Top 10 Loại Nấm Cực độc Thường Gặp ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- DANH MỤC Mới nhất Hot tuần này Hot tuần trước Hot tháng này Hot tháng trước Du Lịch Phim Sức Khỏe Làm Đẹp Ẩm Thực Tết Thời Trang Tình Yêu Giải Trí Shop Dịch Vụ Đặc Sản Mua Sắm Valentine Công Nghệ Văn Hóa Thế Giới Việt Nam Đà Nẵng Tp Hồ Chí Minh Hải Phòng Huế Cần Thơ Nghệ An Hà Giang Thái Bình Vũng Tàu Nam Định Quảng Ninh Sapa Bắc Giang Vĩnh Long Đẹp Nhất Tốt Nhất Hay Nhất Ngon Nhất Nhất Thế Giới Nhất Việt Nam Hiệu Quả Nhất Thú Vị Nhất Rẻ Nhất Phim Hay Nhất Bánh Ngon Nhất Nhà Đẹp Nhất Xinh Đẹp Nhất Nhạc Hay Nhất Truyện Hay Nhất
- FB
- YT
- TIC
- Viết bài
- Đăng nhập bằng Facebook
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu ôn hòa thích hợp cho hệ thực vật, trong đó có nấm sinh sôi và phát triển. Việc sử dụng nấm trong ăn uống hàng ngày ... xem thêm...là một nhu cầu tất yếu. Việc hái nấm sử dụng ở miền núi khá phổ biến. Để tránh sử dụng những loại nấm độc việc nhận biết vô cùng quan trọng, bởi việc lựa chọn loại thực phẩm này chỉ một chút sơ suất có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm. Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những loại nấm độc nhất Việt Nam qua bài viết sau đây nhé.
-
Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
51Thần chết là biệt danh của loài nấm độc tán trắng (Amanita verna) phân bố ở vùng phía Bắc Việt Nam, có độc tính amanitin cực kì nguy hiểm. Amanita verna còn được biết đến ở châu Âu với tên gọi "nấm của kẻ ngốc", "thần hủy diệt mùa xuân" hay "thần chết". Loại nấm này có quan hệ họ hàng gần gũi với nấm tử thần (Amanita phalloides) thuộc giống nấm Amanita. Amanita verna thường mọc nhiều vào mùa xuân. Tại Việt Nam, nấm độc tán trắng được phân bố ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phú Thọ. Nấm mọc thành từng cụm ở các khu rừng tre, trúc, cọ, vầu và một số nơi có cây mọc thưa. Đặc điểm bề ngoài của loài nấm này điển hình với mũ nấm màu trắng, bề ngoài mũ nhẵn bóng, có đường kính 5 - 10 cm khi trưởng thành. Phiến nấm, cuống nấm đều có màu trắng, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng và đặc biệt có mùi thơm dịu. Việc phân biệt nấm độc tán trắng với nấm trắng thường rất khó.
Nấm độc tán trắng chứa hàm lượng cao chất độc amanitin (amatoxin) khiến người ăn phải sẽ có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy toàn nước nhiều lần, sau đó là suy gan, suy thận, hôn mê. Không được chữa trị kịp thời có thể sẽ tử vong. Kinh sợ hơn là chất độc amatoxin có trong nấm thần chết không thể loại bỏ được bằng các phương pháp như nấu ăn, đun sôi hay nướng. Thậm chí làm lạnh hoặc sấy khô chất độc cũng không bị tiêu tán khỏi nấm. Theo một nghiên cứu trên Slate.com, khi vô tình ăn phải loại nấm này, 60% chất độc amatoxin của nấm sẽ đi thẳng vào gan. Cả các tế bào gan bị ngộ độc lẫn khỏe mạnh đều đẩy amatoxin đi vào mật, sau đó tập trung ở túi mật. Khi người ngộ độc ăn uống hàng ngày, chất độc sẽ tiết ra từ mật vào ruột, sau đó lại được tái hấp thụ trở lại vào gan. Quá trình đó lặp đi lặp lại trong chu kỳ ngộ độc. Còn lại 40% chất độc amatoxin của nấm sẽ được đẩy tới thận. Nếu thận khỏe có thể đẩy amatoxin ra khỏi máu và đưa tới bàng quang giúp giảm tải chất độc cho cơ thể.
