Nhồi Máu Cơ Tim ăn Gì Kiêng Gì - Nhận Diện 13 Loại Thực Phẩm, đồ ...
Có thể bạn quan tâm
Đối với người từng trải qua cơn nhồi máu cơ tim, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng. Để giải quyết vấn đề này, bài viết sau sẽ trả lời chi tiết câu hỏi nhồi máu cơ tim ăn gì kiêng gì.
5/5 - (39 bình chọn)- 1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị nhồi máu cơ tim
- 2. Nhồi máu cơ tim ăn gì?
- 2.1. Nên ăn nhiều rau củ
- 2.2. Bổ sung trái cây
- 2.3. Đừng quên ngũ cốc nguyên hạt
- 2.4. Các loại hạt tốt cho người bị nhồi máu cơ tim
- 2.5. Sau nhồi máu cơ tim nên ăn cá
- 2.6. Có thể ăn thịt trắng
- 2.7. Dùng dầu thực vật
- 2.8. Nhồi máu cơ tim uống gì?
- 3. Nhồi máu cơ tim kiêng gì
- 3.1. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ
- 3.2. Không nên ăn thực phẩm quá nhiều đường, muối
- 3.3. Nhồi máu cơ tim nên hạn chế thịt đỏ
- 3.4. Tránh nội tạng động vật
- 3.5. Nhồi máu cơ tim kiêng uống gì?
- 4. Lời khuyên của chuyên gia
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị nhồi máu cơ tim
Sức khỏe của người bệnh bị suy giảm nhiều sau khi trải qua nhồi máu cơ tim. Do đó, ăn uống khoa học là cách để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để người bệnh phục hồi. Việc tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, omega-3 sẽ cải thiện chức năng tim mạch, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Ngược lại, người bệnh cần tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa và bão hòa, không dùng quá 300mg cholesterol/ngày. Không chỉ chú ý tới nhồi máu cơ tim ăn gì kiêng gì, người bệnh cũng cần kiểm soát chặt chẽ lượng thực phẩm. Giảm tiêu thụ calo lúc này là cần thiết.
Viện Tim mạch Việt Nam đưa ra một số quy tắc về chế độ ăn uống trong các giai đoạn sau cơn nhồi máu cơ tim:
1 tuần đầu
- Chia thành 6 bữa nhỏ/ngày
- Đồ ăn nhẹ: Canh, cháo, sữa chua, nước rau củ hoặc củ quả nghiền.
- Loại bỏ hoàn toàn món ăn chứa mỡ, đường, muối, lúa mạch.
Tuần thứ 2 – 3 và sau khi đặt stent:
- Ăn thành 6 – 7 bữa nhỏ/ngày.
- Tổng lượng calo không được vượt quá 1.100Kcal/ngày.
- Dùng không quá 5 gram muối/ngày.
- Kiêng trà, cà phê, socola, gia vị, rượu, bơ.
Tuần thứ 4
- Tổng lượng calo 2.200Kcal/ngày
- Chế độ ăn gồm 60% tinh bột và 30% protein.
2. Nhồi máu cơ tim ăn gì?
Sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh cần một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch. Chúng cần chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chứa chất béo lành mạnh và ít cholesterol.
2.1. Nên ăn nhiều rau củ
Rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Ăn nhiều rau củ cũng giúp người bệnh cắt giảm lượng thực phẩm có hàm lượng calo cao. Đặc biệt các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ xanh… rất giàu vitamin K, nitrat làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, các loại rau củ giàu vitamin K không nên được dùng chung với thuốc chống đông máu wafarin.
2.2. Bổ sung trái cây
Trái cây chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa. Chúng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh. Ăn nhiều hoa quả tươi như: Dâu tây, việt quất, cam, bưởi, bơ… còn làm lành các tổn thương tại thành động mạch vành.
2.3. Đừng quên ngũ cốc nguyên hạt
Thay vì dùng ngũ cốc tinh chế, bạn hãy sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, kiều mạch…. Không chỉ cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt có khả năng điều hòa huyết áp. Đây là loại thực phẩm tốt cho tim mạch.
