Ô Nhiễm Nước Ngầm Và ô Nhiễm Nước Mặt: Vấn đề Nào Tồi Tệ Hơn?
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã từng lo lắng về những vấn đề có thể xảy ra với sự ô nhiễm nước ngầm và nước mặt ở nơi bạn sống không? Bạn có thường xuyên tự nhận ra những loại ô nhiễm nào mà bạn đang phải đối mặt ở chính ngôi nhà của mình chưa? Bạn có quan tâm tới việc liệu rằng sự ô nhiễm đó có thể ảnh hưởng tới mình không?
Ở chủ đề này, bạn sẽ hiểu được những kiến thức cơ bản về ô nhiễm nước ngầm và nước mặt, và chắc chắn rằng bạn cũng có thể truyền đạt lại được cho hàng xóm của mình nếu như nhà họ cũng có những vấn đề như của bạn. Bạn sẽ khám phá ra điểm khác biệt về sự ô nhiễm của hai nguồn nước này và thậm chí bạn còn có thể tìm ra cách để ngăn ngừa chúng.
Ở phần đầu tiên của chủ đề này, bạn sẽ hiểu được những khái niệm cơ bản về ô nhiễm nước ngầm, cách nó ô nhiễm như thế nào và tại sao điều đó lại quan trọng. Bạn sẽ biết được những chất ô nhiễm phổ biến gây nên vấn đề này, chúng đến từ đâu và làm cách nào để giải quyết chúng. Và ở phần hai, bạn sẽ hiểu được các thông tin tương tự trên nhưng là về ô nhiễm nước mặt để cuối cùng bạn có thể so sánh được giữa ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm nước mặt có sự khác nhau như thế nào.
Hiểu được những điều trên chính là bước đầu tiên để bạn có thể tháo gỡ được những vấn đề lớn hơn ở nơi bạn sinh sống. Và bất kể là bạn sống ở đâu thì bạn cũng sẽ có cách giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất.
NƯỚC NGẦM, ít nhiều được hiểu là nước được tìm thấy ở dưới lòng đất. Loại nước này khó có thể nhìn thấy trong trường hợp thông thường, nhưng nó cực kỳ quan trọng với tất cả chúng ta dù rằng chúng ta có nhận ra điều này hay không.
70% hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi nước, một số lượng rất nhiều. Bạn thậm chí có thể khó mà tin được rằng lại có bất kỳ việc thiếu hụt nước ở bất kỳ nơi nào trên thế giới với số lượng nước như thế này. Tuy nhiên chỉ 1% trong số này là con người có thể sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Phần lớn nước trên bề mặt trái đất lại là nước muối và tất nhiên nước muối không phải là lựa chọn sáng suốt để uống. Trong 1% nước có thể sử dụng được thì có tới 99% lượng nước đó ở dưới lòng đất. Bởi vậy, nói theo cách khác thì với 1% nước ngọt trên trái đất thì chỉ có 1% trong số đó được tìm thấy trên bề mặt. Nghe có vẻ phức tạp, đúng vậy không?
Theo một cách cơ bản thì phần lớn thời gian chúng ta phụ thuộc vào nước ngầm cho việc uống, nấu nướng, rửa ráy và các hoạt động hàng ngày. Phần lớn nước đi qua hệ thống xử lý nước để được làm sạch mang đi sử dụng thì đều đến từ nguồn nước ngầm, chứ không phải nước mặt. Điều này giải thích lý do vì sao ô nhiễm nước ngầm hoàn toàn xứng đáng là những gì chúng ta cần phải quan tâm.
Nước ngầm hoạt động như thế nào?
Nước ngầm hoạt động cơ bản dựa trên chu trình thủy văn, theo một chu trình tự nhiên mà nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với các chức năng của Trái đất. Nếu không có chu trình này, chúng ta sẽ không có thời tiết, khí hậu, hay bất cứ thứ gì khác mà chúng ta cần trên hành tinh này. Chắc chắn rằng chúng ta sẽ không có nước sạch để uống, bởi vậy khi bàn về vấn đề ô nhiễm thì điều thực sự quan trọng chính là hiểu rõ chu trình này để có thể nắm vững được mức độ quan trọng của nước ngầm ra sao.
Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về chu trình này:
• Chu trình bắt đầu với bề mặt trái đất, bao gồm nước mặt. Nước xuất hiện trên tầng nước mặt và thậm chí ở trong cây cối và chất bẩn sau đó bốc hơi lên không khí và trở thành hơi nước.
• Khi đủ lượng hơi nước trong bầu khí quyển thì chu trình này được gọi là quá trình ngưng tụ. Ngưng tụ chính là cách những đám mây được hình thành.
• Sẽ có một lượng nước mưa chảy xuống mặt đất hoặc chảy ra những con sông, hồ và những nguồn nước mặt khác. Nước này được gọi là nước chảy tràn hay nước mưa.
• Và có một lượng nước mưa ngấm lại vào đất. Khi điều này xảy ra thì nó được gọi là sự nạp lại. Đây chính là cách mà nước ngầm được hình thành.
• Nước ngầm có ở trong đá, đất và cát bên dưới bề mặt trái đất. Và đây được gọi là tầng nước ngầm. Khi nước ngấm dần qua tầng nước ngầm thì thậm chí nó còn có thể lên tới nguồn nước mặt một lần nữa. Đây được gọi là sự xả nước, và là cách nước mặt ở lại trên mặt đất. Như bạn có thể thấy thì nếu như không có nước ngầm làm đầy lại nguồn nước mặt thì chúng ta sẽ không có một hệ thống thủy văn nào cả. Chu trình này đã tồn tại hàng triệu năm và nó sẽ tiếp tục chu trình này miễn là còn có nước trên trái đất.
Làm sao để chúng ta tiếp cận được với nước ngầm?
Có một vài cách giúp chúng ta có thể tiếp cận được vơi nguồn nước ngầm, và những cách này phụ thuộc vào việc chúng ta cần nó cho mục đích gì. Dù là cách gì mà chúng ta làm thì cũng đều phải đào hay khoan vào bề mặt trái đất cho đến khi tiếp cận được tới mực nước ngầm phía dưới. Từ đó chúng ta sẽ xây cố định để có thể đưa nước ra khỏi tầng ngầm mang lên sử dụng.
Giếng là cách thức phổ biến nhất về việc tiếp cận nguồn nước ngầm. Mặc dù có nhiều loại giếng hơi khác một chút dựa vào những nhu cầu cá nhân ở những khu vực riêng biệt. Nhưng có 3 loại giếng cơ bản được sử dụng thường xuyên trên thế giới. Cụ thể như dưới đây:
• Giếng khoan nông – Loại giếng này thường được đào với một độ sâu rất ít nên nó khá nông, không lớn hơn 100 feet. Những cái giếng này không bao giờ đạt tới điểm đó và đơn giản để lại một cái lỗ trong lòng đất và nước sẽ chảy qua đó. Đây là giải pháp tạm thời cho nhưng khu vực đang thiếu nước uống cần thiết.
• Giếng cát – Loại giếng này luôn được khoan bởi với những vùng này việc đào một cái giếng là điều khó khăn. Nếu như đất hay cát có khả năng đàn hồi trong suốt quá trình khoan thì một cái giếng cát sẽ thực sự cần thiết để đảm bảo có nước và trong sạch.
• Giếng đá – Đây là loại giếng thông dụng nhất ngày nay. Và nó có thể được đào sâu tới 250 feet. Loại giếng này không thể tự đàn hồi bởi nó được đào xuyên qua đá và ở đó thì chẳng có một chút đất nào cả. Chúng ta không nên để những người không có kinh nghiệm đào giếng. Chỉ những người thi công chuyên nghiệp biết chính xác cần phải làm những gì với tầng nước ngầm để không bị ảnh hưởng bởi những phiền toái và nhiễm bẩn xung quanh khu vực nước ngầm.
