4 Thông Tin Quan Trọng Về Dị Tật Bẩm Sinh Về Thận Mà Mẹ Bầu Cần Biết

dị tật bẩm sinh về thận

Mẹ bầu cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về dị tật bẩm sinh thận ở thai nhi qua bài viết dưới đây nhé!

1. 6 loại dị tật bẩm sinh về thận dễ gặp nhất

1.1. Loạn sản thận

Loạn sản thận là tình trạng các cấu trúc bên trong của một hoặc cả hai thận của em bé không phát triển bình thường.

Thai nhi mắc dị tật loạn sản thận có chữa khỏi được không?

  • Trường hợp thai nhi bị loạn sản một bên thận thì thường không cần điều trị. Nhưng nếu loạn sản lan rộng, gây rối loạn chức năng thận thì phải điều trị bằng cách thay thế thận.
  • Nếu thai nhi bị chẩn đoán loạn sản cả hai bên thận thì bé có thể không sống sót trong thai kỳ. Nếu thai nhi sống sót, em bé sinh ra có thể phải lọc máu hoặc ghép thận sớm trong đời.

Thai nhi bị chẩn đoán loạn sản cả hai bên thận có thể không sống sót trong thai kỳ

Thai nhi bị chẩn đoán loạn sản cả hai bên thận có thể không sống sót trong thai kỳ.

1.2. Bất sản thận

Bất sản thận là một bất thường thận bẩm sinh khiến trẻ sinh ra thiếu một hoặc cả hai bên thận.

  • Tỷ lệ em bé sinh ra thiếu một bên thận là 1 trẻ trên 1000 ca sinh. Trẻ cần điều trị tăng huyết áp kéo dài suốt đời.
  • Trường hợp bé thiếu 2 bên thận hiếm xảy ra hơn, cụ thể là 1/3000 trẻ. Trẻ thường tử vong sau khi sinh vài ngày. Nếu trẻ sống sốt, trẻ cần thẩm phân phúc mạc lâu dài.

1.3. Thận đa nang bẩm sinh

Bệnh thận đa nang là một rối loạn di truyền, đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều u nang hình thành ở cả 2 bên thận. Có 2 loại bệnh thận đa nang:

  • Bệnh thận đa nang bẩm sinh di truyền trội: nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì có 50% khả năng bệnh sẽ truyền sang con, nam và nữ đều bị ảnh hưởng như nhau.
  • Bệnh thận đa nang bẩm sinh di truyền lặn: bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh con mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều mang gen bất thường và cả hai cùng truyền gen cho con. Tuy nhiên, đây là bệnh di truyền khá hiếm gặp.

Trẻ sơ sinh mắc bệnh đa nang thường có biểu hiện bụng phình to, hai thận to hơn nhiều so với bình thường và chứa các nang nhỏ. Phác đồ điều trị bệnh thận đa nang bẩm sinh cho trẻ được bác sĩ chỉ định là:

  • Thuốc giảm đau
  • Phẫu thuật thu nhỏ u nang
  • Nặng hơn có thể phải lọc máu hoặc ghép thận

1.4. Thận móng ngựa

Dị tật thận móng ngựa

Dị tật thận móng ngựa là do hai bên thận nối liền với nhau tạo thành hình dáng giống móng ngựa. Tỷ lệ thai nhi mắc dị tật thận móng ngựa là 1/500.

Thận móng ngựa xảy ra khi thận trái và thận phải của thai nhi nhô lên khỏi vùng xương chậu, hợp nhất với nhau ở đầu dưới hoặc đáy của thận, tạo thành hình dáng giống móng ngựa.

Theo kết quả thống kê, 500 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ mắc bệnh thận móng ngựa. Theo các chuyên gia, 1⁄3 trẻ sinh ra mắc dị tật thận móng ngựa không có triệu chứng. Ở những trẻ có triệu chứng, trẻ có các biểu hiện của bệnh: nhiễm trùng, tắc nghẽn hoặc sỏi thận.

1.5. Thận hợp nhất lạc chỗ

Thận hợp nhất lạc chỗ xảy ra khi thận không di chuyển đến vị trí thông thường mà nằm lại ở khung chậu. Trẻ sinh ra mắc dị tật này thường không có triệu chứng. Khi có hiện tượng tắc nghẽn đoạn niệu đạo trong khung chậu thì trẻ cần phẫu thuật tạo hình bể thận.

thận hợp nhất lạc chỗ

Thận hợp nhất lạc chỗ xảy ra khi thận không di chuyển đến vị trí thông thường mà nằm lại ở khung chậu. Trẻ mắc dị tật thận hợp nhất lạc chỗ thường không có triệu chứng.