2.4. Các loại hạt tốt cho người bị nhồi máu cơ tim
Hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh, đậu đen… giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Chất xơ, omega-3, vitamin và khoáng chất trong các loại hạt này giúp chống viêm, ổn định huyết áp, giảm xơ vữa động mạch.
2.5. Sau nhồi máu cơ tim nên ăn cá
Cá là thực phẩm thay thế tuyệt vời cho các loại thịt chứa nhiều chất béo “xấu”. Omega-3 trong cá làm giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính. Người bệnh nên ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần. Các loại cá thích hợp bao gồm: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu…
2.6. Có thể ăn thịt trắng
Protein rất cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Việc kiêng hoàn toàn protein từ động vật có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng. Người bệnh có thể sử dụng thịt lợn, thịt gia cầm. Nhưng lưu ý chỉ dùng phần nạc và bỏ da.
2.7. Dùng dầu thực vật
Trong quá trình chế biến món ăn, người bệnh hãy dùng dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương… Bởi trong thành phần của chúng chứa chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể. Loại dầu thực vật này là thay thế hoàn hảo cho mỡ, bơ động vật.
2.8. Nhồi máu cơ tim uống gì?
Uống đủ lượng nước mỗi ngày cũng là điều cần thiết đối với người đã từng bị nhồi máu cơ tim, trừ phi bác sĩ yêu cầu người bệnh hạn chế bổ sung chất lỏng. Các loại nước phù hợp với người bệnh là nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước ion hóa.
Ngoài ra, có thể sử dụng nước ép từ các loại rau củ, trái cây đã nêu ở trên. Để bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là giai đoạn sức khỏe yếu, ăn uống không ngon miệng, người bệnh có thể uống sữa ít béo hoặc tách béo.
3. Nhồi máu cơ tim kiêng gì
Ngoài các thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần chú ý tới các thực phẩm cần tránh trong bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là danh sách chi tiết.
3.1. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa chính là một trong những nguyên nhân gây mỡ máu, hình thành các mảng xơ vữa động mạch vành. Vì vậy người bệnh nên hạn chế tối đa đồ đóng hộp, thức ăn nhanh như: Xúc xích, pizza, khoai tây chiên… Theo khuyến cáo, lượng chất béo không được vượt quá 7% tổng lượng calo nạp vào cơ thể.
>>Đừng bỏ lỡ: Xơ vữa động mạch vành – Dấu hiệu nguy hiểm chớ coi thường
3.2. Không nên ăn thực phẩm quá nhiều đường, muối
Để nhanh chóng phục hồi và hạn chế tái phát nhồi máu cơ tim, người bệnh nên ăn ít đường và muối. Điều này góp phần duy trì mức huyết áp, đường huyết và cân nặng phù hợp. Tổng lượng muối hấp thụ mỗi ngày cần ít hơn 1.500mg.
Vì vậy, người bệnh nên ăn nhạt, không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế ăn thức ăn ngoài hàng vì không kiểm soát được lượng muối. Các món bánh kẹo ngọt cũng không nên xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của người bệnh. Bởi nó sẽ góp phần duy trì lượng đường huyết ở giới hạn cho phép – một trong những yếu tố quan trọng cho quá trình phục hồi cơ thể sau cơn đau tim.
3.3. Nhồi máu cơ tim nên hạn chế thịt đỏ
Theo webmd.com, một nghiên cứu trên hơn 84.000 phụ nữ cho thấy những người ăn 2 khẩu phần thịt đỏ/ngày có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 30% so với những người ăn nửa khẩu phần/ngày. Ăn nhiều thịt bò, thịt cừu, thịt dê… sẽ làm tăng cholesterol máu, làm trầm trọng thêm tình trạng xơ vữa động mạch vành.