Những chất ô nhiễm phổ biến trong nước ngầm là gì?
Những chất ô nhiễm và chất bẩn trong nước ngầm đến với rất nhiều hình dạng và kích thước. Tuy nhiên, có một vài vấn đề phổ biến khi nước được mang lên từ nguồn nước ngầm.
• Chất thải của con người: Nước thải con người thường xuyên được tìm thấy trong những đường ống cấp nước. Hệ thống nước thải không được bảo trì, hệ thống tự hoại không được lắp đặt hợp lý và thậm chí bồn cầu cần phải sửa chữa cũng có thể là nguyên nhân tiềm tàng gây nên nguồn nước ngầm nhiểm bẩn. Khi những điều này xảy ra thì vi khuẩn và bệnh tật sẽ lây lan một cách nhanh chóng.
• Muối: Độ mặn cũng có thể là một vấn đề lớn, đặc biệt là khi cái mà chúng ta cần nước ngọt. Trong thời tiết lạnh chúng ta sử dụng muối để tránh đóng băng các con đường, thì đây lại chính là nguyên nhân mang muối đi vào trong nước. Thậm chí nước muối này còn ngấm cả vào đất và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm phía dưới.
• Chất thải nguy hại: Bất kỳ một hóa chất hay kim loại nặng nào có con đường để đi vào nước ngầm thì cũng đều được coi là chất thải nguy hại. Đây là những chất cực độc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho cả con người và động vật.
• Thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu là chất ô nhiễm được tìm thấy khá nhiều trong nước. Chúng ngấm vào đất, đặc biệt là quanh những vùng sản xuất nông nghiệp với nguy cơ gây độc hại rất cao – đôi khi nó còn tồn tại trong nước với nồng độ có thể gây tử vong.
Những nguồn phổ biến nào đối với sự ô nhiễm nước ngầm?Có rất nhiều chất ô nhiễm gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho nguồn nước ngầm, và quả thật không phải là ý tồi khi hiểu rõ được những chất này có nguồn gốc từ đâu. Rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau và những địa điểm khác nhau có thể tạo nên sự ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhưng có một vài nơi lại có khả năng gây ra vấn đề này nhiều hơn những nơi khác. Cụ thể:
• Khu vực đông dân cư: Đây là những khu vực mà hóa chất, chất tẩy rửa, chất thải con người và động vật và muối (tránh đóng băng đường) đều tạo ra sự ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các hộ gia đình đã gây thiệt hại rất nhiều cho nước ngầm khu vực mình sống và cạnh đó mà không hề nhận ra điều đó khi họ đổ các chất tẩy rửa và hóa chất làm sạch ra ngoài cống hoặc trong sân nhà họ, cũng như là việc vứt bỏ rác thải bừa bãi mà không có sự tái sử dụng hợp lý.
• Khu vực nông nghiệp: Bởi vì thuốc trừ sâu gây ra quá nhiều độc tố cho nước ngầm nên dường như các vùng nông nghiệp luôn là những nơi gây nên sự ô nhiễm nước ngầm một cách tồi tệ nhất. Dòng chảy từ phân bón và chất thải động vật cũng góp phần nghiêm trọng trong việc làm ô nhiễm nước ngầm khu vực xung quanh trang trại. Nước ngầm bị ô nhiễm có chứa thuốc trừ sâu có thể đi một quãng đường dài trước khi cuối cùng đến nguồn nước uống.
• Khu vực xây dựng: Khu vực xây dựng sản sinh ra những dòng chảy độc hại ngấm vào lòng đất và gây nên ô nhiễm. Khi những dòng chảy này không được giữ sạch và chảy ra ngoài khu vực lân cận thì nước ở những khu vực này sẽ gặp phải mối nguy lớn.
• Các nhà máy: Các nhà máy có sử dụng những dung môi hóa chất độc hại và kim loại nặng nguy hiểm trong quá trình vận hành thì cũng đều gây ra những vấn đề tương tự. Chúng có thể phát sinh vấn đề từ việc lưu trữ và vận chuyển mà cả hai điều này đều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm khi nó bị rò rỉ hoặc tràn ra ngoài.
Ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc ô nhiễm nguồn nước ngầm?
Mặc dù nước ngầm là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, nhưng có một vài nơi mà ô nhiễm nước ngầm là mối đe dọa nghiêm trọng hơn các nơi khác. Nếu bạn sống ở những nơi này thì hãy cảnh giác cao độ khi sử dụng nước đến từ nguồn nước máy. Hãy kiểm tra đều đặn khi xuất hiện mùi lạ, màu lạ hay sự xuất hiện của các yếu tố lạ khác và nếu bạn có bất kỳ điều gì phải lo lắng, thì tốt nhất bạn nên mang nước đi kiểm tra chất lượng định kỳ.
• Khu dân cư: Nếu như bạn sống ở khu vực đông dân cư thì nước của bạn có nguy cơ nhiễm bẩn cao với nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Mặc dù phần lớn những hệ thống xử lý nước thành phố có thể loại bỏ được đa số các chất này nhưng một số chất mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng sẽ trở thành những nhân tố gây ô nhiễm.
• Các trang trại: Các trang trại chứa rất nhiều vấn đề về ô nhiễm nước ngầm từ thuốc trừ sâu và phân bón. Theo thời gian thì những loại thực phẩm sinh trưởng trong đất bị ô nhiễm cũng sẽ chứa các thành phần ô nhiễm như vậy và điều này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như vi khuẩn E.coli hay khuẩn Listeria sẽ xâm nhập vào mùa màng.
• Khu vực cạnh bãi rác: Những cư dân sinh sống ở khu vực cạnh các bãi rác sẽ có khả năng tiếp xúc với sự ô nhiễm nguồn nước ngầm rất cao. Khi những bãi rác chứa đầy rác, đặc biệt là những rác thải nguy hiểm mà cần phải được tái chế hoặc tiêu hủy phù hợp, thì những hóa chất độc hại sẽ ngấm vào nước ngầm với số lượng cực kỳ lớn.
• Khu vực cạnh những địa điểm khai thác bằng công nghệ nứt vỡ thủy lực: Giống như ở những khu vực chứa bãi rác thì ở những địa điểm này cũng có thể gây ra sự ô nhiễm nguồn nước ngầm cho toàn bộ khu vực. Mặc dù đây vẫn là vấn đề gây tranh cãi trên cả thể giới ngày nay nhưng đã có một vài nhà khoa học chứng minh rằng công nghệ này làm tăng sự ô nhiễm nguồn nước ngầm bởi những kim loại nặng bị thải ra trong suốt quá trình vận hành.
Làm sao để giải quyết sự ô nhiễm nguồn nước ngầm?
Có rất nhiều thứ bạn có thể làm cho chính gia đình mình để giúp loại bỏ sự ô nhiễm này. Mặc dù có rất nhiều quy định trong việc nỗ lực bảo vệ nguồn nước ngầm nhưng một trong những cách quan trọng nhất để giải quyết những vấn đề này là giáo dục cộng đồng hướng tới việc sử dụng nước an toàn hơn. Hãy nắm bắt ngay những bí kíp dưới đây để cải thiện chất lượng nguồn nước ngầm nơi bạn sống:
• Không làm việc hoặc rửa xe tại nhà. Điều này có thể gây ra việc tràn hay có những dòng chảy dầu, chất tẩy rửa hóa chất độc hại, chất chống đông lạnh, dầu trợ lực lái, và hàng tá các chất có thể gây nguy hại cho môi trường. Những chất này đi vào trong đất ở vườn của bạn và chúng có thể dễ dàng thẩm thấu qua mặt đất sau đó đi vào nguồn nước ngầm.
