4 Trường Hợp được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt
Có thể bạn quan tâm
Căn cứ vào Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thông tư 195/2015/TT-BTC, trong 4 trường hợp sau đây, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp.
Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu
Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:
- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu, được tái xuất ra nước ngoài;
- Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế;
- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu;
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài;
- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế;
4 trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB;
- Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại, có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu
Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa
Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.
Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền
- Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định. Xem thêm: Đối tượng nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2019?
hieuluat.vn
Từ khóa » Khi Nào được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt
-
Được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt Trong Trường Hợp Nào? Hồ Sơ ...
-
Các Trường Hợp được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt - Doanh Nghiệp
-
Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt - Luật Phamlaw
-
Quy định Về Các Trường Hợp được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt
-
Hoàn Thuế, Khấu Trừ Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt - Tư Vấn Kế Toán Thuế
-
5 Trường Hợp được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt - Tin Tức Kế Toán
-
Các Trường Hợp được Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt - Kế Toán Hà Nội
-
NHỮNG TÌNH HUỐNG ĐƯỢC HOÀN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
-
Pháp Luật Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt Và Kiến Nghị, đề Xuất Hoàn Thiện Quy ...
-
Quy định Hoàn Thuế, Khấu Trừ Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt
-
Các Trường Hợp Hoàn Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt
-
Điều Kiện Khấu Trừ Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt - Trogiupluat
-
Gỡ Vướng Về Việc Hoàn Thuế Thuế Tiêu Thụ đặc Biệt đối Với Hàng Sản ...
-
Toàn Văn - Bộ Tài Chính