3.4. Tránh nội tạng động vật
Nội tạng động vật là món “khoái khẩu” của không ít người, đặc biệt là đấng mày râu. Tuy nhiên đây lại là “thủ phạm” làm gia tăng nguy cơ hình thành mảng bám thành mạch, gây vỡ mảng xơ vữa. Từ đó dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim. Vì vậy, nếu có thể người bệnh tránh để nội tạng động vật xuất hiện trong thực đơn.
3.5. Nhồi máu cơ tim kiêng uống gì?
Bên cạnh đồ ăn cần tránh, người bệnh cũng cần lưu ý tới các loại đồ uống. Những thức uống có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng bệnh là rượu bia, nước ngọt có ga. Uống nhiều rượu bia luôn được coi là có hại cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng. Nó đẩy nhanh quá trình hình thành mảng xơ vữa, gây tắc mạch máu dẫn tới nhồi máu cơ tim. Vì vậy, người bệnh không nên uống rượu bia. Bên cạnh đó nước ngọt có ga là thức uống chứa nhiều đường gây ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh.
4. Lời khuyên của chuyên gia
Song song với việc nắm vững nhồi máu cơ tim ăn gì kiêng gì, người bệnh cũng lưu ý tới một số lời khuyên đến từ Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng.
- Xây dựng thực đơn hàng ngày.
- Nên mua nguyên liệu tươi sống thay vì đồ đông lạnh.
- Duy trì lối sống khoa học, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Ăn bữa cuối trong ngày trước khi ngủ ít nhất 3 tiếng.
- Tránh căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái.
- Tăng cường vận động thể chất. Người bệnh nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe hay bơi lội, yoga. Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 30 phút để tập luyện. Lưu ý là không nên tập gắng sức mà hãy bắt đầu với cường độ nhẹ, thời gian ngắn rồi tăng dần.
Những thông tin về nhồi máu cơ tim ăn gì kiêng gì trong bài viết trên hy vọng đã đem tới cho bạn một số gợi ý. Nhìn chung, người bệnh nên bổ sung rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng… Song song với đó, người bệnh nên tránh thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh…
Điều quan trọng nhất là người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, rèn luyện vừa sức và sinh hoạt điều độ. Nếu cần tư vấn thêm đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
- Xơ vữa động mạch nên ăn gì kiêng gì? – Cách đơn giản để xây dựng thực đơn
- Mỡ máu nên ăn gì kiêng gì? – Những món nên xuất hiện trên bàn ăn
- [Hỏi – Đáp] “Mỡ máu cao gây đột quỵ có đúng không?”
Từ khóa » đặt Tên Tim Cần Kiêng Gì
-
Đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì, Nên ăn Gì? Tìm Hiểu Ngay
-
4 Lưu ý Vàng Trong ăn Uống, Người Bệnh Sau đặt Stent Chớ Bỏ Qua
-
Người đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì? - Hello Bacsi
-
Lưu ý Chăm Sóc Và điều Trị Sau Khi đặt Stent Mạch Vành, Tránh Tái Phát
-
Người đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì để Tránh Tái Tắc Hẹp
-
Người Bị Bệnh Mạch Vành đã đặt Stent Nên ăn Gì, Kiêng Gì? - Sức Khỏe
-
Chăm Sóc Và điều Trị Sau đặt Stent động Mạch Vành
-
4 Lưu ý Vàng Trong ăn Uống, Người Bệnh Sau đặt ... - Ích Tâm Khang
-
Bệnh Nhân Cần Tuân Thủ điều Gì Sau Khi đặt Stent Mạch Vành?
-
Người Bị Bệnh Tim Mạch Nên Kiêng ăn Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
Những Vấn đề Bệnh Nhân Cần Lưu ý Sau Can Thiệp động Mạch Vành
-
Bệnh Nhân Tim Cần Nhớ: Sau Thay Van Tim Kiêng ăn Gì để Tránh Biến ...
-
Chuyên Gia Giải đáp: Người đặt Stent Mạch Vành Không Nên ăn Gì?
-
Người Bị Viêm Gan B Nên ăn Gì, Kiêng Gì? Thực đơn Món ăn Ra Sao?