• Cắt giảm việc sử dụng những hóa chất độc hại mà bạn sử dụng hoặc lưu trữ ở nhà. Cũng giống như dầu và hóa chất rửa xe, những chất này cũng ngấm xuống lòng đất vào mạch nước ngầm chỉ trong thời gian ngắn thôi. • Không bao giờ rửa hay xả rác, thuốc hay hóa chất xuống cống. Làm những việc này có thể khiến cho những chất đó đi qua những đường ống rồi đi vào nước ngầm.
• Không sử dụng thuốc trừ sâu trong vườn nhà bạn. Thuốc trù sâu rất độc hại đối với môi trường và đặc biệt là với nước ngầm. Nếu như bạn bắt buộc phải dùng thì hãy chỉ chọn những chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
• Nếu như bạn đang sử dụng một bể tự hoại thì hãy bảo trì nó hàng năm. Bởi việc rò rỉ từ những bể tự hoại có thể khiến cho các chất bẩn ngấm vào nguồn nước ngầm quanh khu vực nhà bạn.
NƯỚC MẶT về cơ bản thì ngược lại với nước ngầm. Bất kể một nguồn nước nào mà bạn có thể nhìn thấy trên mặt đất mà không phải qua đào bới thì đều gọi là nước mặt. Đó có thể là những con sông, hồ, ao, suối và cả đại dương. Tuy nhiên, với chủ đề này chúng ta phần lớn tập trung vào nguồn nước ngọt bởi việc ô nhiễm nguồn nước mặn lại là một chủ đề riêng biệt liên quan tới nhiều vấn đề khác.
Nước mặt đóng một vai trò quan trọng đối với chu trình thủy lực, điều này cũng giống như nước ngầm. Nếu như không có nước mặt thì sẽ chẳng có gì có thể bốc hơi vào bầu khí quyển để tạo thành những đám mây. Sẽ không có thời tiết, không có mưa. Sẽ không có cách nào để nạp lại nước vào nguồn nước ngầm trên khắp mặt đất, bởi vậy chúng ta cũng sẽ không có nguồn nước uống. Mặc dù chúng ra không trực tiếp sử dụng nguồn nước mặt để uống trong mọi hoàn cảnh, nhưng dường như nó đóng vai trò sống còn đối với cuộc sống trên hành tinh và của chính con người trong đời sống hàng ngày.
Nước mặt cũng là nước chúng ra sử dụng để giải trí. Rất nhiều người đến các con sông hay hồ nước để bơi, trèo thuyền và câu cá. Việc cắm trại cũng sẽ chẳng vui vẻ gì nếu như không có nguồn nước mặt cạnh khu vực này. Nhưng không may thay chúng ngày càng bị ô nhiễm bởi càng ngày có càng nhiều sông và hồ bị nhiễm bẩn.
Những chất ô nhiễm phổ biến ở nước mặt là gì?
Trong khi một vài chất ô nhiễm ở nước mặt có thể giống với những gì chúng ta tìm thấy ở nước ngầm nhưng có một vài chất sẽ khác. Với những thông tin dưới đây bạn sẽ tìm hiểu được đó là những chất nào và hãy nhớ rằng mặc dù có rất nhiều chất dù không được liệt kê ở đây nhưng cũng không phải là không thể tìm thấy.
• Chất thải của con người và động vật: Ở một số nơi trên thế giới, những nhà vệ sinh công cộng vẫn được áp dụng bạn có biết rằng nó lại là nhân tố chính đóng góp vào vấn đề ô nhiễm nước mặt ở một vài quốc gia. Trên thế giới, các loài động vật đi tiểu và thải ra nguồn nước mặt khiến cũng cho các vi khuẩn và ký sinh trùng nhiễm vào nước.
• Hóa chất: Những nhà máy thải ra nước thải có chứa hóa chất vào nguồn nước mặt đã dẫn đến sự ô nhiễm nghiêm trọng xảy ra trong nhiều năm. Trong quá khứ thì điều này được thực hiện rất phổ biến. Nhưng ngày nay điều này là phạm pháp ở rất nhiều nơi. Tuy nhiên thậm chí là trái pháp luật thì dường như nó vẫn có thể xảy ra một cách lén lút thậm chí công khai.
