4 Loài Nấm độc ở Việt Nam Và Cách Nhận Biết Nấm độc - IAS Links

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện vì ăn phải các loài nấm độc ở Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, tại nước ta hiện nay có đến khoảng 100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc do ăn phải nấm độc có tỉ lệ tử vong cao mặc dù tỉ lệ bị thấp.

Các loài nấm độc ở Việt Nam

Thời điểm mùa xuân, thời tiết và khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm. Dưới đây là những loại nấm độc thường gặp ở nước ta.

Nấm độc tán trắng

Có tên khoa học là Amanita verna.

các loài nấm độc ở việt nam

Phân bố: Thường mọc thành từng cụm hoặc cũng có thể mọc đơn lẻ từng cây trên mặt đất, trong các khu rừng…

Mũ nấm: Có màu trắng, bề mặt nhẵn. Lúc còn nhỏ đầu mũ có hình giống đầu quả trứng. Đến khi cây đã trưởng thành thì mũ nấm bắt đầu xòe ra thành một mặt phẳng có đường kính vào khoảng từ 5 đến 10 cm. Cho đến khi già, mũ nấm có thể lại cụp xuống.

Mặt dưới của mũ nấm: Màu trắng.

Cuống của nấm: Cũng có màu trắng, trên vùng gần sát với mũ có 1 vòng dạng màng.

Chân cuống: Phình ra giống củ có bao gốc hình đài hoa.

Phần thịt của nấm: Sờ vào thấy mềm, màu trắng và có mùi thơm dịu.

Loại độc tố chính: Amatoxin

Nấm mũ khía nâu xám

Tên khoa học là Inocybe rimosa

Nấm mũ khía nâu xám

Phân bố: Thường mọc tại nơi có các cây đã mục nát ở trên mặt đất, trong rừng.

Mũ của nấm: Có các sợi tơ màu vàng hoặc hơi nâu. Hình dạng thường là hình nón hoặc cũng có thể giống hình cái chuông, đỉnh nhọn. Đường kính vào khoảng 2 đến 8 cm. Mép của các mũ nấm xẻ ra thành các sợi riêng rẽ.

Mặt dưới của mũ nấm: Lúc bé có màu trắng, đến khi trưởng thành có màu xám hơi nâu, tác rời khỏi phần cuống.

Phần cuống của nấm mũ khía nâu xám: Gam màu từ trắng đến vàng nầu với chiều dài từ 4 đến 10 cm và không có vòng cuống.

Thịt của nấm có màu trắng.

Loại độc tố chính: Muscarin

Nấm độc trắng hình nón

Tên khoa học là Amanita virosa

Nấm độc trắng hình nón

Hình dáng nhìn giống nấm độc tán trắng

Phân bố: Cũng giống các loại nấm độc khác

Mũ của nấm: Có màu trắng, bề mặt nhẵn bóng trông rất giống loại nấm độc tán trắng, mũ nấm lúc còn nhỏ có hình trứng, khum khum đính chặt vào cuống, đến khi lớn mũ nấm vẫn giữ nguyên hình dạng như vậy với đường kính khoảng 5 đến 10 cm.

Mặt dưới của mũ nấm: Màu trắng.

Cuống nấm: Giống nấm độc tán trắng.

Thịt của nấm cũng mềm và có màu trắng. Tuy nhiên mùi lại khá khó chịu.

Loại độc tố chính: Amatoxin

Nấm ô tán trắng phiến xanh

Có tên khoa học là Chlorophyllum molybdites

Nấm ô tán trắng phiến xanh

Phân bố: Thường mọc ở cạnh chuồng bò, chuồng trâu hoặc trên các bãi cỏ…

Mũ nấm: Lúc còn bé có hình bán cầu dài, màu vàng nhạt. Khi lớn lên mũ nấm màu trắng hình ô hoặc trải phẳng với đường kính từ 5 đến 15 cm. Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu đậm dày dần về phía đỉnh mũ.

Mặt dưới của mũ nấm: Lúc nhỏ có màu trắng, càng già màu sắc của nấm dần chuyển sang màu xanh đậm.

Cuống nấm: Màu trắng, nâu hoặc xám, có vòng ở gần sát với mũ. Chân cuống có chiều dài từ 10 đến 30 cm.

Thịt của nấm: Màu trắng.

Độc tính thấp, chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.

