4 Lưu ý Vàng Trong ăn Uống, Người Bệnh Sau đặt Stent Chớ Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Tại sao sau khi đặt stent, chế độ ăn lại trở nên quan trọng?
Mặc dù nong mạch đặt stent mạch vành có thể giúp cho máu lưu thông qua động mạch vành đến nuôi tim dễ dàng hơn. Thế nhưng, giải pháp này không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây viêm và xơ vữa mạch vành. Mảng xơ vữa vẫn tiếp tục tồn tại ở các vị trí khác, thậm chí là ngay ở trên stent.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm xấu có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ tái tắc hẹp. Nhờ đó, người bệnh có thể duy trì kết quả điều trị sau thủ thuật đặt stent tim tốt hơn, đồng thời hạn chế được nhiều rủi ro tim mạch trong tương lai.
Sau đặt stent cần tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol, thức ăn chế biến sẵn gây bất lợi cho tim (ảnh minh hoạ)
Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì, nên ăn gì?
Có rất nhiều thực phẩm tốt và không tốt cho người sau đặt stent. Thay vì ghi nhớ danh sách dài các thực phẩm đó, bạn chỉ cần nắm rõ 4 lưu ý trong chế độ ăn dưới đây. Những lưu ý này sẽ giúp quá trình xây dựng thực đơn ăn uống của bạn trở nên đơn giản hơn.
Tránh các thực phẩm gây tăng huyết áp
Huyết áp cao dễ gây tổn thương mạch máu. Từ đó mà cholesterol, canxi và cách chất thải chuyển hoá mới có cơ hội lắng đọng tạo thành mảng xơ vữa. Vì vậy loại bỏ các thực phẩm gây tăng huyết áp trong chế độ ăn được coi là điểm mấu chốt đầu tiên cho người bệnh sau đặt stent mạch vành.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm dễ khiến huyết áp tăng cao nhất:
- Thực phẩm nhiều muối: Muối trực tiếp gây giữ nước và làm tăng áp lực mạch máu, từ đó gây tăng huyết áp. Vì vậy, hãy cố gắng giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày dưới 2,3 gram. Riêng với người đã đặt stent mạch vành và có tiền sử huyết áp cao trước đó thì cố gắng hạn chế con số này ở mức dưới 1.5 gram.
Ngoài là gia vị nêm nếm thức ăn, muối còn có nhiều trong các loại thực phẩm đóng hộp, đồ chế biến sẵn, gia vị có sẵn hay đồ biển. Tốt nhất, bạn nên tự nấu ăn tại nhà, đọc kỹ nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng muối “ẩn” này.
- Rượu, nước giải khát, cà phê, thuốc lá: Các thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích sẽ làm cho mạch máu bị xơ cứng, theo đó mà huyết áp tăng lên. Hơn thế nữa, khi chúng vào cơ thể sản sinh ra gốc tự do. Những chất này làm cho cả hệ thống tim mạch và các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.
Chất kích thích đặc biệt có nhiều trong đồ uống có cồn như rượu bia, nước ngọt, cà phê, ma tuý các loại, thuốc lá. Ngừng hút thuốc ngay, giảm rượu bia dưới một ly mỗi ngày, ngưng nước uống giải khát để duy trì áp huyết khoẻ mạnh.
Uống trà xanh mỗi ngày cũng là cách chữa bệnh mạch vành bằng đông y (ảnh minh hoạ)
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa
Cholesterol cũng có loại tốt và loại xấu. Trong đó, LDL cholesterol là thành phần chính của mảng xơ vữa, cần được hạn chế. Còn HDL cholesterol được xếp vào nhóm chất béo tốt giúp giảm tỷ lệ xơ vữa mạch máu.
Chất béo xấu LDL cholesterol thường có nhiều trong mỡ, da và nội tạng động vật. Đặc biệt là những loại động vật có thịt màu đỏ đậm như thịt bò, thịt chó, thịt cừu; thịt xông khói, xúc xích, bơ, kem, phô mai. Dầu ăn chiên xào nhiều lần cũng là loại chất béo chuyển hoá cần phải tránh xa. Không ăn quá nhiều chất bột đường
Nghe thì thật vô lý nhưng thực tế là bệnh tim làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và ngược lại. Bởi vì chuyển hoá trong cơ thể là một chu trình khép kín. Sự rối loạn của chất béo sẽ kéo theo rối loạn đường huyết. Và khi đường huyết tăng, mạch máu cũng dễ bị xơ vữa và tắc hẹp hơn. Ăn nhiều bột đường cũng làm tăng cân nhanh chóng, cuối cùng là tăng gánh nặng cho tim.
Người bệnh mạch vành dù đã đặt stent hay chưa cũng nên hạn chế thức ăn và đồ uống có nhiều chất bột đường. Tiêu biểu là kẹo, thạch, nước thêm đường, trái cây quá ngọt, bánh quy hay chính tinh bột từ cơm gạo.
Cách ăn bột đường thông minh nhất là chọn các loại hạt còn nguyên vỏ cám và các loại đậu cho bữa chính. Đồng thời, bạn nên tập trung năng lượng từ tinh bột cho bữa sáng, bữa trưa, tránh ăn cơm quá muộn vào buổi tối.