• Nitrat: Nitrat có thể được tìm thấy trong nước từ một vài nguồn khác nhau nhưng phổ biến nhất thì vẫn là từ phân bón. Khi những khu vực canh tác nông nghiệp sử dụng phân bón, dòng chảy trôi sẽ mang theo Nitrat từ phân bón vào nguồn nước mặt mỗi khi trời mưa.
• Dinh dưỡng quá mức: Ở một số trường hợp, đặc biệt là những vùng mà nước bị nhiễm các chất hóa học từ thuốc trừ sâu hay thậm chí là quá trình xử lý nước, tình trạng quá tải các chất dinh dưỡng có thể diễn ra. Đây là trường hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống con người vượt định mức quá cao và trở nên không an toàn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa, điều này có thể gây nên độc tố. Và hiện tượng tảo nở này có thể khiến cho cá chết hàng loạt trên bề mặt nước.
Những nguồn phổ biến nào đối với sự ô nhiễm nước mặt?
Ô nhiễm nguồn nước mặt có thể đến từ nhiều nguồn khác so với nước ngầm. Thậm chí một vài loại chất ô nhiễm mà cả hai loại nước này đều nhiễm phải thì nó cũng có sự khác nhau trong một số trường hợp. Bởi vậy bạn hãy theo dõi tất cả những vấn đề tiềm ẩn được liệt kê dưới đây để có cái nhìn thấu đáo hơn.
• Các nhà máy: Trong quá khứ các nhà máy được phép xả nước thải trực tiếp ra ngoài nguồn nước mặt như sông, hồ với suy nghĩ rằng những con sông sẽ mang các chất ô nhiễm ra ngoài đại dương. Nhưng ngày nay chúng ta biết rằng điều đó không đúng- và thậm chí nếu có thì nó cũng không an toàn. Nước thải từ các nhà máy thường xuyên chứa các hóa chất nguy hiểm như kim loại nặng, và tất cả chúng đều có thể hủy hoại con người, động vật và môi trường. Cũng có những nơi rò rỉ và sự cố tràn xảy ra và có thể dễ dàng trôi xuống những khu vực nước mặt cạnh đó.
• Các bãi rác: Trong khi các bãi rác sản sinh ra phần lớn các chất ô nhiễm ngấm vào nguồn nước ngầm thì chúng cũng có thể tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt. Những bãi rác gần hồ, suối và các con sông có thể tạo ra dòng chảy chứa đầy các chất ô nhiễm hóa học. Dòng chảy này nhanh chóng tiến tới khu vực nước mặt và tăng lên đáng kể theo thời gian. Bãi rác mà càng ô nhiễm thì nguồn nước cạnh đó cũng càng ô nhiễm theo. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt tại các khu vực này chính là axit từ các loại pin.
• Điều kiện sống thiếu vệ sinh: Đặc biệt là ở những nước đang phát triển thì điều kiện sống thiếu vệ sinh có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt. Khi con người và động vật thải các chất vệ sinh ra cùng khu vực nước mặt sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày mà lại không có hệ thống lọc nước ở những khu vực này thì đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc ốm đau và các căn bệnh lây lan.
Ai là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc ô nhiễm nguồn nước mặt?
Con người trên khắp thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nguồn nước mặt nhưng không theo như cách mà bạn vẫn nghĩ. Nước ngầm cung cấp phần lớn cho nhu cầu nước uống của con người, nhưng ô nhiễm nước mặt lại gây nên nhiều vấn đề theo những cách khác nhau. Dưới đây là một vài khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc ô nhiễm nguồn nước mặt trên khắp thế giới:
• Người dân ở những nước đang phát triển. Rất nhiều nước đang phát triển vẫn phụ thuộc nặng nề vào việc sử dụng nước mặt để ăn uống, vệ sinh, và giặt giũ. Điều này lại rất phổ biến bởi những nước này không có giải pháp nào về kỹ thuật cho những giếng khoan an toàn và sạch sẽ hoặc xử lý nước uống của họ. Thật không may, việc sử dụng nước mặt chưa qua xử lý cho sinh hoạt hàng ngày lại là một thảm họa – bởi đây chính là cách mà bệnh tật phát sinh và lây lan.