1.6. Thận xốp dạng tủy

Thận xốp dạng tủy là một dị tật thai nhi bẩm sinh trong đó các u nang hình thành ở phần bên trong của thận, ngăn nước tiểu chảy tự do qua các ống bên trong của thận gây sỏi thận.

Trẻ mắc bệnh thận xốp dạng tủy có thể chữa khỏi không? - Điều này phụ thuộc vào tình trạng của bệnh:

  • Nếu bệnh chỉ giới hạn ở một bên của thận thì có thể được điều trị bằng cách cắt bỏ một bên thận.
  • Trường hợp thai nhi mắc bệnh ở cả hai bên thận thì sẽ gây suy thận.

2. Các dị tật bẩm sinh về thận có nguy hiểm không?

Vậy các dị tật bẩm sinh về thận có nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi không? GENTIS giải đáp cho mẹ bầu là: tùy từng loại dị tật mà bé mắc phải thì mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.

  • Nếu một bên thận bình thường thì sẽ không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng nhiều đến thể chất và sự phát triển của trẻ.
  • Trường hợp cả hai bên thận đều bất thường sẽ rất nguy hiểm, thậm chí trẻ có thể tử vong.

3. Phát hiện sớm dị tật bẩm sinh về thận từ trong bụng mẹ

Siêu âm là phương pháp giúp phát hiện sớm thai nhi mắc dị tật bẩm sinh về thận từ trong bụng mẹ, thường được bác sĩ chỉ định vào tuần thứ 21 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Tuy nhiên, độ chính xác của kết quả chẩn đoán dị tật bẩm sinh về thận phụ thuộc rất lớn vào thiết bị máy móc, trình độ và khả năng phân tích của các bác sĩ siêu âm.

siêu âm phát hiện dị tật bẩm sinh thận

Siêu âm giúp phát hiện dị tật thai nhi bẩm sinh về thận từ trong bụng mẹ. Thời điểm thích hợp để tiến hành xét nghiệm này là tuần thứ 21 đến tuần thứ 24 của thai kỳ.

4. Khi mẹ được chẩn đoán dị tật bẩm sinh về thận thì phải làm sao?

Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán thai nhi mắc dị tật bẩm sinh về thận. Lúc này, mẹ cần bình tĩnh và nghe theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn để có quyết định chính xác nhất.

Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, chăm sóc của mẹ bầu trong thai kỳ có tác động rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ nên lưu ý:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần có thực đơn đủ dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt, để phòng ngừa các dị tật thai nhi bẩm sinh, mẹ nên ăn súp lơ, quả bơ, thịt bò…để bổ sung đủ 400mcg Acid folic mỗi ngày.
  • Không sử dụng chất kích thích: Mẹ nên tránh xa thức uống có hại như: rượu, bia, cafe,... khói thuốc lá - đây đều là những tác nhân khiến thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ: Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường yếu đi, mẹ dễ mắc các bệnh cúm, sốt, ngạt mũi…Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc sẽ đi qua hàng rào nhau thai, làm tăng tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu theo dõi được những thay đổi của thai nhi qua từng tuần tuổi, để sớm phát hiện những bất thường liên quan đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Từ đó, mẹ lắng nghe tư vấn của bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp.

Bài viết trên đã giúp mẹ hiểu rõ các dị tật bẩm sinh về thận thường gặp ở thai nhi và cách phát hiện sớm những dị tật này. Ngoài dị tật thận, thai nhi có thể mắc các dị tật khác như: hội chứng Down (do thừa nhiễm sắc thể số 21), hội chứng Patau (do thừa nhiễm sắc thể số 13)...Và NIPT Illumina là phương pháp toàn diện để phát hiện các dị tật thai nhi bẩm sinh do bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Để được tư vấn miễn phí về dịch vụ khám sàng lọc trước sinh NIPT của GENTIS, mẹ liên hệ trực tiếp với GENTIS thông qua tổng đài 0988 00 2010.

Từ khóa » Thiếu 1 Quả Thận Bẩm Sinh