-
Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
38Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa) dễ nhầm lẫn với nấm độc tán trắng (Amanita verna) bởi chúng có hình dáng, màu sắc khá giống nhau. Cũng mọc đơn chiếc hoặc từng cụm ở những mô đất cao hay trong rừng. Đường kính của chúng khi trưởng thành khá nhỏ so với nấm độc tán trắng, chỉ khoảng từ 4 đến 10cm, thịt nấm mềm nhưng có mùi khá khó chịu. Chất độc tương tự như loại nấm trên là các amanitin (amatoxin), có độc tính cao gây suy gan, suy thận nguy hiểm.
Đặc điểm của nấm độc trắng hình nón trông gần giống nấm độc tán trắng, chúng mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm có màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm thường khum hình nón. Phiến nấm cũng có màu trắng. Cuống nấm màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng, mùi khó chịu. Độc tố chính là các amanitin (amatoxin), có độc tính cao gây nguy hiểm cho con người.
-
Nấm ô tán trắng phiến xanh
30Nấm ô tán trắng phiến xanh thường mọc đơn chiếc hoặc từng cụm thường mọc ở chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ những nơi đất tơi xốp, độ mùn và ẩm cao. Lúc còn non loại nấm này thường có màu vàng nhạt, các đốm vảy nhỏ màu nâu, nấm ô tán trắng phiến xanh phát triển tốt đường kính lên tới 15cm chân cuống dài tới 30cm khi trưởng thành không có đài bao bọc, bề mặt mũ nấm xuất hiện các vảy mỏng màu nâu bẩn. Loại nấm độc này gây rối loạn hệ tiêu hóa gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy cấp mất nước và các chất điện giải. Ở Việt Nam đã có nhiều ca ngộ độc nấm ô tán trắng phiến xanh, điển hình như ngày 13 tháng 6 năm 2014 có 7 người dân ở Điện Biên đã suýt mất mạng vì ăn loại nấm này.
Mũ nấm lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính mũ từ 5 - 15 cm. Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ. Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm) lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ. Cuống nấm có màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ, chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc. Dài 10 - 30 cm. Thịt nấm màu trắng, độc tính thấp, chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.
-
Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata)
26Đặc tính dễ nhận biết của loại nấm mũ khía nâu xám ở hình dáng của chúng, mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu từ đỉnh mũ xuống mép mũ. Nấm khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ, chất độc chính có trong loại nấm này là muscarin gây ra các triệu chứng thần kinh như sự ra mồ hôi quá độ, hôn mê, chứng co giật, ảo giác, kích động, suy nhược, liệt cơ kết tràng… Triệu chứng sẽ giảm bớt sau 2 giờ, hiếm khi tử vong, chỉ xảy ra khi bị ngộ độc quá nặng gây rối loạn, hư hỏng tim mạch và hô hấp.
Nấm mũ khía nâu xám mọc trên mặt đất trong rừng, nơi có nhiều lá cây mục nát và một số nơi khác... Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm. Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ, đường kính mũ nấm 2 - 8cm. Phiến nấm lúc non mầu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm. Cuống nấm màu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3 - 9cm, không có vòng cuống. Thịt nấm màu trắng, độc tố chính là Muscarin gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
-
Nấm đen nhạt
28Để phân biệt được nấm ăn được và nấm độc thì có nhiều kinh nghiệm cùng với các cơ sở nghiên cứu, không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già, không ăn nấm có chảy sữa... Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức và lời khuyên tốt nhất là hãy coi tất cả nấm ở trong rừng như nấm đen nhạt là nấm độc và không nên ăn.
