4 Loại Ô Nhiễm Nước Điển Hình Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
- Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
- Ô nhiễm nước nông nghiệp
- Nước công nghiệp
- Nước sinh hoạt
- Ô nhiễm nước ngầm
- Các loại ô nhiễm nguồn nước
- Ô nhiễm sinh học
- Ô nhiễm nước hoá học do chất vô cơ
- Ô nhiễm hữu cơ tổng hợp
- Ô nhiễm vật lý
- Cách khắc phục ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là vấn đề chưa từng hết nhức nhối tại nước ta. Trong đó, có 4 tình trạng ô nhiễm phổ biến bao gồm ô nhiễm sinh học, hóa học, hữu cơ và ô nhiễm vật lý. Để chấm dứt tình trạng báo động này, chúng ta cần hiểu đúng về từng loại và áp dụng biện pháp phù hợp.
Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam
Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế suất và tốc độ đô thị hóa chóng mặt đã đem lại nhiều hệ quả. Trong đó, hệ quả nặng nề nhất là các tác động với nguồn nước.
Ô nhiễm nước nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất. Nước được dùng chủ yếu để tưới lúa và hoa màu. Việc sử dụng nông dược và phân bón hoá học là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nông thôn.
>> Xem thêm: Thế Nào Là Nguồn Nước Uống An Toàn? Giải Pháp
Nước công nghiệp
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước nặng nề nhất. Mỗi ngành có một loại nước thải khác nhau và rất nguy hại với môi trường.
Cụ thể, tại khu công nghiệp Thái Nguyên, nước thải đã biến Sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì mỗi ngày xả thải hàng ngàn m3 nước thải từ nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, dệt, giấy... xuống Sông Hồng. Khu công nghiệp Biên Hoà và các khu công nghiệp tại TP. HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn các con sông lân cận.
Nước sinh hoạt
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư, nhất là các khu đô thị cực kỳ lớn. Với hàm lượng chất hữu cơ lớn làm ô nhiễm môi trường. Cộng với đó là nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư.
Ô nhiễm nước ngầm
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm tăng hiện tượng nhiễm mặn và phèn tại các nơi ven Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung.
Các loại ô nhiễm nguồn nước
Dựa vào tính chất nước thải, người ta xác định được 4 nhóm ô nhiễm nước. Bao gồm:
Ô nhiễm sinh học
Ô nhiễm nước sinh học bắt nguồn từ các nguồn thải đô thị hay công nghiệp, bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa nhà máy đường, giấy, lò mổ... Sự ô nhiễm về mặt sinh học là do sự lên men chất hữu cơ. Lượng vi khuẩn trong nguồn nước thải này rất lớn. Đặc biệt, chúng có chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn cầu trùng, viêm gan, dịch tả...
Ngoài ra, sự phân hủy protein sinh học tạo ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P. Chúng có tính độc và mùi khó chịu cho con người.
Ô nhiễm nước hoá học do chất vô cơ
Các thành phần như nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và nước thải luyện kim và các kim loại khác như Cu, Zn, Cr, Mn, Hg, Pb là những chất độc cho thuỷ sinh vật. Đặc biệt nước thải nhiễm thủy ngân dưới dạng hợp chất gây ngộ độc cho sinh vật và người. Tai nạn ở Vịnh Minamata ở Nhật bản là một ví dụ điển hình với hàng trăm người chết và hàng ngàn người bị nhiễm độc nặng.
Sự ô nhiễm do nitrat và phosphat từ phân bón hoá học cũng rất đáng lo ngại. Chúng làm tăng năng suất cây trồng nhưng chỉ được hấp thụ khoảng 30 – 40%. Lượng dư thừa sẽ ngấm vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm. Từ đó sinh ra phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí thủy sinh vật.
Ô nhiễm hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, chất hữu cơ nông nghiệp, chất tẩy rửa... Trong đó:
- Hydrocarbons: Là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydrogen. Chúng ít tan trong nước và là vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa nhiều cá. Sự ô nhiễm hydrocarbon là do các sự cố khai thác mỏ dầu. Mỗi năm có khoảng 3,6 triệu tấn dầu thô thải ra biển. Trung bình 1 tấn dầu có thể loang rộng đến 12 km2 trên mặt biển. Tốc độ thấm gây ô nhiễm của xăng dầu lớn gấp 7 lần nước và thấm sâu vào nước ngầm.
- Chất tẩy rửa: Bột giặt, xà bông, dầu gội... Chứa các chất hữu cơ và hóa chất đầu độc nguồn nước.
- Nông dược: Các sản phẩm như thuốc sát trùng, diệt nấm, diệt cỏ, diệt chuột và côn trùng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hậu quả khiến hàng nghìn thủy sinh nhiễm độc, gây các bệnh tiêu hóa, da liễu, gan thận cho con người khi ngấm vào nước.
Ô nhiễm vật lý
Các chất lơ lửng làm tăng độ đục của nước là các chất gây ô nhiễm vật lý. Chúng làm tăng sự phát triển của vi sinh trong nước, làm tăng độ đục, giảm độ xuyên thấu ánh sáng.
Các chất thải chứa nhiều phẩm màu khiến nước đục mất thẩm mỹ. Các chất thải nhiều muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyancur... làm nước có mùi lạ.
>> Xem thêm: 6 Sai Lầm Khi Uống Nước Bạn Đang Mắc Phải
Cách khắc phục ô nhiễm nước
Hai biện pháp hữu hiệu nhất để có nguồn nước sạch đó là xử lý nước thải và sử dụng máy lọc nước. Trong đó, xử lý nước thải trước khi xả thải giúp bảo vệ môi trường nước khỏi những chất gây ô nhiễm. Sử dụng máy lọc nước giúp loại bỏ cặn bẩn vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe gia đình tốt nhất.
Trên thị tường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp các giải pháp xử lý nước, máy lọc nước. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp thiết bị lọc nước, giải pháp xử lý nước thải uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ:
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Điện thoại: 024. 3514 8260 – Fax: 024.3514 8177
- Hotline: 091 337 9880
- Email: admin@greenwater.com.vn
Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh
- Tel: 08.3811 2726 – 028.3811 2706 – Fax: 02838119478
- Hotline: 097 467 5745
- Email: admin@greenwater.com.vn
Từ khóa » Các Loại ô Nhiễm Nước
-
Ô Nhiễm Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Loại ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn ...
-
Có Mấy Loại ô Nhiễm Môi Trường Nước? - The Water MAN
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng ô Nhiễm Nước
-
11 Thảm Họa ô Nhiễm Nguồn Nước đáng Sợ Nhất!
-
Ô Nhiễm Nước Ngầm Và ô Nhiễm Nước Mặt: Vấn đề Nào Tồi Tệ Hơn?
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả, Biện Pháp Khắc Phục ở VN
-
Ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn ... - Sapuwa
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì ? Quy định Về ô ... - Luật Minh Khuê
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả, Cách Khắc ...
-
Ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn Nước
-
Hậu Quả Của ô Nhiễm Môi Trường Nước - Xử Lý Chất Thải
-
Khái Niệm ô Nhiễm Môi Trường Nước - Hậu Quả, Biện Pháp