở sẽ giúp bạn có được một ngôi nhà đẹp, khang trang và vững chắc.
1. Móng băng nhà 2 tầng
Móng băng là loại móng được thiết kế chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Móng băng trong nhà 2 tầng thường được dùng dưới nhà, dưới dãy cột, dưới tường. Khi tiến hành xây móng nhà 2 tầng có các dạng móng băng là: – Móng băng cứng. – Móng băng mềm. – Móng băng kết hợp.
Móng băng thường áp dụng cho những ngôi nhà được xây dựng trên nền đất yếu và trước khi thi công bạn cần có công tác xử lý móng nhà trên nền đất yếu để đảm bảo được độ an toàn của công trình.
2. Móng cọc nhà 2 tầng
Móng cọc nhà 2 tầng là loại móng được thi công trên các đầu cọc, tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Chúng sẽ tạo ra kết cấu móng vô cùng vững chắc.
3. Móng đơn nhà 2 tầng
Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực cho ngôi nhà. Tuy nhiên móng đơn chỉ phù hợp xây dựng nhà 2 tầng trên nền đất tốt, đất cứng, đất trên nền đá. Tuy nhiên trên thực tế thì móng đơn ít được sử dụng khi xây dựng nhà 2 tầng.
4. Móng bè nhà 2 tầng
Ngoài những loại móng nhà 2 tầng phù hợp mà Archtec Việt giới thiệu ở trên thì móng bè cũng là loại móng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Móng bè là loại móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, giúp làm giảm áp lực của công trình trên đất nền. Tuy nhiên đây là loại móng ít được sử dụng trong các công trình nhà 2 tầng.
Trong số những loại móng mà nhà 2 tầng có thể sử dụng mà chúng tôi đã kể ở trên thì móng băng là loại móng được đánh giá là phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất cho công trình xây dựng. Không chỉ thế, móng băng còn tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện nhất so với những loại móng 2 tầng còn lại. Vì vậy nhà 2 tầng nên sử dụng móng băng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Chuyên mục thi công nhà đẹp chia sẻ kinh nghiệm cách làm móng nhà 2 tầng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đất ao thì nên chọn loại móng nào? Đất nông nghiệp chuyển đổi, hay đất đồi núi ben chọn móng nhà 2 tầng loại nào để đảm bảo an toàn?. Bài viết lựa chọn loại móng nhà dân dụng phù hợp với địa chất cho từng lô đất sẽ cho bạn được góc nhìn tổng quan để áp dụng trực tiếp vào công trình của gia đình. Áp dụng đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro về độ vững chắc an toàn của ngôi nhà.
Móng nhà 2 tầng sâu bao nhiêu?
Chiều sâu chôn móng là khoảng cách từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền phải phẳng và nằm ngang, không có độ dốc. Để tính được móng nhà 2 tầng sâu bao nhiêu ta phải dựa trên nhiều cơ sở khác nhau.
Đối với những ngôi nhà 2 tầng thì chúng ta chỉ cần sử dụng móng đơn hoặc móng băng để tiết kiệm chi phí thi công móng. Đối với những ngôi nhà 2 tầng nhưng diện tích công trình rộng trên 300m2 thì nên sử dụng móng băng để đảm bảo sự an toàn cho nền móng.
Tuy nhiên điều kiện địa hình và địa chất của công trình là yếu tố quan trọng nhất để quyết định nhà 2 tầng sử dụng loại móng gì và chiều sâu chôn móng là bao nhiêu. Với những công trình ở vùng đồi núi, đất dốc, sễ sạt lở thì nên chọn loại móng sâu để đảm bảo an toàn. Đối với những loại hình đất bằng phẳng nên chọn móng nông. Địa hình ven biển cũng nên lựa chọn móng sâu.
Móng nhà nên sâu bao nhiêu là hợp lý?
– Đối với móng sâu: Tùy thuộc vào đặc điểm địa chất và địa hình. Tuy nhiên độ sâu chôn móng không nên nhỏ hớn 1/5 chiều cao của công trình. – Đối với móng nông: Chiều sâu móng từ 0,5 đến 3m. Móng không nên nhỏ hơn 0,5m.
Làm móng nhà 2 tầng trên nền đất yếu
Với những nền đất yếu, điều kiện đất nền kém thì tốt nhất chủ nhà nên lựa chọn sử dụng móng băng. Vì đây là loại móng có thể thích nghi được trên nhiều điều kiện đất nền, địa chất. Khi thi công móng băng sẽ tránh được tình trạng sụt lún. Đây cũng là loại móng dễ thi công cho nhà 2 tầng.
Bạn cũng có thể sử dụng móng cọc vì đây là loại móng có kết cấu vô cùng chắc chắn. Nhiều gia chủ cũng lựa chọn móng cọc cho nhà 2 tầng chuẩn bị xây nhưng có nền đất yếu, dễ lún,sụt, đất vượt ao hồ, có địa hình phức tạp.
Chi phí xây móng nhà 2 tầng
Rất nhiều chủ đầu tư đã gửi câu hỏi ” làm móng nhà 2 tầng hết bao nhiêu” đến cho chúng tôi. Vì trước khi bắt tay vào xây dựng nhà ở gia chủ nào cũng mong muốn tính toán được chi phí làm nhà cũng như làm móng để không bị vượt trội so với túi tiền của gia đình.