Nấm đen nhạt có tên gọi khác là nấm xanh đen, nấm bìu, chúng thường có màu xanh đen hoặc xanh oliu, mọc đơn chiếc hoặc từng cụm trong rừng hay những bãi cỏ. Loại nấm độc này có màu sắc và hình dạng giống nấm thường nên rất dễ nhầm lẫn. Chúng lại cực kỳ nguy hiểm bởi chỉ cần 30g nấm khi đi vào cơ thể người đủ để giết chết một người trưởng thành. Thịt nấm mềm, có màu trắng, khi non có mùi thơm ngọt, già thì có mùi khó chịu. Khi ăn loại nấm này cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện như nôn mửa, đau quặn ở bụng, tiêu chảy ra máu, nhiều mồ hôi, các triệu chứng mất Cl, K, Na, hạ đường huyết, thoái hoá mỡ ở gan, ức chế vài enzym và vòng Krebs.
-
Nấm đỏ
35Nấm đỏ là loại nấm có màu sắc rất bắt mắt màu đỏ tươi hoặc cam tươi, có đốm trắng nhỏ bao phủ. Chúng mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm ở những bãi cỏ hoặc trong rừng, nhiều nơi sử dụng loại nấm này để diệt ruồi. Đường kính mũ nấm từ 10 - 15cm, cuống và vòng màu trắng hoặc vàng, chân phình dạng củ, thịt nấm trắng không có mùi vị đặc trưng. Nấm chứa cholin, muscarin và muscaridin. Muscarin gây tác hại cho hệ thần kinh giao cảm. Cholin không độc lắm nhưng khi bị ô xy hoá thì thành chất rất độc.
Đây là loài bản địa ở khắp các vùng ôn đới và phương bắc của Bắc bán cầu, Amanita muscaria đã được vô tình du nhập vào nhiều quốc gia ở nam bán cầu, dưới dạng sinh vật cộng sinh với các đồn điền rừng thông. Loài này có mối liên kết với nhiều loài cây tùng bách và cây rụng lá. Nấm đỏ mọc đơn độc, đôi khi mọc gần thành cụm ở trên đất bãi, đồi hay ven rừng. Thường xuất hiện vào mùa hè, thu. Ở nước ta, cũng như ở Lào và Campuchia đều có.
-
Nấm độc xanh đen (nấm lục)
28Loại nấm độc xanh đen (nấm lục) khi còn non mũ nấm có dạng trứng, khi trưởng thành mũ nâng lên và phá vỡ bao chung. Mép mũ không có khía rõ, phiến nấm màu trắng có khi lấp lánh màu lục. Chúng mọc đơn chiếc hoặc thành từng cụm ở rừng hay đồng bằng, phát triển mạnh vào mùa hè. Amanitin và phalloidin, là 2 chất độc có trong loại nấm này chỉ cần ăn một góc của cây nấm là có thể tử vong. Phalloidin tác động gây độc nhanh, tổn thương gan, có tính chất gián phân, amanitin gây hạ đường huyết, thoái hóa tế bào.
Trường hợp ngộ độc sớm dễ phát hiện, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ đầy đủ bệnh nhân thường sống. Trường hợp ngộ độc muộn dễ bị bỏ sót hoặc chủ quan điều trị không tích cực, không đầy đủ, thường nặng và tử vong cao. Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa xuân, hè, thường do người dân tự hái và ăn các loại nấm mọc hoang dại. Trên cả nước ở các khu vực rừng núi đều có các vụ ngộ độc tập thể, gia đình với nhiều người ngộ độc nặng và tử vong, nguyên nhân thường là nấm lục (loại gây ngộ độc chậm).