• Những người sống ở khu vực giếng nông. Thậm chí ngay cả ở Mỹ, vẫn có rất nhiều người phải sống phụ thuộc vào các giếng nông. Điều này đặc biệt đúng với những người sống ở vùng nông thôn nơi mà cư dân không đủ nhiều để có thể bảo đảm có được một hệ thống cấp nước máy. Những cái giếng này rất “nhạy cảm” cũng giống như nước mặt và bởi vậy mà khi nguồn nước mặt bên cạnh bị ô nhiễm, những cái giếng này cũng sẽ bị nhiễm bẩn theo.
• Công nghiệp đánh bắt cá. Đây có vẻ như là khu vực lớn nhất bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nguồn nước mặt. Công nghiệp đánh bắt cá bị ảnh hưởng bởi cả ô nhiễm nước ngọt và nước mặn. Khi nước bị ô nhiễm có thể dẫn tới việc cá chết hàng loạt trên quy mô rộng lớn trong khoảng thời gian ngắn. Nước bị ô nhiễm truyền bệnh cho cá bởi vậy thậm chí nếu cá không chết từ việc ô nhiễm thì chúng cũng có thể khiến cho người ăn nó bị bệnh. Cả hai khả năng trên đều có thể dẫn đến những tổn thất trong kinh doanh đối với ngành công nghiệp khai thác cá đặc biệt là khi cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc này.
• Những người sống ở vùng bên dưới các nhà máy. Khi ô nhiễm nước mặt xảy ra từ việc xả các chất thải hoặc hóa chất tại các nhà máy thì những người sống ở khu vực lân cận, đặc biệt là những vùng hạ lưu bên dưới nguồn nước sẽ luôn bị ảnh hưởng trước tiên và tồi tệ nhất. Họ thường xuyên phải hứng chịu sự ô nhiễm này trước cả khi nó được xử lý bởi hệ thống xử lý nước.
Làm sao để giải quyết sự ô nhiễm nguồn nước mặt?
Cũng giống như nguồn nước ngầm thì nỗ lực làm sạch kết hợp với sự giáo dục phù hợp luôn là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước mặt. Nhưng hãy ghi nhớ một vài cách dưới đây mà bạn có thể giúp ngăn chặn sự ô nhiễm nguồn nước mặt chỉ bởi những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Và đừng quên chia sẻ những kiến thức này cho bạn bè và gia đình bạn để giúp cho vấn đề này được giải quyết ở quy mô rộng lớn hơn là chỉ riêng cá nhân gia đình bạn.
• Luôn tái chế pin, mực in và những hóa chất khác. Đây chính là vấn đề lớn nhất ở các bãi rác tập trung, đặc biệt là khi nó bị rửa trôi theo dòng chảy. Chúng được tạo ra với những thành phần nguy hiểm có thể làm ô nhiễm nguồn nước mặt nếu như được tiếp xúc. Và hãy liên hệ với dịch vụ xử lý rác thải tại địa phương để tìm ra nơi an toàn để tiêu hủy những sản phẩm này.
• Đừng bao giờ vứt đồ điện tử vào bãi rác ở địa phương. Rác thải điện tử cần phải để ở một khu vực riêng và những bãi rác lớn thì luôn luôn có một khu vực riêng biệt dành cho chúng. Tuy nhiên những bãi rác nhỏ hơn thì có thể lại không có khu vực riêng phù hợp cho việc lưu trữ và xử lý những loại rác thải này.