Tuy nhiên cách tính chi phí nhà cũng chênh lệch tùy thuộc vào vị trí địa lý, giá nhân công của từng địa phương hay từng nhà thầu. Dưới đây chỉ là những thông tin tổng quát về vấn đề này các bạn có thể tham khảo.
Muốn tính được chi phí xây móng nhà 2 tầng chúng ta phải biết cách tính diện tích xây dựng nhà 2 tầng. Diện tích xây dựng từng thành phần được tính như sau:
– Phần móng dao động từ 30-50%.
– Tầng 1 tính 100%.
– Tầng lửng: Phần đổ sàn được tính 100%; phần ô trống tính bằng 70%
– Tầng 2,3,4,… (tầng lầu trên cao) được tính bằng 100%
– Sân thượng gồm phần trong nhà tính bằng 100%, phần ngoài nhà tính bằng 70%
– Mái dao động từ 50-100%
– Sân và tường rào được tính bằng 70%
Từ bảng hướng dẫn tính diện tích xây dựng trong thiết kế và thi công nhà có thể dễ dàng tính toán chính xác diện tích và từ đó có thể tính được chi phí xây dựng nhà bạn.
Cách tính chi phí làm móng nhà
Để có thể tính được chi phí làm móng nhà chính xác phải dựa vào đơn giá xây dựng. Con số này cũng sẽ khác nhau theo vùng miền, vị trí xây dựng, giá nhân công và vật liệu xây dựng của từng vùng miền. Hiện nay đơn giá xây dựng thường dao động khoảng từ 5-8 triệu đồng/ m2. Với móng nhà 2 tầng thì chi phí xây dựng trung bình sẽ rơi vào khoảng 5,2 triệu đồng/ m2.
Công thức tính chi phí làm móng nhà cho từng loại móng:
– Chi phí làm móng đơn: 30% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
– Chi phí làm móng băng 1 phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
– Chi phí làm móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
– Chi phí làm móng cọc khoan nhồi: (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô).
– Chi phí làm móng cọc ép tải: 250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1x đơn giá phần thô)
Ví dụ: Bạn muốn xây nhà có kích thước 5x20m, móng bang hai phương thì cách tính xhi phí làm móng nhà như thế nào?
Chi phí làm móng băng 2 phương là: 5x20x70%x3.000.000 = 210.000.000 đồng
Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi ” Nhà 2 tầng nên sử dụng loại móng nào?”. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết các bạn đã lựa chọn được cho mình loại móng phù hợp cũng như tính được chi phí xây móng nhà. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc dự trù tài chính xây dựng của mình.
- Chuyên mục tiêu điểm phong thủy nhà ở tháng 6 chia sẻ mẫu bài VĂN TẾ CÚNG ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ ( NĂM KỶ HỢI).
Tác giả
- KTS Trương Văn Tiến
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, KTS. Trương Văn Tiến đỗ đồng thời ba trường đại học nổi tiếng là: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Xây dựng và ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, KTS. Trương Văn Tiến đã lựa chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội làm nơi trau dồi niềm đam mê và ước mơ của mình. KTS. Trương Văn Tiến có phong cách thiết kế độc đáo, mới lạ, không giống bất kỳ một kiến trúc sư nào khác. Tất cả các công trình của KTS. Trương Văn Tiến đều sử dụng những loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường đồng thời cũng là những loại vật liệu sạch với môi trường. Những công trình của KTS. Trương Văn Tiến không chỉ mang đến một sự đổi mới cho nền kiến trúc Việt Nam mà còn là điểm khởi đầu của xu hướng mới.
View all posts
Từ khóa » Các Loại Móng Nhà 2 Tầng
-
Xây Nhà 2 Tầng Nên Làm Móng Gì ? Cách Lựa Chọn Móng Chuẩn
-
4 Loại Móng Nhà 2 Tầng Phổ Biến Và Lưu Ý Quan Trọng Khi Thi ...
-
Các Loại Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng Và Lưu ý Cách Chọn Kết Cấu Móng ...
-
Xây Nhà 2 Tầng Sử Dụng Loại Móng Gì?
-
Móng Nhà 2 Tầng Cách Chọn Móng Nhà Theo Địa Chất
-
Kinh Nghiệm Lựa Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Wedo
-
Nhà 2 Tầng Dùng Móng Gì? - Kiến Trúc Angcovat
-
Kinh Nghiệm Chọn Móng Nhà 2 Tầng, 3 Tầng Phù Hợp Khi Xây Nhà
-
Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng - Khoan Cọc Nhồi An Phú Mỹ
-
Cách Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng Công Trình Nhà Phố 2022
-
4 Loại Móng Nhà 2 Tầng Trong Xây Dựng Mà Chủ Nhà Nên Biết
-
Kết Cấu Móng Đơn Nhà 2 Tầng Và Thông Tin Cần Biết 2022
-
Kinh Nghiệm Lựa Chọn Kết Cấu Móng Nhà 2 Tầng, 3 Tầng Phù Hợp Khi ...