Nấm độc nhất thế giới

Nấm Fly Agaric: Mũ nấm có màu đỏ điểm trên là những đốm trắng. Đây là một trong những loại nấm độc nhất thế giới, loại chất độc có trong loại nấm này là Muscinol và Axit Ibotenic. Đây là 2 chất độc có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương gây buồn nôn, buồn ngủ, kích động có thể gây ra ảo giác. Nguy cơ tử vong cao đối với những bệnh nhân có bệnh lý nền là tim mạch.

nấm fly agaric

Nấm Deadly Dapperling: Đây là loại nấm thuộc họ Lepiota, xuất hiện trong các khu rừng thông ở châu Âu và Bắc Mỹ. Độc tính trong loại nấm này là Amatoxin. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến suy gan và tử vong.

Nấm Deadly Dapperling
Nấm Deadly Dapperling

Nấm bàn tay tử thần: Hình dạng rất giống bàn tay người đang nhô lên từ dưới đất. Khi ăn loại nấm độc này có tỉ lệ tử vong cao. Độc tố trong loại nấm này chính là Mycotoxin trichothecene – chất độc có tác động lên toàn bộ cơ thể gây ra triệu chứng giống như bị nhiễm độc phóng xạ và gây tử vong chỉ sau 1 ngày

Nấm bàn tay tử thần
Nấm bàn tay tử thần

Nấm Conocybe Filaris: Có nguồn gốc ở khu vực Thái Bình Dương. Độc tố Amatoxin gây ra các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, gây suy gan và dẫn đến tử vong.

Nấm Conocybe Filaris
Nấm Conocybe Filaris

Nấm Webcap: Chỉ cần nếm qua cũng đủ gây chết người, nói vậy chắc bạn đã hình dung ra loại nấm này độc thế nào rồi phải không. Độc tố Orellanine có trong nấm là một loại độc tố cực mạnh, tác động trực tiếp lên thận và hiện chưa có thuốc giải.

Nấm Webcap
Nấm Webcap

Nấm Destroying Angels: Loài nấm cực độc có khả năng phá hủy hoàn toàn cơ thể bằng độc tố Amatoxin. Các biểu hiện ban đầu là đau bụng, chuột rút, co giật, mê sảng, nôn mửa và tiêu chảy. Sau đó sẽ gây tổn thương thận và gan.

Nấm Destroying Angels
Nấm Destroying Angels

Nấm Death Cap: Thủ phạm hàng đầu gây ra những vụ tử vong do nấm độc. Phân bố ở những rừng cây sồi ở châu Âu. Độc tố chính là Amatoxin.

Nấm Death Cap
Nấm Death Cap

Các bạn có thể tham khảo thêm: Các loài rắn không độc ở Việt Nam

Cách nhận biết nấm độc

Nhiều người nghĩ rằng nấm độc là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ, hay các loại nấm mà côn trùng sâu bọ ăn được thì không độc. Đây là những quan điểm sai lầm bởi, có nhiều loại nấm màu trắng nhưng vẫn có độc tố như nấm độc tán trắng hay nấm độc trắng hình nón.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp côn trùng, sâu bọ ăn nấm độc nhưng không bị sao. Sở dĩ vậy là do các loài này không nhạy cảm với độc tố amatoxin (gây ngộ độc) qua đường tiêu hóa. Ngoài ra độc tố amatoxin phải sau 12 giờ mới bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên và các loài vật sau khi ăn phải thường chết sau 5 – 7 ngày.

  1. Các thành phần của nấm: Các loại nấm có mũ, bao gốc, phiến nấm, cuống và vòng cuống thường là nấm độc.
  2. Thân cây nấm mầu hồng nhạt
  3. Mũ nấm độc thường có màu đỏ vẩy trắng
  4. Sợi nấm phát sáng trong đêm

Chúng tôi khuyến các mọi người không nên hái các loại nấm hoang dại để ăn bởi rất khó có thể biết chắc đấy có phải là 1 trong các loại nấm độc hay không.

3.8/5 - (5 bình chọn)

Nội dung liên quan:

  1. Rừng amazon ở đâu? Ở nước nào? Diện tích, vai trò, thổ dân
  2. Mưa axit là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
  3. Động đất là gì? Nguyên nhân, tác hại, các vùng tại Việt Nam
  4. Sóng thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hậu quả
  5. Vi khí hậu là gì? Tác động và biện pháp giảm ảnh hưởng
  6. Thông 5 lá đặc hữu của Việt Nam nổi tiếng ở Đà Lạt
  7. Cây đước Cần Giờ Cà Mau hiệp sĩ rừng phòng hộ
  8. Tầng ozon là gì? Nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tầng ozon
  9. Biến đổi khí hậu gây ra hậu quả gì? Nguyên nhân và giải pháp ở Việt Nam
  10. Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không? có tác dụng gì

Từ khóa » Kê Tên Các Loại Nấm độc