-
Nấm Entoloma sinuatum
26Entoloma sinuatum là một loại nấm độc được tìm thấy trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, loại nấm này tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Là loài nấm lớn nhất của các loài nấm bào tử hồng gọi là Entoloma, nó cũng là loài điển hình. Xuất hiện vào cuối mùa hè và mùa thu, quả thể được tìm thấy trong rừng rụng lá trên đất sét hoặc đất bị phấn, hay công viên gần đó, đôi khi trong các hình thức của nấm tiên hoàn. Có hình dạng rắn, chúng giống thành viên của chi Tricholoma. Mũ nấm có màu từ ngà đến nâu xám có kích thước lên đến 20 cm với rìa cuộn vào trong.
Lá tia gợn sóng có màu nhạt và thường hơi vàng, trở thành màu hồng khi các bào tử phát triển. Thân nấm màu hơi trắng dày không có tầm hoàn. Nấm Entoloma sinuatum có dạng hình nón, cuống hình trụ, tán nấm có màu nâu. Chúng thường mọc ở bìa rừng từ cuối xuân đến đầu thu, loại nấm này chứa chất kịch độc người bệnh sẽ có các biểu hiện diễn ra rất nhanh trong vòng vài giờ như rối loạn ý thức, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn điện giải, hạ huyết áp và nhanh chóng rơi vào hôn mê, chất độc cao có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.
-
Nấm độc trắng hình trứng
28Nấm độc trắng hình trứng có kích thước nhỏ, thịt màu trắng có mùi hắc, mũ nấm có hình dáng giống quả trứng. Chúng thường mọc rộ lên vào thời điểm cuối xuân đầu hè. Loại nấm này có màu trắng tinh khiết, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, dính chặt vào cuống nấm. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 - 10 cm. Mặt dưới mũ nấm (phiến nấm) có màu trắng. Cuống nấm có màu trắng, vòng cuống dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.
Thịt nấm mềm, màu trắng, mùi thơm dịu giống như nấm tán trắng, có khi mùi hơi khó chịu giống nấm độc hình nón. Loại nấm này có độc tố chính là các Amanitin (Amatoxin) có độc tính cao, tác động lên nguyên sinh chất tế bào, gây phá hủy tế bào, đặc biệt là tế bào gan gây suy gan cấp. Triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện muộn (từ 6 - 24h) như đau bụng, nôn, tiêu chảy, vàng da, xuất huyết, tiểu ít, hôn mê… Việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tử vong.
-
Nấm phiến đốm chuông
29Nấm phiến đốm chuông - Paneolus campanulatus thuộc họ Nấm mực - Coprinaceae. Loại nấm này có kích thước khá nhỏ, nhìn khá dễ thương nhưng mang trong mình chất kịch độc mà chúng ta phải rất thận trọng. Đường kính của chúng khá nhỏ, mọc nhiều trên các bãi cỏ kể cả vùng đồng bằng hay vùng núi. Khi ăn vào hệ thần kinh không được tỉnh táo, có thể dẫn đến lú lẫn gây ảo giác và tử vong.
Nấm thường yếu, có chân mảnh (3 - 8cm) màu xám. Mũ hình chuông tù, đường kính 2 - 3,5cm, màu da sơn dương, ở mép nhạt hơn, hơi dính. Các phiến có vân, màu xanh rồi đen do các bào tử chín không đều tạo nên những vân khá sẫm. Nấm mọc trên phân hoai mục ở các bãi cỏ từ tháng giêng tới tháng 9, thường riêng lẻ hoặc họp thành nhóm nhỏ. Có gặp ở Hà Nội, Hưng Yên...