Việc ăn quá no, quá nhiều tinh bột vào mỗi bữa cũng không tốt cho người sau đặt stent. Bởi khi ăn quá no, cơ hoành bị chèn ép sẽ dễ khiến tim đập nhanh bất thường.
Người sau đặt stent mạch vành nên ăn tinh bột nguyên cám thay vì đã tinh chế (ảnh minh hoạ)
Chọn các thực phẩm lành mạnh
Không chỉ cần nắm rõ các thực phẩm nên tránh sau đặt stent, bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh cũng là cách giúp cơ thể sớm hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng, đồng thời giảm được các mảng bám tích tụ trong lòng mạch tại vị trí đặt stent cũng như nhiều vị trí khác. Một chế độ ăn uống lành mạnh còn cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất dinh dưỡng bảo vệ tim - như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ.
Mặc dù không có 1 chế độ ăn chung cho tất cả mọi người bệnh sau đặt stent. Nhưng lý tưởng nhất là thực đơn của bạn nên bao gồm các thực phẩm sau:
- Cá biển (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…): Omega – 3 trong cá làm giảm nguy cơ nhịp tim bất thường và giảm sự hình thành cục máu đông.
- Ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bánh mì đen, lúa mạch, yến mạch…)
- Dầu đậu nành, oliu, các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều), quả bơ: Những thực phẩm này chứa chất béo tốt HDL cholesterol, giúp ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
- Sữa ít béo
- Nước suối, trà xanh: Trà xanh rất giàu flavonoid. Chất này sẽ giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và ổn định huyết áp cho người sau đặt stent.
Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ từ thảo dược cũng được đánh giá là giải pháp hỗ trợ hiệu quả và an toàn cho người đã đặt ống stent mạch vành. Trải qua hàng ngàn năm nghiên cứu và sàng lọc, các nhà khoa học đã phát hiện ra những tinh chất thảo dược như đan sâm, hoàng đằng... có thể giúp giảm xơ vữa mạch, ngăn ngừa cục máu đông, ổn định huyết áp và giảm mỡ máu.
Ứng dụng các kết quả đó, TPCN Ích Tâm Khang đã ra đời, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch cho người bệnh tim mạch. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng thực tế và đăng tải trên Tạp chí Quốc tế. Đây cũng chính là lý do giúp Ích Tâm Khang trở nên khác biệt với nhiều sản phẩm hỗ trợ khác, đồng thời trở thành “người bạn đồng hành” tin cậy của nhiều người bệnh tim mạch trong suốt 11 năm vừa qua. Nhìn chung, bên cạnh những thực phẩm người đặt stent mạch vành không nên ăn, vẫn có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh mà bạn có thể lựa chọn. Dựa trên 4 lưu ý kể trên, bạn hãy thiết kế một chế độ ăn khoa học kết hợp uống thuốc đúng giờ và kiểm tra định kỳ để kéo dài tuổi thọ của stent. Hãy yên tâm rằng khi điều trị đúng, sinh hoạt tốt, bạn vẫn xứng đáng có được cuộc sống khoẻ mạnh. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
Nguồn tham khảo
https://www.everydayhealth.com/hs/angioplasty-recovery-guide/diet-after-angioplasty/http://www.secondscount.org/healthy-living/heart-healthy-nutrition-diet#.XfDfT5MzZaQ
https://www.svhhearthealth.com.au/rehabilitation/after-coronary-angioplasty-stenting#section-2
Từ khóa » đặt Tên Tim Cần Kiêng Gì
-
Đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì, Nên ăn Gì? Tìm Hiểu Ngay
-
Người đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì? - Hello Bacsi
-
Lưu ý Chăm Sóc Và điều Trị Sau Khi đặt Stent Mạch Vành, Tránh Tái Phát
-
Người đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì để Tránh Tái Tắc Hẹp
-
Người Bị Bệnh Mạch Vành đã đặt Stent Nên ăn Gì, Kiêng Gì? - Sức Khỏe
-
Chăm Sóc Và điều Trị Sau đặt Stent động Mạch Vành
-
4 Lưu ý Vàng Trong ăn Uống, Người Bệnh Sau đặt ... - Ích Tâm Khang
-
Bệnh Nhân Cần Tuân Thủ điều Gì Sau Khi đặt Stent Mạch Vành?
-
Người Bị Bệnh Tim Mạch Nên Kiêng ăn Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
Nhồi Máu Cơ Tim ăn Gì Kiêng Gì - Nhận Diện 13 Loại Thực Phẩm, đồ ...
-
Những Vấn đề Bệnh Nhân Cần Lưu ý Sau Can Thiệp động Mạch Vành
-
Bệnh Nhân Tim Cần Nhớ: Sau Thay Van Tim Kiêng ăn Gì để Tránh Biến ...
-
Chuyên Gia Giải đáp: Người đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì?
-
Người Bị Viêm Gan B Nên ăn Gì, Kiêng Gì? Thực đơn Món ăn Ra Sao?