• Không bao giờ ném rác xuống nước. Điều này có thể diễn ra hết sức im lặng, nhưng việc xả rác xuống nước dù chỉ một lần cũng đã góp phần rất lớn vào vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
• Tắt vòi nước khi không sử dụng. Một trong những nguyên nhân cơ bản của ô nhiễm nước mặt chính là sự cạn kiệt và việc sử dụng quá mức cần thiết. Bạn có thể giúp giải quyết vấn đề này bằng cách rất đơn giản như: tắt vòi nước khi chúng ta đang đánh răng và chỉ sử dụng để rửa, tắt vòi nước khi bạn đang xoa xà phòng trong khi tắm và hãy nhớ vặn vòi lại khi bạn chưa tráng bát trong quá trình rửa bát đĩa….
• Chỉ vận hành máy giặt và máy rửa bát khi đồ bẩn đã đầy. Điều này không chỉ giúp cho máy móc của bạn vận hành tốt hơn mà còn chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ sử dụng nước quá nhiều hoặc phải giặt giũ quá nhiều lần trong một tuần. Đây chính là những cách tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm để bảo tồn nguồn nước và ngăn chặn việc ô nhiễm. (Trong khi bạn thực hiện những việc trên thì còn tuyệt vời hơn nếu bạn sử dụng những chất tẩy rửa hay xà phòng có nguồn gốc tự nhiên).
KẾT LUẬN:
Vậy là bạn đã tìm hiểu được rất nhiều về sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Bạn đã có thể thấy được sự khác biệt của hai loại ô nhiễm này chưa? Và bạn có nhận ra chúng khi sự ô nhiễm xảy ra mà bạn nhìn thấy? Bây giờ bạn đã được tìm hiểu về vấn đề này, vậy tốt hơn hết là bạn nên để tâm tới ô nhiễm nước và xác định xem đó là loại ô nhiễm nào. Để từ đó sẽ hết sức tự nhiên khi bạn muốn bắt đầu tạo ra những thay đổi cho cuộc sống của riêng mình để có thể chống đỡ lại những vấn đề này.
Và liệu rằng bạn có đang sống chung với ô nhiễm nước mặt hay nước ngầm ở nơi bạn sống hay không, có nhiều cách có thể giúp bạn. Bước đầu tiên là làm sạch cả hai loại nước trên để khởi đầu cho việc sử dụng nước an toàn ở chính ngôi nhà của bạn. Nếu bạn có vấn đề về nước mặt, hãy sử dụng nước ít đi và giúp bảo tồn nguồn nước còn sót lại. Nếu như vấn đề của bạn đến từ nước ngầm, hãy thử không sử dụng hóa chất độc hại để làm sạch nhà bạn và không bao giờ đổ những chất này xuống sân hay cống.
Thật khó khăn khi xác định xem loại ô nhiễm nào tồi tệ hơn bởi cả hai loại ô nhiễm này đều có tác động rất xấu. Trên thế giới, những vùng khác nhau sẽ phải hứng chịu sự ô nhiễm khác nhau, nhưng hãy nhớ rằng chỉ cần là ô nhiễm nguồn nước thì chúng ta đã phải đối mặt với rất nhiều hậu quả theo sau. Hãy làm sạch nguồn nước cùng nhau, và cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.
(Theo: Tham khảo-Dịch)
Từ khóa » Các Loại ô Nhiễm Nước
-
Ô Nhiễm Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Loại ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn ...
-
Có Mấy Loại ô Nhiễm Môi Trường Nước? - The Water MAN
-
4 Loại Ô Nhiễm Nước Điển Hình Và Cách Khắc Phục
-
Tìm Hiểu Về Hiện Tượng ô Nhiễm Nước
-
11 Thảm Họa ô Nhiễm Nguồn Nước đáng Sợ Nhất!
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả, Biện Pháp Khắc Phục ở VN
-
Ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn ... - Sapuwa
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì ? Quy định Về ô ... - Luật Minh Khuê
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả, Cách Khắc ...
-
Ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn Nước
-
Hậu Quả Của ô Nhiễm Môi Trường Nước - Xử Lý Chất Thải
-
Khái Niệm ô Nhiễm Môi Trường Nước - Hậu Quả, Biện Pháp