Nấm là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, có mùi vị thơm ngon, vị ngọt thanh nhất là những người thích ăn chay hay theo đạo sử dụng nấm chế biến món ăn rất nhiều. Tuy nhiên phải rất thận trọng trong việc lựa chọn loại thực phẩm này, không ăn các loại nấm có màu sắc sặc sỡ, mùi thơm hấp dẫn mọc hoang, không rõ nguồn gốc hoặc không đủ khả năng phân biệt chúng. Khi có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn nấm cần nhanh chóng gây nôn, thải bỏ chất độc và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Chia sẻ lên facebook Báo lỗi toplist các loại nấm độc nhất nấm tán trắng nấm đỏ nấm phiến đốm chuông nấm mũ khía nâu xám nấm trắng hình nón nấm hình trứngĐăng nhập bằng Facebook
Các bình luận
Click the image to close ×Top 10 Loại len tốt nhất hiện nay ở Việt Nam
121 0Top 10 Loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
8767 0Top 10 Loài rắn độc và nguy hiểm nhất ở Việt Nam
35353 1Top 7 Kỉ lục độc nhất ngày Tết Việt Nam
273 0Top 11 Trường đại học nước ngoài nổi tiếng nhất ở Việt Nam
11098 1Top 6 Bệnh viện quốc tế uy tín nhất ở Việt Nam
3409 0Top 12 Thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc nổi tiếng ở Việt Nam
19995 0Top 10 Trường đào tạo y dược tốt nhất ở Việt Nam
266772 1Top 10 Ngành nghề có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam trong tương lai
100605 1Top 10 Thương hiệu thời trang nổi tiếng ở Việt Nam
12322 0Top 10 Ngày lễ quan trọng trong năm theo âm lịch ở Việt Nam
5588 0Top 12 Ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam theo Dương lịch.
3328 0Top 8 Công ty xuất khẩu lao động Hàn Quốc uy tín nhất ở Việt Nam
28129 3Top 9 Giống nhãn nổi tiếng nhất có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
27113 1Top 10 Ngành nghề hot nhất hiện nay ở Việt Nam
20235 0Top 10 Quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất ở Việt Nam
11004 1Top 10 Địa điểm hưởng tuần trăng mật đẹp nhất ở Việt Nam
10398 2Top 4 Công ty cung cấp suất ăn hàng không uy tín và chất lượng nhất ở Việt Nam
7131 0Top 5 Công ty xuất khẩu lao động sang Singapore uy tín nhất ở Việt Nam
6531 0 Top 10 Loại nấm cực độc thường gặp ở Việt NamKhách quan đầy đủ chính xác
Là top 3 tiêu chí mà Toplist.vn luôn luôn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích nhất cho cộng đồng
- Giới thiệu
- Mobile: 0369132468
- Hướng dẫn
- Bản quyền
- FB Group
- FB fan page
- Kênh youtube
- Chủ đề
- Liên hệ
Từ khóa » Kê Tên Các Loại Nấm độc
-
10 Loại Nấm độc Nguy Hiểm Nhất Thế Giới
-
TOP 10 Loại Nấm độc Nguy Hiểm Nhất Thế Giới Mà Bạn Cần Biết
-
Các Loại Nấm độc Thường Gặp ở Việt Nam
-
12 Loại Nấm độc Nguy Hiểm Nhất Thế Giới
-
Nhận Biết Một Số Loại Nấm độc Thường Gặp ở Việt Nam
-
Các Loại Nấm độc Cực Kỳ Nguy Hiểm, Rất Dễ Nhầm Lẫn Bạn Cần Phải Biết
-
Cận Cảnh 4 Loại Nấm độc Thường Gặp ở Việt Nam, Người Dân Cần ...
-
Các Loại Nấm ăn được Tại Việt Nam | Vinmec
-
Phân Biệt 21 Loại Nấm ăn được, Nấm độc ở VN ... - Massageishealthy
-
Kể Tên Các Loại Nấm độc Mà Em Biết? - Selfomy Hỏi Đáp
-
4 Loài Nấm độc ở Việt Nam Và Cách Nhận Biết Nấm độc - IAS Links
-
Kể Tên Các Loại Nấm Có Hại Và Nấm Có ích - Thu Thủy - HOC247
-
Ngộ độc Nấm Và Cách Phòng Tránh